Xây dựng thương hiệu là gì? Cách thức xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp bền vững
Trong marketing hiện đại, bạn đã nghe quá nhiều về xây dựng hình ảnh thương hiệu cho các doanh nghiệp. Nhưng bạn đã hiểu được thực chất xây dựng thương hiệu là gì chưa? Và cách thức tạo dựng hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây SEO PLUS sẽ giải đáp cho các bạn những thắc mắc này nhé!
Xây dựng thương hiệu (Branding) chính là một trong những từ khóa quan trọng trong marketing hiện đại. Nếu doanh nghiệp muốn phát triển bền vững trong tương lai thì thương hiệu chính là phần quan trọng nhất. Hãy cùng với SEO PLUS tìm hiểu những vấn đề tổng quan nhất về xây dựng thương hiệu doanh nghiệp trong bài viết dưới đây!
Nội dung chính
Xây dựng thương hiệu là gì?
Xây dựng thương hiệu chính là cách một cá nhân hay tổ chức áp dụng để tạo nên tên tuổi, hình ảnh và kí hiệu đặc trưng giúp khách hàng có thể dễ dàng nhận biết được. Việc tạo dựng thương hiệu có vai trò hết sức quan trọng không chỉ tạo được ấn tượng sâu sắc đối với khách hàng mà còn giúp truyền tải thông điệp kinh doanh của doanh nghiệp của bạn.
Đây là việc các bạn sử dụng các chiến lược hướng đến đối tượng khách hàng tiềm năng giúp tạo ấn tượng, ghi nhớ và quen thuộc hơn với doanh nghiệp. Thương hiệu của một doanh nghiệp được xem là thành công khi bạn đã tạo được hình ảnh độc đáo và vững chắc trên thị trường. Một số hoạt động thường được sử dụng để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp bao gồm:
- Tối ưu SEO web Google cải thiện vị trí thứ hạng của Website.
- Truyền thông mạng xã hội.
- Sử dụng hình thức email marketing.
- Sử dụng quảng cáo phải trả phí Google Ads.
Những công cụ này được xem là sẽ hỗ trợ hiệu quả cho việc dẫn dắt khách hàng đến với website của bạn và giúp họ có thể trải nghiệm mua hàng tốt nhất. Từ đó, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ trở nên gần gũi và đáng tin cậy hơn trong mắt người sử dụng.
Xây dựng thương hiệu để làm gì?
Thương hiệu chính là chiến lược lâu dài mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần hướng đến để mang lại giá trị bền vững cho tương lai. Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời của xây dựng thương hiệu doanh nghiệp cho các bạn tham khảo:
Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao niềm tự hào
Một doanh nghiệp có thương hiệu mạnh sẽ giúp gia tăng niềm tự hào của nhân viên. Họ sẽ cảm thấy may mắn khi được làm việc và cống hiến trong một doanh nghiệp có thương hiệu uy tín. Nhân viên sẽ là kênh truyền thông đầu tiên và hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp ở bất kỳ lĩnh vực nào. Nếu nhân viên có mối quan hệ tốt đối với thương hiệu sẽ giúp truyền tải được thông điệp của doanh nghiệp đối với khách hàng.
Xây dựng thương hiệu giúp gia tăng giá trị của doanh nghiệp
Thương hiệu có vai trò rất quan trọng. Nó giúp làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp trên thị trường. Khi một thương hiệu doanh nghiệp có danh tiếng, bản thân của nó sẽ có thể chuyển đổi thành giá trị. Không chỉ đơn thuần mang đến lượng khách hàng ổn định mà còn khiến cho thương hiệu của bạn trở nên một cơ hội đầu tư hấp dẫn hơn.
Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp sẽ tạo ra thêm nhiều khách hàng mới
Việc xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó phát triển hơn. Nguyên nhân vì người tiêu dùng thường có thói quen lựa chọn hàng hóa của các thương hiệu uy tín lâu năm trên thị trường. Chính vì thế khi các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu thành công sẽ là cách quảng bá tốt nhất. Các khách hàng mới khi tiếp xúc với thương hiệu uy tín họ sẽ có liên tưởng tích cực từ đó họ sẽ chọn sản phẩm của bạn cao hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Tóm lại, việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp sẽ tạo dựng nên cầu nối giá trị vô cùng quan trọng giữa các công ty và đối tác, khách hàng. Thông qua thương hiệu của doanh nghiệp, các bạn sẽ đưa sản phẩm đến gần hơn đối với đối tượng khách hàng mục tiêu. Và khách hàng cũng như đối tác sẽ có thể nắm bắt được các thông tin cần thiết cho các quyết định hợp tác hay mua sắm của mình.
Những yếu tố quan trọng để tạo nên một thương hiệu thành công
Để xây đựng được một thương hiệu thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng nhất giúp các bạn tạo nên thương hiệu bền vững:
Thông điệp của doanh nghiệp trong suốt hành trình xây dựng thương hiệu
Trước khi khởi động chiến dịch xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, các bạn cần có sự chuẩn bị kỹ càng về mặt thương hiệu. Thông điệp mà doanh nghiệp lựa chọn cần phải dựa trên các nghiên cứu kỹ lưỡng về khách hàng tiềm năng. Các bạn sẽ dựa vào các yếu tố như: nhu cầu, khả năng chi tiêu, thị trường tiêu thụ chính…
Triết lý và thông điệp sẽ được xem là kim chỉ nam cho mọi định hướng phát triển của các doanh nghiệp sau này. Chính vì thế, mỗi doanh nghiệp sẽ đều có một triết lý và thông điệp riêng để hình thành và xây dựng được thương hiệu riêng của mình. Nội dung thương hiệu của doanh nghiệp cần thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Giá trị nội dung thương hiệu cần phù hợp với nền tảng văn hóa của khách hàng ở khu vực thị trường mục tiêu.
- Nội dung thông điệp có tính liên kết cao với nhu cầu của khách hàng.
- Thông điệp cần phải đi đôi với cam kết cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng.
Bộ nhận diện thương hiệu tạo được sự ấn tượng
Nếu như thông điệp chính là phần nội dung doanh nghiệp muốn gửi gắm đến khách hàng. Thì bộ nhận diện thương hiệu lại chính là hình ảnh giúp cho khách hàng hay đối tác có thể nhận biết và hình dung về doanh nghiệp của bạn tốt hơn. Phần cốt lõi trong bộ nhận diện thương hiệu đó chính là logo. Bạn cần phải thiết kế logo thể hiện được tính cách và cá tính của thương hiệu mà doanh nghiệp đang theo đuổi. Hình ảnh, font chữ, màu sắc cần phải thực hiện được phong cách riêng.
Thương hiệu mạnh là thương hiệu làm nên được sự khác biệt
Ngày nay, thị trường cạnh tranh rất khốc liệt nên một thương hiệu được xem là mạnh khi nó tạo được sự khác biệt với các sản phẩm có mặt trên thị trường. Bạn cần phải làm thế nào để sản phẩm của mình không bị nhạt nhòa trước vô vàn các sản phẩm khác cùng loại. Thương hiệu của bạn phải đủ mạnh và tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Thương hiệu phải tạo được sự liên kết với thương hiệu và khách hàng
Một thương hiệu được xây dựng thành công được đánh giá dựa vào mức độ phủ sóng trên thị trường. Thương hiệu của bạn phủ sóng được ở nhiều nơi và được nhiều người biết đến thì càng mạnh. Lúc này, thương hiệu của bạn cũng tạo được sự liên kết đối với các khách hàng của bạn. Vì khi đi mua hàng đứng trước rất nhiều sản phẩm khác nhau nhưng thương hiệu quả bạn vẫn được chọn. Sự liên kết chính là sợi dây giúp cho khách hàng sẽ quay lại lựa chọn sản phẩm của bạn trong những lần sau nữa.
Các bước xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp
Nếu bạn không biết cách xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp như thế nào? Thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết các bước xây dựng thương hiệu chi tiết:
Bước 1: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Các bạn hãy phân tích đối thủ cạnh tranh trước khi xây dựng và định hình thương hiệu của mình. Họ sẽ truyền tải thông điệp đến với khách hàng như thế nào? Phong cách thiết kế hình ảnh của họ thế nào? Cách thức mua hàng của họ đã tối ưu chưa? Sau khi xác định được những yếu tố ở trên, doanh nghiệp mới xác định được việc xây dựng thương hiệu như thế nào.
Bước 2: Phân tích được đối tượng khách hàng mục tiêu
Các bạn cũng nên tìm hiểu kỹ xem đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp như thế nào. Họ là những người thường xuyên để lại bình luận hoặc tương tác với bài đăng trên facebook. Hoặc bạn cũng có thể xác nhận đối tượng khách hàng mục tiêu thông qua công cụ như Google Analytics. Công cụ này sẽ giúp các bạn liệt kê và phân tích được các đặc điểm của khách hàng mục tiêu như giới tính, tuổi tác, thu nhập trung bình, khu vực sinh sống, sở thích cá nhân…Càng phân tích được chi tiết chân dung khách hàng mục tiêu càng giúp bạn định vị được thương hiệu của doanh nghiệp dễ dàng.
Bước 3: Tìm ra được những lợi thế của doanh nghiệp để cạnh tranh với đối thủ
Các bạn phải tìm ra được lợi thế của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ giúp tạo ra sự khác biệt và giúp làm cho khách hàng nhớ đến doanh nghiệp của bạn nhiều hơn. Trong quá trình xây dựng thương hiệu, việc của bạn đó là cần phải làm nổi bật được thế mạnh của bạn so với các đối thủ và xoay quanh khách hàng tiềm năng.
Bước 4: Định hình được thương hiệu doanh nghiệp
Để định hình được thương hiệu cho doanh nghiệp, các bạn cần phải được áp dụng một cách nhất quán trên website thương mại điện tử và tất cả các kênh truyền thông mà công ty sử dụng. Cụ thể bao gồm các vấn đề sau đây:
Thiết kế website thương mại điện tử
Nếu như website của các doanh nghiệp thông thường sẽ chỉ là nơi giới thiệu sản phẩm, thông tin doanh nghiệp và quá trình thành lập…Thì website thương mại điện tử lại là trang thông tin được thiết lập để phục vụ toàn bộ quy trình bán hàng và giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp. Mọi nỗ lực xây dựng thương hiệu của bạn sẽ điều hướng đến việc thúc đẩy khách mua hàng và thanh toán trực tuyến. Vì thế, các bạn cần phải mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mua hàng tốt nhất. Sau đó họ sẽ quyết định có gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của bạn không.
Chú ý đến logo, màu sắc và phông chữ
Trên thực tế, logo sẽ xuất hiện trên các phương tiện thông tin, đại chúng. Nó chính là hình ảnh đại diện cho doanh nghiệp khi xuất hiện trên thị trường. Khi thiết kế logo, các bạn cần quan tâm đến mày sắc, phông chữ để tạo nên sự ấn tượng. Tùy thuộc vào đặc điểm sản phẩm mình kinh doanh để bạn thiết kế logo có màu sắc phù hợp nhất.
Tuyên bố sứ mệnh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp của bạn sẽ đem đến giá trị gì cho khách hàng? Lý do mà doanh nghiệp tồn tại? Kim chỉ nam hoạt động của doanh nghiệp là gì? Sau khi xác định đươc những yếu tố này chính thức bạn hãy tuyên bố sứ mệnh của doanh nghiệp với khách hàng. Sứ mệnh này cũng chính là cơ sở cho hoạt động xây dựng thương hiệu sau này. Tất cả những hoạt động truyền thông sẽ phải phản ánh đúng sứ mệnh đó.
Bước 5: Tiếp thị thương hiệu
Tiếp thị thương hiệu đó chính là bước tiếp theo giúp cho các doanh nghiệp và tổ chức cần thực hiện. Việc này sẽ giúp làm nổi bật và mang đến nhận thức về sản phẩm, dịch vụ đối với khách hàng. Thông điệp được truyền tải cần ngắn gọn, tập trung trọng tâm để trả lời cho các câu hỏi:
- Bạn là ai?
- Doanh nghiệp của bạn cung cấp sản phẩm gì?
- Tại sao mọi người quan tâm đến sản phẩm của bạn?
Tiếp theo, bạn hãy xác định được kênh tiếp thị của thương hiệu. Việc này sẽ phụ thuộc vào ngân sách của công ty. Bạn có thể tận dụng các trang mạng xã hội như: facebook, email marketing hoặc sử dụng các hình thức quảng cáo trả tiền khác…Dù bạn có dùng công cụ gì cũng cần đảm bảo các yếu tố định hình thương hiệu một cách nhất quán nhất.
Bước 6: Đánh giá kết quả truyền thông định kỳ
Sau mỗi một giai đoạn, các doanh nghiệp cần phải đánh giá lại kết quả của mỗi giai đoạn truyền thông từ đó có sự điều chỉnh chiến lược một cách kịp thời. Các thông tin thường được thu nhập và đánh giá đó là:
- Có bao nhiêu % người biết tới thương hiệu của bạn?
- Khách hàng nhận xét về thương hiệu như thế nào?
- Họ có ghi nhớ được những đặc điểm gì của thương hiệu?
- Có bao nhiêu % những người dùng thử sản phẩm của thương hiệu?
- Có bao nhiêu % người đã tiếp tục sử dụng sản phẩm sau lần dùng thử?
- Có bao nhiêu % người đã dùng sản phẩm mà giới thiệu thương hiệu cho người khác?
Lời kết
Như vậy, việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp có ý nghĩa về lâu về dài và không phải một sớm một chiều mà có thể dễ dàng làm được. Vì thế, các bạn hãy kiên trì tạo dựng hình ảnh cho thương hiệu, khách hàng sẽ tìm tới và trở thành “bạn tri kỷ” với thương hiệu cuả bạn.
Nếu các bạn chưa biết xây dựng thương hiệu doanh nghiệp như thế nào? Hãy liên hệ ngay với SEO PLUS, chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ liên hệ với các bạn và tư vấn một cách kỹ càng nhất nhé!