Permalink là gì? Hướng dẫn cách sửa lỗi permalink trong wordpress
Từ lâu, Permalink đã được coi là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong SEO. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách thiết lập và sửa lỗi permalink trên wordpress. Trong bài viết dưới đây, SEO PLUS sẽ chia sẻ với các bạn Permalink là gì? Và hướng dẫn cách sửa lỗi permalink trong wordpress nhé!
Nội dung chính
Permalink là gì?
Permalink chính là một thuật ngữ riêng được sử dụng trong WordPress. Nó còn được gọi với tên gọi khác là liên kết tĩnh hoặc liên kết vĩnh viễn. Loại đường dẫn này là đường dẫn (URL) của một trang web, bài viết, chuyên mục. Các bạn cần lưu ý rằng trong suốt quá trình xây dựng website, Permalink không được thay đổi.
Permalink chính là phần giúp người dùng khi nhìn vào đường dẫn này sẽ biết được nội dung của link là gì. Nó cũng là yếu tố giúp cho website của bạn trở nên đáng tin cậy với người dùng. Ngoài ra, đơn giản hơn các bạn có thể hiểu Permalink chính là cấu trúc của các đường link (đường dẫn) trên website. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về Permalink, chúng tôi sẽ giới thiệu hai ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về đường dẫn cho các bạn tham khảo:
- Đường dẫn thân thiện sẽ có dạng: http://www.tenmien.com/duong-dan-than-thien.html/
- Đường dẫn bằng ID có dạng rút gọn như sau: www.tenmien.com/?p=134
Khi chúng ta nhìn vào hai liên kết bên trên, các bạn chắc chắn sẽ cảm thấy tin tưởng với kiểu dẫn thân thiện hơn là kiểu đường dẫn bằng ID đúng không? Nguyên nhân vì đường dẫn thân thiện sẽ giúp các bạn có thể hình dung ra được nội dung khái quát của bài viết là gì. Nhưng đối với bộ máy tìm kiếm yêu thích phiên bản đầu tiên hơn là thứ hai. Đó là lợi ích của Permalink.
Các dạng Permalink trong WordPress
Trên thực tế có nhiều dạng Permalink được sử dụng trong WordPress. Và dưới đây là một số dạng liên kết cơ bản cho các bạn tham khảo:
Permalink Default (mặc định)
Permalink mặc định chính là dạng sử dụng ID của post hoặc page để lấy dữ liệu nên truy vấn trên cơ sở dữ liệu nhanh và ít tốn tài nguyên nhất. Nhưng loại cấu trúc Permalink này chưa được tối ưu nên nó không tốt cho SEO. Chính vì vậy, chúng ta không nên chọn dạng này làm Permalink cho website.
Permalink Day and Name (ngày và tên bài viết)
Cấu trúc của dạng đường dẫn Permalink này bao gồm: ngày-tháng đăng bài và tên bài viết. Cụ thể, đầu tiên hệ thống sẽ tự động tìm kiếm những bài viết theo năm, kế tiếp là bài viết theo tháng, rồi đến bài đăng theo ngày và cuối cùng là tìm đến bài đăng có tên thích hợp.
Đối với dạng permalink theo ngày này sẽ mang đến ưu điểm là bài viết mới thường sẽ được người dùng click nhiều hơn. Tuy nhiên về lâu về dài, họ lại có xu hướng bỏ qua các bài viết cũ và tìm kiếm các bài mới hơn.
Permalink Month and Name (tháng và tên bài viết)
Permalink theo dạng này thường có cấu trúc khá giống với dạng ngày. Nhưng tên của nó đã được rút ngắn với bước tìm kiếm trong hệ thống truy vấn. Tuy nhiên với số lượng bài viết mỗi ngày nhiều hơn thì các bạn không cần thiết phải có bước tìm kiếm ngày và tài nguyên bị tiêu tốn cũng sẽ giảm.
Permalink Numeric (Chuỗi mã bài viết)
Permalink dạng này sẽ sử dụng ID để lấy dữ liệu giống như dạng mặc định. Tuy nhiên, điểm khác biệt nhất ở dạng này đó là cấu trúc của dạng này trông gọn gàng hơn rất phù hợp để tối ưu SEO.
Permalink Post name (Tiêu đề bài đăng)
Cấu trúc của Permalink dạng này sẽ chứa các nội dung là hiển thị tên bài viết trên đường dẫn. Đây là một trong những dạng Permalink rất phổ biến vì nó ngắn gọn và dễ hiểu. Dạng permalink này rất thích hợp với những trang web thường thường hoặc những site cá nhân có ít bài viết.
Permalink Custom Structure (Tùy biến)
Dạng Permalink tùy biến sẽ cho phép các bạn có thể chọn Permalink theo sở thích. Dạng tùy biến thực chất là một dạng tổng hợp của tất cả các định dạng nói trên. Nhưng có thêm sự mở rộng các tùy biến khác do bạn tự định nghĩa. Dạng tùy biến này rất thích hợp cho những website đề cập đến tin tức, thương mại điện tử, những trang này có hàng nghìn bài đăng… nên cần tùy biến để tránh trường hợp trùng lặp.
Các lựa chọn tuỳ biến Permalink cho các bạn tham khảo:
- %year% – Năm, ví dụ 2022.
- %monthnum% – Tháng, ví dụ 07
- %day% – Ngày, ví dụ 29
- %hour% – Giờ, ví dụ 17
- %minute% – Phút, ví dụ 43
- %second% – Giây, ví dụ 54
- %postname% – Tên tiêu đề bài viết được viết không dấu, bao gồm dấu “-” khoảng trắng. ví dụ: /permalink-la-gi/
- %post_id% – ID bài viết, ví dụ 678
- %category% – Tên chuyên mục được đặt không dấu, bao gồm dấu “-” khoảng trắng. ví dụ: /tintuc/
- %author% – Tên tác giả. Ví dụ: HuyenThuong
Vậy nên chọn dạng permalink nào?
Hiện nay có 2 loại permalink được xem là lựa chọn tối ưu cho các trang web. Cụ thể như sau:
Permalink dạng tiêu đề bài đăng: Hiện nay Permalink dạng tiêu đề bài đăng rất được ưa chuộng vì nó ngắn gọn và dễ hiểu. Dạng Permalink này rất thích hợp được sử dụng với những trang web thông thường hoặc những site cá nhân có số lượng bài viết ít.
Permalink dạng Tùy biến: Dạng permalink này rất thích hợp dành cho những website tin tức, thương mại điện tử… Những site này có hàng nghìn bài đăng nên cần đặt theo dạng tùy biến để tránh trùng lặp Permalink.
Ví dụ: Vnexpress.net hiện đang là trang tin tức hàng ngày lớn nhất ở Việt Nam hiện nay. Hàng ngày trên trang này có đến hàng hàng trăm nghìn Permalink. Chính vì thế họ thường sử dụng Permalink dạng Tùy biến với: %category% + %postname% + %post_id%
Tương tự, Điện máy xanh cũng là một trang thương mại và điện tử có số lượng bài viết rất đồ sộ. Họ phân chia bài viết theo danh mục hàng hóa là tối ưu. Nên dienmayxanh.com cũng dùng Permalink dạng Tuỳ biến với %category% + %postname%
Permalink chuẩn SEO cần đảm bảo những yếu tố gì?
Một permalink chuẩn SEO cần phải đảm bảo những yếu tố sau đây:
Permalink chuẩn SEO phải chứa từ khóa
Để một Permalink chuẩn SEO thì nhất định trong cấu trúc của nó phải chứa từ khóa chính của toàn bài. Cụm từ khóa đó phải được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bài viết. Ví dụ: Từ khóa chính của bạn là Cách trị nám thì chắc chắn cụm từ Cách trị nám phải được xuất hiện trong URL của Permalink chuẩn SEO.
Permalink càng ngắn gọn càng tốt
Cấu trúc của 1 permalink chuẩn SEO có độ dài ngắn gọn và súc tích sẽ giúp thu hút người xem hơn so với các permalink có độ dài chi tiết. Một bài viết sẽ có nhiều từ khóa khác nhau. Nhưng không phải tất cả các từ khóa đều cần xuất hiện trên URL. Các bạn nên chọn 1 số từ khóa tiêu biểu có thể truyền tải được đúng nội dung của bài viết. Điều này sẽ kích thích bạn theo dõi và thu hút được sự chú ý của cộng đồng.
Permalink cần có ý nghĩa cụ thể
Bạn cần phải đặt Permalink có chủ đề bao quát nhưng không nên quá rộng để người đọc có thể dễ dàng đọc và nhận biết được chủ đề cụ thể của bài viết. Ví dụ: Nếu để tiêu đề là Trị Nám thì rất chung chung nên các bạn có thể đặt Permalink cụ thể hơn bằng cách Trị Nám bằng chanh để tăng độ chuẩn SEO. Đồng thời, bài viết như vậy cũng thu hút được đối tượng người đọc một cách cụ thể và dành sự quan tâm đến vấn đề mà họ đang quan tâm.
Điều cuối cùng tôi muốn nhắn nhủ với bạn. Tất cả những tiêu chuẩn về thiết lập Permalink chuẩn SEO chỉ là tương đối. Hãy thiết lập Permalink theo cách riêng của bạn với tiêu chí đơn giản và dễ hiểu là được.
Hướng dẫn setting permalink trong wordpress
Để giúp các bạn có thể thiết lập được link Permalink trong WordPress, các bạn cần phải thực hiện theo những bước sau đây:
Bước 1: Truy cập vào trang quản trị của WordPress
Bước 2: Bên phải có cột Menu click chọn Settings > Permalinks
Lúc này, bạn sẽ thấy hiện ra các thiết lập phổ biến:
- Default: Cấu trúc đường dẫn dạng ID mặc định.
- Day and name: Cấu trúc đường dẫn có chứa ngày,tháng, năm đăng bài và tên bài viết.
- Month and name: Cấu trúc đường dẫn hiển thị tháng, năm và tên bài viết.
- Numeric: Cấu trúc đường dẫn hiển thị số ID của bài viết.
- Post name: Cấu trúc đường dẫn chỉ hiển thị tên bài viết.
- Custom Structure: Đây là cấu trúc đường dẫn dạng tùy chỉnh.
Bước 2: Cài đặt các thiết lập tùy chọn không bắt buộc
Bạn có thể truy cập vào Optional để sửa các thiết lập tùy chọn không bắt buộc.
- Category base: Cấu trúc đường dẫn của trang category sẽ được mặc định với cấu trúc là http://tenmien.com/category/tên-category/. Ví dụ: Các bạn cần làm cấu trúc cho chuyên mục tin tức có thể điền “tin-tuc” vào đây thì nó sẽ hiển thị link 1 chuyên mục là http://domain/tin-tuc /tên-category.
- Tag base: Cũng tương tự như cấu trúc Permalink ở trên. Đây là dạng cấu trúc tùy chỉnh theo đường dẫn của trang tag. Cấu trúc này sẽ mặc định nó sẽ là http://domain/tag/tên-tag/. Ví dụ bạn có thể điền “Muc” (Mục) vào đây thì nó sẽ hiển thị là http://tenmien.com/muc/tên-tag.
Bước 3: Sau khi các bạn hoàn tất những bước cài đặt ở trên hãy nhấn vào nút Save changes để lưu lại các cài đặt Permalink trong WordPress. Đồng thời các bước cài đặt này sẽ được áp dụng thay đổi ngay lập tức.
Những lưu ý khi thiết lập Permalink chuẩn SEO
Trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn cho các bạn cách thiết lập đường dẫn Permalink chuẩn SEO. Khi thiết lập loại đường dẫn này các bạn cũng cần lưu ý một số yếu tố sau:
- Permalink cần chứa từ khóa chính được đề cập trong bài đăng.
- Cấu trúc Permalink phải càng ngắn gọn càng tốt
- Các bạn nên chọn dấu gạch ngang thay vì gạch dưới khi viết cấu trúc Permalink.
- Các bạn nên bỏ các “stop word” khỏi liên kết tĩnh (chẳng hạn như “is”or”are”).
- Sau khi đã xuất bản permalink, các bạn không bao giờ thay đổi sau khi xuất bản.
- Permalink cũng phải đề cập đến một ý nghĩa cụ thể của bài viết.
Sửa lỗi permalink trong wordpress
Thông thường trong quá trình tối ưu hóa website làm SEO, các bạn thay đổi Permalink để tối ưu Seo. Nên nhiều khả năng các link đó sẽ bị lỗi 404. Khi gặp hiện tượng lỗi 404, các bạn cần phải khắc phục nhanh vấn đề này nếu không sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của website trên Google. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn một số cách sửa lỗi permalink trong wordpress hiệu quả:
Cách sửa lỗi Permalink bị 404 bằng plugin
Ngoài cách sửa lỗi Permalink truyền thống như ở trên, các bạn có thể tham khảo cách sửa lỗi Permalink bị 404 bằng Plugin Simple 301 Redirects.
Bước 1: Tiến hành cài đặt xong Plugin Simple 301 Redirects
Các bạn hãy truy cập vào trang: Quản trị > Gói mở rộng > Cài mới. Tìm kiếm và cài đặt Simple 301 Redirects.
Bước 2: Thay đổi Đường dẫn tĩnh
Tiếp theo, bạn truy cập vào Settings > Permalinks và thay đổi cấu trúc đường dẫn tĩnh theo ý muốn của bạn. Ghi nhớ cấu trúc cũ và mới để sử dụng trong bước tiếp theo.
Bước 3: Cách thay đổi đường dẫn Permalink bằng Simple 301 Redirects.
- Điền cấu trúc permalinks cũ vào mục “Request”.
- Điền cấu trúc permalinks mới vào mục “Destination”.
Click vào nút “Save Changes” để lưu lại các thiết lập khi các bạn đã thiết lập Permalink xong.
Cách sửa lỗi Permalink 404 bằng cách cài lại WordPress Permalinks
Một trong những vấn đề hay gặp nhất trong lỗi 404 ở WordPress đó chính là do cách tạo ra your permalinks. Để sửa lỗi permalink từ trong trang admin của WordPress, chuyển tới mục Settings › Permalinks. Sau khi đã truy cập vào trong phần này, các bạn có thể tiến hành ghi chú lại cấu hình mà trang WordPress đang sử dụng.
Tiếp theo, bạn cần thay đổi nó một tạm thời để thiết lập lại cấu trúc permalink, nhưng bạn sẽ đổi lại nó ngay như cũ. Bây giờ, bạn hãy chọn phương pháp Plain trong phần Common Settings, rồi nhấn nút Save dưới cùng của trang:
Lúc này trang sẽ được tải lại rồi sau đó bạn cứ tiếp tục và chọn loại permalink cũ mà đang ghi chú, rồi lưu lại lần nữa. Như vậy là các bạn đã thiết lập lại cấu trúc WordPress permalink. Tiếp theo, bạn hãy thử mở website lên xem lỗi 404 đã biến mất chưa. Nếu đã biến mất, vậy là xong rồi đó.
Cách sửa cấu trúc Permalink bằng việc khôi phục lại file .htaccess
Khi các bạn đã thay đổi đến cấu trúc permalink của WordPress, thì chúng ta sẽ được lưu dưới file gọi là .htaccess. File này sẽ giúp các bạn kiểm soát cách WordPress tương tác với server, cũng như cách nó tạo ra URLs cho trang web.
Các bạn có thể truy cập vào website qua FTP hoặc File Manager và chuyển tới thư mục root của WordPress. Thư mục root WordPress chính là thư mục chứa bản cài đặt WordPress và nó thường nằm ở thư mục chính là public_html hay www, hay tên của website. Các bạn sẽ mở file .htaccess. Nếu bạn dùng FileZilla thì bạn mở file bằng cách click chuột phải vào file và chọn View/Edit. Giờ hãy thay đổi như hướng dẫn bên dưới.
Việc bạn cần làm sử dụng code mặc định của file .htaccess WordPress như sau:
Bước 1: Bạn hãy backup lại nội dung trong file .htaccess cũ và dán đoạn code trên để thay thế phần code tương ứng của file .htaccess là được. Trong File .htaccess này có thể có chứa nhiều code khác nên bạn đừng thay đổi gì đến các code đó.
Bước 2: Sau đó bạn lưu lại thay đổi, FileZilla sẽ hỏi bạn có muốn ghi đè lên file .htaccess không thì chọn đồng ý. Như vậy là đã xong, bạn chỉ cần reset WordPress permalinks thủ công rồi, mà không phải làm gì khó khăn.
Cuối cùng, bạn hãy thử truy cập lại trang WordPress lần nữa. Lúc này, lỗi 404 chắc đã biến mất. Tuy nhiên bạn cần nhập lại cấu trúc permalinks cũ.
Lưu ý: Bạn nên nhớ rằng mình có thể chỉnh permalinks bằng cách truy cập vào dashboard, chọn Settings › Permalinks tab. Các bạn nên chọn cấu trúc link trước khi lỗi 404 hiện ra và lưu lại thay đổi. Giờ mọi thứ đã trở lại bình thường.
Tạm kết:
Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn Permalink là gì? Và cách thiết lập và sửa chữa Permalink trên wordpress như thế nào hiệu quả. Hy vọng sẽ giúp các bạn có thể áp dụng linh hoạt vào việc tối ưu cấu trúc wordpress hiệu quả hơn.