Phân biệt redirect 301 và 302. Nó tác động đến SEO như thế nào?

10

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp định nghĩa về redirect 301 và 302, từ đó giúp bạn có cái nhìn tổng quan về cách sử dụng phù hợp với từng loại redirect.

Có nhiều cách để redirect một trang web hoặc toàn bộ trang web, trong đó có hai cách chính bao gồm HTTP response status codes 301 hoặc 302. Việc lựa chọn đúng cách thức để redirect trang web rất quan trọng đối với SEO vì nếu lựa chọn phù hợp, trang web của bạn sẽ được gửi tín hiệu đến Google về cách phản hồi trang web được redirect, bao gồm cả việc có coi trang đó là trang chính tắc (canonical page) hay không .

Mặc dù Google luôn không ngừng phát triển cách thức xử lý tín hiệu, nhưng cách thức xử lý được cung cấp bởi response codes 301 và 302 sẽ không thay đổi. Và trong bài viết dưới đây, SEO PLUS sẽ giúp bạn tìm hiểu công dụng của redirect 301 và 302, khi nào sử dụng mỗi loại redirect và cách thức chúng tác động đến SEO,..

redirect 302

HTTP Response Status Codes

HTTP Response Status Codes (Code trạng thái phản hồi HTTP) có chức năng thông báo cho trình duyệt biết trạng thái của yêu cầu đối với một trang web. Khi trình duyệt yêu cầu một trang web từ server, server sẽ gửi phản hồi đến trình duyệt để trình duyệt đó biết được yêu cầu đó có được phê duyệt hay không.

Có năm loại HTTP Response Status Codes, bao gồm: 

  1. Information responses / Phản hồi thông tin
  2. Successful responses / Phản hồi thành công
  3. Redirects / Điều hướng
  4. Client errors / Lỗi phía client
  5. Server errors / Lỗi phía máy chủ

Redirect 301 và 302 là gì?

Một redirect response status code được coi là một thông báo từ server đến trình duyệt nhằm thông báo cho trình duyệt biết rằng trang web không còn tồn tại tại URL được yêu cầu; thông báo cho trình duyệt rằng trang web được yêu cầu đã chuyển đến một URL khác hoặc server hiện đang redirect trình duyệt đến trang web được yêu cầu tại vị trí mới.

Có rất nhiều lý do để redirect một trang web, trong đó bao gồm:

  • Cần lựa chọn canonical URL giữa WWW và non-WWW.
  • Sở hữu một website hoặc page mới.
  • Buộc trình duyệt sử dụng HTTPS khi truy cập bằng HTTP.
  • Trang web cũ đang trong thời gian sữa chữa, bảo trì

Mục đích của redirect sẽ quyết định bạn chọn loại redirect nào. Nếu chọn sai, loại redirect đó hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến SEO của bạn, trong khi nếu lựa chọn chính xác redirect, ít nhất bạn sẽ duy trì được thứ hạng SEO hiện tại của mình.

redirect 302

Redirect 301 là gì?

Redirect 301 sẽ gửi thông báo đến các công cụ tìm kiếm về việc một trang web hoặc trang page đã được di chuyển dài hạn, có thể là trong khoảng một năm hoặc lâu hơn. (Google gần đây đã khuyến nghị giữ nguyên redirect 301 trong ít nhất một năm). Sau khoảng thời gian đó, hãy kiểm tra xem mọi người có còn được redirect đến trang web của bạn hay không. Nếu có, hãy tìm hiểu xem redirect đó đến từ đâu và cố gắng sửa nguồn trước khi bạn hủy redirect.

Khi nào nên sử dụng redirect 301?

Nhiều người sử dụng redirect 301 khi tiến hành mua các domain giúp họ redirect đến domain chính của họ. Ví dụ: bạn có thể sử dụng redirect 301 với các domain sai chính tả của một thương hiệu hoặc các biến thể của tên domain.

Việc sử dụng redirect 301 rất thích hợp nếu bạn từng tiến hành hợp nhất hai trang web với nhau hoặc có các URL lỗi thời vì một lý do bất kỳ nào đó. Ngoài ra, redirect 301 cũng rất hữu ích khi sử dụng để thiết lập domain nào là trang web mặc định của bạn: “www.example.com” hay chỉ “example.com”?

Redirect 302 là gì?

Redirect 302 cho phép các công cụ tìm kiếm biết rằng một trang web hoặc trang page đã được di chuyển tạm thời.

Khi nào nên sử dụng redirect 302?

Bạn nên sử dụng redirect 302 nếu bạn đang muốn chuyển hướng người dùng đến một trang web hoặc trang page mới trong một khoảng thời gian ngắn, chẳng hạn như khi bạn đang thiết kế lại hoặc cập nhật trang web của mình. Vì vậy, hãy lưu ý chỉ nên sử dụng redirect 302 nếu bạn đang có kế hoạch đưa trang cũ trở lại hoặc thiết lập một trang mới.

Bạn cũng có thể sử dụng redirect 302 nếu bạn muốn thử nghiệm một trang mới và nhận được feedback của người tiêu dùng mà không ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn từ trang gốc.

Redirect 301 & 302 tác động đến SEO như thế nào?

Khi sử dụng redirect 301, Google sẽ xóa trang cũ của bạn khỏi index của Google và hầu hết giá trị (vốn liên kết) từ trang đó sẽ được chuyển hướng sang trang mới.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bất cứ khi nào bạn di chuyển một trang từ URL này sang URL khác, các công cụ tìm kiếm sẽ mất một khoảng thời gian để nhận thấy sự thay đổi – và do đó có thể những tác động/thay đổi nhất định đến thứ hạng SEO của bạn. Song, khoảng thời gian này tương đối ngắn và nếu được sử dụng đúng cách, redirect 302 sẽ không ảnh hưởng đến SEO của bạn.

Khi bạn chọn loại redirect này, trang gốc vẫn sẽ được index trong Google và không có giá trị liên kết nào được chuyển sang URL mới vì Google biết đây chỉ là sự chuyển hướng tạm thời và mọi thứ hạng, giá trị traffic và quyền hạn trang của bạn vẫn sẽ được giữ nguyên. Nói chung, khi một trang web hoặc trang page mới được tạo sẽ không chuyển bất kỳ giá trị nào đã được tích lũy lâu dài từ trang web hoặc trang web cũ.

Vì vậy, các vấn đề chỉ phát sinh nếu bạn không thể phân biệt sự khác nhau giữa redirect 301 và 302 cũng như các tình huống thích hợp để sử dụng cả hai. VD: Lựa chọn 302 để redirect một trang web vĩnh viễn.

redirect 302

Cách thực hiện redirect

Theo Google, việc thiết lập redirect từ phía server sẽ yêu cầu quyền truy cập vào tệp cấu hình máy chủ (ví dụ: tệp .htaccess trên Apache) hoặc thiết lập tiêu đề redirect bằng các tập lệnh phía sever (ví dụ: PHP), cho nên bạn hoàn toàn có thể tạo cả redirect vĩnh viễn và tạm thời từ phía server.

Nếu server của bạn không chạy trên Apache, bạn sẽ phải liên hệ với server của mình để được hướng dẫn. Còn nếu trang web của bạn sử dụng WordPress, bạn hoàn toàn có thể tận dụng các plugin sau để dễ dàng redirect:

  • Redirect : Plugin dành cho redirect 301 và error 404.
  • Simple 301 Redirects: Plugin chỉ hoạt động trên redirect 301 trên wordpress.

Redirect tác động đến Khả năng hiển thị Tìm kiếm

Mặc dù có tới 9 redirect response code mà server có thể gửi đến trình duyệt, thế nhưng 301 và 302 HTTP response status codes vẫn là 2 loại được sử dụng thường xuyên nhất. Hãy hiểu đúng và biết cách chọn đúng loại redirect phù hợp với mục đích SEO của bạn để giúp Google xếp hạng trang web của bạn một cách tốt nhất.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận