Remarketing là gì? Cách remarketing hiệu quả trong marketing
Trong các chiến dịch marketing, remarketing được xem là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Kỹ thuật này sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng cường bám đuôi khách hàng nhắc nhở về sản phẩm và cách thức mua hàng như thế nào. Vậy Remarketing là gì? Cách nào giúp remarketing hiệu quả trong marketing của doanh nghiệp?
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết về remarketing là gì? Để từ đó ứng dụng remarketing vào hoạt động marketing của doanh nghiệp hiệu quả hơn.
Nội dung chính
Remarketing là gì?
Remarketing dịch ra là tiếp thị lại. Hình thức marketing này thường được sử dụng nhiều trong các chiến dịch Email Marketing. Mục đích của chiến dịch marketing này đó chính là dùng để gợi ý, nhắc nhở (remind) khách hàng về các hành động đột ngột hủy bỏ hoặc quên thanh toán các sản phẩm có trong giỏ hàng mà họ đã thực hiện trước đó.
Trong quá trình triển khai chiến dịch Marketing, doanh nghiệp cũng sử dụng Remarketing như một chiến lược upsell – giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng hoặc cross sell – bán chéo sản phẩm. Với hình thức marketing này sẽ giúp cho các bạn gia tăng doanh số bán hàng từ nhiều sản phẩm khác nhau.
Bên cạnh đó, Remarketing còn được doanh nghiệp sử dụng để tiếp thị và chăm sóc khách hàng tại các thời điểm và giai đoạn khác nhau trong quá trình sử dụng sản phẩm. Remarketing được dùng để cá nhân hóa để phù hợp với hành vi của từng khách hàng khi họ truy cập vào website/ landing page.
Tầm quan trọng của Remarketing doanh nghiệp
Remarketing chính là một phương thức tiếp thị vô cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích của tiếp thị lại mang đến cho doanh nghiệp như sau:
Không bỏ lỡ khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp
Khách hàng chính là yếu tố quan trọng đầu tiên mà remarketing sẽ mang lại cho doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp gắn kết với những khách hàng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của công ty mà chưa thực hiện hành động mua.Việc tiếp thị lại sẽ giúp khách hàng không quên giá trị doanh nghiệp mang lại cho họ. Từ đó sẽ thúc đẩy hành vi mua sản phẩm, dịch vụ của Bạn.
Tăng cường sự nhận diện về thương hiệu cho doanh nghiệp
Remarketing sẽ được thực hiện bằng cách nhắc đi nhắc lại nhiều lần thông qua quảng cáo tới người dùng. Điều này sẽ giúp cho người dùng nhớ lâu hơn thương hiệu doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp. Remarketing sẽ giúp sản phẩm sâu vào tâm trí người dùng và giúp họ nghĩ đến doanh nghiệp đầu tiên khi sẵn sàng mua sản phẩm, dịch vụ.
Tiếp cận khách hàng với quy mô lớn
Remarketing sẽ giúp các bạn có thể tiếp thị thông điệp quảng cáo, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tốt nhất. Nó có thể giúp bạn tiếp cận với số lượng lớn người dùng internet thông qua mạng hiển thị của Google.
Mang lại hiệu quả tiếp thị cao với chi phí tối ưu
Remarketing nhắm đến đối tượng những khách hàng đã từng truy cập vào website của doanh nghiệp. Họ là những người có sự quan tâm nhất định đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Nên remarketing giúp doanh nghiệp hướng quảng cáo đến đúng khách hàng mục tiêu, cơ hội khách mua hàng cao hơn.
Remarketing nhắm đến đối tượng nào?
Dưới đây là nhóm những đối tượng khách hàng chủ yếu mà các các quảng cáo của doanh nghiệp hướng đến:
– Nhóm khách hàng đã và đang truy cập vào website của bạn nhưng họ lại không thực hiện các hành vi mang tính chuyển đổi (đăng ký, đặt hàng, thanh toán…)
– Nhóm khách hàng đã truy cập vào website của bạn rất nhiều lần.
– Nhóm khách hàng đã từng chi tiêu một khoản tiền nhất định cho các sản phẩm trên site của bạn.
– Nhóm khách hàng đã truy cập vào website của bạn mà không truy cập thông qua các hình thức quảng cáo của Google.
Cách hoạt động của Remarketing
Cách thức hoạt động của Remarketing rất đơn giản, khi bạn truy cập vào bất cứ site nào, bạn sẽ bị lưu cookie trên trang đó. Và cookie chính là một bản ghi được tạo và lưu trên trình duyệt khi người dùng đã truy cập vào một trang web nào đó. Chúng ta hiểu một cách đơn giản đây chính là dấu vết của bạn khi bạn di chuyển đến một nơi nào đó trên internet.
Các dữ liệu cookie này sẽ giúp các Marketer có thể biết khách hàng đã truy cập trang nào, xem những sản phẩm hoặc dịch vụ nào, khách hàng xem bao nhiêu trang và họ ở lại trang đó trong bao lâu…Để tiện theo dõi quá trình hoạt động của khách hàng, doanh nghiệp sẽ gán cho họ một ID mới.
Từ đó những người điều hành và quản trị site đó sẽ chỉ biết là có 1 khách hàng có ID như vậy từng ghé thăm website của họ mà không biết rằng cụ thể đó là ai. Để tóm lại quy trình hoạt động của quảng cáo remarketing, chúng ta hiểu đơn giản như sau:
- Đầu tiên, các bạn sẽ phải nhúng một đoạn mã remarketing vào site của mình (tạm gọi là website A)
- Khi người dùng truy cập vào web của bạn, Cookie của họ sẽ được lưu lại trên trình duyệt của bạn.
- Sau khi mọi người dùng rời khỏi website của bạn, họ sẽ lang thang trên internet, click vào website B (nơi cho phép hiển thị quảng cáo của Google)
- Sau đó Google sẽ căn cứ vào thông tin thu thập trên trình duyệt để hiển thị quảng cáo của web A trên web B.
Những hiệu quả mà doanh nghiệp có thể đạt được với Remarketing (tiếp thị lại) là gì?
Hiện nay, remarketing đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ chiến dịch Digital Marketing của các doanh nghiệp. Dưới đây hãy cùng chúng tôi khám phá xem lợi ích của remarketing là gì:
Gia tăng nhận thức của khách hàng về thương hiệu
Remarketing là chính cách tuyệt vời để các bạn có thể quảng cáo sản phẩm/dịch vụ của bạn đến khách hàng tiềm năng. Có hàng trăm lý do khác nhau khiến cho người dùng chưa thực hiện hành vi chuyển đổi trong lần truy cập đầu tiên của họ. Ví dụ như:
- Họ cần thời gian nghiên cứu thêm
- Họ đang so sánh và cân nhắc giữa sản phẩm này với sản phẩm khác.
- Họ chưa tìm thấy sản phẩm/dịch vụ như mong muốn.
- Họ không cảm thấy bị huyết phục bởi sản phẩm/dịch vụ của bạn
- Họ bị việc khác chen vào làm xao nhãng
Lúc này, remarketing sẽ giúp doanh nghiệp nhắc nhở về sản phẩm hay dịch vụ mà khách hàng đã tham khảo. Việc cho sản phẩm xuất hiện lặp đi lặp lại nhiều lần khắc sâu vào tâm trí khách hàng cùng hình ảnh của thương hiệu sẽ giúp kéo khách hàng truy cập lại vào trang web hay ứng dụng của bạn để đưa ra quyết định mua hàng.
Cá nhân hóa quảng cáo
Các quảng cáo tiếp thị lại được cá nhân hóa để phù hợp với từng người dùng hoặc phát triển dựa trên nhu cầu, hành vi, tương tác cụ thể của khách hàng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Remarketing sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ đến đúng người, đúng thời điểm và gia tăng cơ hội tương tác.
Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi
Theo thống kê cho thấy trung bình chỉ có 2% khách hàng truy cập web lần đầu có hành vi chuyển đổi. Vậy 98% khách hàng còn lại sẽ là đối tượng mục tiêu của Remarketing. Và trong thực tế cho thấy, những khách hàng đã nhìn thấy các quảng cáo Tiếp thị xuất hiện sau đó có khả năng chuyển đổi mua hàng cao hơn 70%.
Tiết kiệm chi phí marketing
Các quảng cáo remarketing của bạn sẽ chỉ hiển thị cho những người muốn xem chúng. Chính vì vậy, tỷ lệ người nhấp vào quảng cáo sẽ cao hơn và bạn sẽ phải chi ít tiền hơn mà vẫn có lưu lượng truy cập chất lượng.
Giành khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh
Remarketing cũng giúp quảng cáo của doanh nghiệp bật lên trên trình duyệt của khách hàng kể cả khi họ đã rời web của bạn đi tìm kiếm một từ khóa cụ thể trên Google. Thậm chí, cả khi họ đang truy cập trang website của đối thủ cạnh tranh thì quảng cáo của bạn vẫn có thể hiển thị nhắc họ quay lại với website bạn để mua hàng.
Cách remarketing hiệu quả trên facebook
Hiện nay, đối tượng người dùng sử dụng facebook ngày càng tăng cao. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn nền tảng mạng xã hội là điều không thể bỏ qua. Dưới đây là 4 bước giúp các bạn thực hiện remarketing trên facebook cho các bạn tham khảo:
Bước 1: Vào trang quản lý Ads facebook
Trước tiên, bạn phải có quyền truy cập vào trang manager Ads. Sau đó, bạn có thể giao diện chính của facebook hoặc có thể vào bằng trang kinh doanh sau khi nhấn “Promote”. Tiếp theo bạn chỉ cần thêm facebook pixel vào trang chính.
Bước 2: Thực hiện các bước thiết lập người xem (custom audience)
Sau khi đã hoàn tất thiết lập facebook pixel ở trên, các bạn cần lựa chọn đối tượng người xem đích ở khu vực góc trái màn hình của Ads Manager. Sau đó, bạn nhấn vào biểu tượng bên cạnh sẽ nhìn thấy Audiences. Ở phần này, bạn có thể tùy chọn custom audience của mình, bạn có thể căn cứ vào nội dung, vào đối tượng mà bạn cần hướng đến để lựa chọn.
Cuối cùng lúc bạn đã đặt địa chỉ trang web thành công, toàn bộ thông tin về custom audience của bạn sẽ được lưu lại và lúc này fb sẽ hướng nội dung tiếp cận đến đối tượng khách hàng đích đó cho bạn. Và thời gian để các bạn có thể thấy được hiệu quả là khoảng 24h.
Bước 3: Tạo chiến dịch (campaign)
Sau khi các bạn đã xác định được khách hàng đích thành công đó là tạo và hoàn tất campaign. Tiếp theo bạn nhấn tạo chiến dịch. Mục tiêu remarketing chính là chọn đưa người dùng tới website của bạn. Sau đó, fb của bạn sẽ được điều hướng đến trang Ad set. Ở mục này, các bạn tiếp tục chọn những thông tin mà bạn cần tối ưu như: đối tượng tiếp cận, thông tin về ngân sách , về vị trí hiển thị và sự phân bổ trong chiến dịch này.
Để giúp quảng cáo tăng khả năng tiếp cận được tối ưu hơn, bạn nên chọn các yếu tố càng chi tiết liên quan như vị trí địa lý, tuổi, giới tính, ngôn ngữ, sở thích. Các bạn cần phải quan sát và xem xét kiểu đối tượng khách hàng mục tiêu hoặc những người đã mua hàng để có thể bắt đầu thu gọn danh sách, tối ưu hiệu quả.
Bước 4: Tạo quảng cáo (ads)
Bước cuối cùng mà các bạn cần thực hiện đó là tạo quảng cáo. Ở bước này, các bạn có thể tự chỉnh sửa các lựa chọn mà bạn đã thiết lập trước đó. Và điều chỉnh quan trọng nhất chính là hình ảnh và nội dung. Các bạn lưu ý nên lựa chọn những hình ảnh đơn giản, câu chữ tự nhiên, gần gũi nhưng đảm bảo đúng chủ đề web và ưu tiên hệ trên newsfeed.
Bạn có thể sử dụng chi phí tiết kiệm phụ thuộc vào ngân sách của bạn và mục đích của bạn. Chiến dịch đầu tiên có thể chưa cho kết quả ưng ý nhưng sẽ là bài học để cải thiện lại những lần thực hiện tiếp theo.
Ưu và nhược điểm của một chiến dịch Remarketing là gì?
Khi lựa chọn bất cứ một hình thức marketing nào các bạn đều phải hiểu nó có mặt lợi – hại song hành. Dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích 2 mặt ưu và nhược điểm của chiến dịch remarketing cho các bạn tham khảo:
Ưu điểm của remarketing
Phạm vi tiếp cận khách hàng rộng lớn
Việc sử dụng Remarketing như một công cụ tiếp thị trực tuyến phát huy được lợi thế tối ưu bởi tệp người dùng mục tiêu của những doanh nghiệp thường xuyên truy cập và dành thời gian trên các nền tảng MXH như Facebook, Instagram, Tiktok…
Remarketing cho phép bạn tiếp xúc với những người dùng không thể cam kết rất đầy đủ trước đó
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khách hàng nhắm mục tiêu lại có cơ hội nhấp vào quảng cáo Remarketing của bạn gấp 3 lần so sánh với những người chưa được tiếp cận với công ty của bạn trước đó. Không phải ai cũng là người hâm mộ các kỹ thuật tiếp thị lại, mặc dù các nghiên cứu cho thấy khoảng 59% mọi người có giận dữ trung lập khi tác động qua lại với các quảng cáo như vậy.
Remarketing dễ dàng trong việc theo dõi hiệu suất quảng cáo và tùy chỉnh với Google Analytics
Google Display Network gồm có hơn 2 triệu trang Website trên toàn toàn cầu và tiếp cận 90% người dùng internet. So với Google, thì chỉ có khoảng 27% người dùng internet có mặt trên trang Facebook mà thôi. Nếu bạn có Google Analytics, bạn sẽ thêm mã theo dõi vào chiến dịch Google Adwords của mình và xem các nỗ lực quảng cáo Remarketing của mình đang hoạt động như thế nào. Nếu một số hoạt động đặc biệt tốt, bạn có thể đầu tư nhiều hơn vào các kênh đấy và giảm bớt các kênh khác để tiết kiệm tiền.
Gia tăng độ nhận diện thương hiệu
Khảo sát cho thấy Remarketing được khoảng 43% các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng như một phương pháp tăng độ nhận diện thương hiệu trực tuyến. Doanh nghiệp có thể thiết lập nhận thức trong giai đoạn đầu của quá trình mua hàng về thương hiệu, giúp khách hàng quay trở lại lựa chọn doanh nghiệp khi họ đã có sự quyết định hoặc chuẩn bị sẵn sàng để tiến hành mua hàng.
Tiết kiệm chi phí marketing
Remarketing là một hình thức mà bạn đang chi tiêu ít tiền hơn để thu về lượng truy cập có giá trị hơn bởi vì chiến dịch quảng cáo của bạn chỉ tiếp cận những khách hàng thực sự tiềm năng có quan tâm và nhu cầu.
Nhược điểm của Remarketing trong chiến lược marketing của doanh nghiệp
Bên cạnh những ưu điểm thì Remarketing cũng có những nhược điểm cần phải khắc phục. Cụ thể như sau:
Làm cho khách hàng cảm thấy bị vi phạm quyền riêng tư
Remarketing giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận với khách hàng mọi nơi, mọi lúc. Nhưng thực tế điều này sẽ khiến cho họ cảm thấy khó chịu vì quyền riêng tư bị vi phạm. Mỗi bước chân của khách hàng đều bị doanh nghiệp theo dõi và cố gắng làm hài lòng mong muốn của họ.
Mức độ xuất hiện dày đặc khiến cho doanh nghiệp cảm thấy khó chịu
Một trong những nhược điểm của remarketing đó chính là tần suất quảng cáo quá dày đặc. Nó sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy phiền vì nhìn thấy quảng cáo của bạn 5 đến 6 lần một ngày. Thay vì hứng thú, họ sẽ cảm thấy khó chịu với sản phẩm của bạn và từ đó không muốn đặt mua hàng nữa.
Thiếu sự sáng tạo và gây nhàm chán
Một trong những nhược điểm nữa của remarketing đó chính là sự lặp đi lặp lại thiếu sáng tạo. Khách hàng sẽ cảm thấy giả tạo và nhàm chán mỗi khi quảng cáo xuất hiện trên máy tính.
Tạm kết:
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn những thông tin chi tiết về Remarketing là gì? Các bước thực hiện remarketing hiệu quả cho doanh nghiệp như thế nào? Hy vọng SEO PLUS sẽ giúp đem đến cho các bạn phương án marketing hiệu quả nhất nhé!
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có nhu cầu triển khai dịch vụ SEO của SEOPLUS hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline: 08288 22226 để được tư vấn hiệu quả.