Tester là gì? Vai trò của các tester trong những dự án?

10

Đối với mỗi một công ty trước khi đưa một sản phẩm đến tay khách hàng thì sản phẩm phải trải qua quá trình kiểm tra chất lượng. Và trong lĩnh vực CNTT cũng vậy, các sản phẩm như website/phần mềm trước khi phát hành cũng phải được kiểm tra bởi những tester chuyên nghiệp. Vậy tester là gì? Vai trò của tester trong dự án như thế nào? Bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tham khảo chi tiết nhé!

Tester là gì,Vai trò của các tester

Tester chính là người sẽ chịu trách nhiệm cho việc kiểm định, thử nghiệm chạy các sản phẩm mới.

Tìm hiểu về khái niệm tester là gì? 

Tester được hiểu chính là những người có nhiệm vụ thực hiện các công việc như kiểm tra lỗi để giúp đảm bảo phần mềm hoặc website hoạt động trơn tru nhất khi đến tay khách hàng. Tester chính là người sẽ chịu trách nhiệm cho việc kiểm định, thử nghiệm chạy các sản phẩm mới, các tính năng mới để đánh giá xem tính khả dụng có tốt không. 

Họ cũng chính là những người tìm ra các lỗi errors hay các bugs mà người sử dụng có thể gặp phải. Vì thế, hiểu theo một cách đơn giản thì vai trò mà một tester đó chính là kiểm tra dùng thử các sản phẩm và báo cáo những vấn đề mà sản phẩm đó có thể gặp phải và tìm cách cải thiện. 

Công việc của một Tester là gì?

Các tester cần phải đảm bảo chất lượng của các sản phẩm phần mềm được sản xuất trước khi ra mắt người dùng. Tester sẽ giúp đảm bảo cho các sản sẽ đạt chất lượng tốt nhất trước khi cung cấp đến tay người tiêu dùng.

Tester cũng là người giữ vai trò hỗ trợ loại bỏ các rủi ro cũng như các lỗi kỹ thuật có thể xảy ra đối với sản phẩm phần mềm. Để làm được điều đó, họ sẽ tiến hành thực hiện kiểm thử đối với các dự án CNTT bất kỳ. Từ đó sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sửa chữa và bảo trì dài hạn. 

Nếu sớm phát hiện được các lỗi trong giai đoạn testing trước đó sẽ giúp cho chi phí sửa chữa thường sẽ thấp hơn. Tester sẽ là những người có nhiệm vụ loại bỏ được mọi rủi ro để đảm bảo cho chất lượng sản phẩm nhằm mang lại sự hài lòng triệt để cho khách hàng.

>>>Tham khảo thêm dịch vụ:

Tester là gì,Vai trò của các tester

Tester cần thực hiện rất nhiều thao tác khác nhau để kiểm thử sản phẩm tốt nhất.

Muốn làm tester phải đáp ứng những yêu cầu gì?

Nếu các bạn muốn làm Tester thì phải đáp ứng một số yêu cầu dưới đây:

    • Phải cách biết phân tích và ghi nhận lại các vấn đề xảy ra sau đó cung cấp phản hồi một cách thích hợp nhất. 
    • Liên tục cập nhật kiến thức về kỹ thuật của cơ sở hạ tầng mà các dự án mang đến. Ví dụ như: cập nhật ngôn ngữ, cơ sở dữ liệu, trình duyệt…
    • Biết cách làm việc với những công cụ tự động hóa và tập lệnh thông minh giúp nhanh chóng tiết kiệm thời gian. 
    • Hỗ trợ kiểm tra lại các code một cách kỹ càng từ đó phát hiện sớm các bugs để sửa chữa. 
    • Phân tích kỹ và tìm ra những ưu điểm và nhược điểm của các kế hoạch một cách cụ thể. Từ đó sẽ phân tích và tìm ra những rủi ro có liên quan đến giao diện của sản phẩm và từng thành phần
    • Lên kế hoạch dành cho các chiến lược của các thử nghiệm, thực hiện những thử nghiệm đó, tìm các vấn đề còn tồn tại của sản phẩm và tìm cách khắc phục.
    • Tìm hiểu kỹ càng hơn về sản phẩm và kiểm tra sản phẩm đã được hoàn tất một cách chỉn chu hay chưa?
Tester là gì,Vai trò của các tester

Tester đóng vai trò rất quan trọng trong dự án.

Vai trò của tester phần mềm và tester trong dự án

Vai trò của một Tester rất quan trọng. Trong một dự án, họ đóng vai trò ngang bằng với lập trình viên. Công việc kiểm thử phần mềm của tester so với công việc phát triển phần mềm cũng quan trọng không kém. Tham khảo dưới đây để biết công việc của một tester có vai trò quan trọng như thế nào? 

Vai trò của Tester khi kiểm thử phần mềm

Công việc chính của người kiểm thử phần mềm đó chính là kiểm tra, tìm kiếm các lỗi của phần mềm, ứng dụng. Sau đó, họ sẽ xác minh, thẩm định xem liệu phần mềm đó đã đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như yêu cầu nghiệp vụ hay chưa? Dưới đây là những trách nhiệm cao cả của nhân viên tester kiểm thử phần mềm: 

Thứ nhất, tester sẽ là người chịu trách nhiệm về tính hiệu quả và chi phí của sản phẩm. Họ sẽ kiểm thử phần mềm và giúp phát hiện các lỗi của phần mềm để sửa chữa ngay từ đó giảm chi phí cho quá trình vận hành sau này. 

Thứ hai, họ sẽ giữ trách nhiệm bảo mật. Các sản phẩm sau khi được kiểm thử sẽ phát hiện ra lỗi sẽ giúp loại bỏ hết các rủi ro. Điều này sẽ giúp làm tăng độ an toàn và bảo mật cho sản phẩm. Đối với các sản phẩm về công nghệ và phần mềm thì việc bảo mật hết sức quan trọng. Nên tester sẽ chính là người chịu trách nhiệm giúp hoàn thiện nhất sản phẩm và tránh những lỗ hổng bảo mật đáng tiếc xảy ra.

Thứ ba, tester sẽ chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Họ sẽ là người đảm bảo sản phẩm  khi đưa đến tay khách hàng phải đạt đủ các yêu cầu của khách hàng về mặt: hình thức, giao diện, cấu trúc, tính năng,…

Thứ tư, tester cũng là người chịu trách nhiệm tạo dựng niềm tin từ phía khách hàng. Khi bạn có một sản phẩm càng chỉn chu và càng hoàn thiện sẽ giúp tạo ra những trải nghiệm tốt nhất với người dùng, từ đó sẽ giúp tạo niềm tin và uy tín với khách hàng và đối tác.

Tester là gì,Vai trò của các tester

Vai trò của Tester trong các dự án

Tester sẽ là người trực tiếp tham gia thực hiện tất cả các công việc, gánh vác các “trách nhiệm” liên quan đến sản phẩm trong các dự án. Cụ thể: 

Tester sẽ là người nắm rõ nhất các kiến thức, các kĩ thuật liên quan trực tiếp đến quá trình kiểm thử phần mềm. Từ đó sẽ giúp họ đánh giá để đưa ra thông số kỹ thuật phù hợp nhất cho sản phẩm.

Tester cũng là người chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc xác định điều kiện kiểm thử, thiết kế kiểm thử và thực hành kiểm thử. Ngoài ra, các Tester có thể tham gia vào quá trình thiết lập môi trường kiểm thử và đưa ra các đặc tả cho quy trình cũng như dữ liệu kiểm thử.

Các Tester còn có nhiệm vụ ghi lại những kết quả đánh giá và kiểm thử khi tìm thấy lỗi. Từ đó họ đóng vai trò giám sát và đảm bảo việc thu thập các số liệu liên quan đến hiệu suất công việc. Các sản phẩm được kiểm tra và bàn giao chính xác khi tới tay khách hàng.

Tạm kết:

Trên đây chúng tôi đã giúp các bạn hiểu được tester là gì? Và vai trò của họ trong các dự án như thế nào? Hy vọng SEO PLUS sẽ giúp các bạn có thể sử dụng vị trí này một cách hợp lý nhất. 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận