Chiến lược 7p trong marketing cho các doanh nghiệp
Chiến lược 7P trong marketing hay marketing mix được xem là chất keo giúp kết nối và gắn kết doanh nghiệp với khách hàng. Vậy bạn đã biết 7p trong marketing là gì chưa? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về khái niệm này cũng như cách ứng dụng trong chiến lược marketing của doanh nghiệp nhé!
Khi bước vào con đường kinh doanh, nếu các bạn không xác định rõ được thị trường mục tiêu của mình. Hay không thể tìm ra được chính xác những gì mà khách hàng cần được thỏa mãn thì chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bạn sẽ chắc chắn thất bại. Và chiến lược 7P trong marketing sẽ chính là cứu cánh cho doanh nghiệp của bạn trong việc tìm ra chính xác những gì mà khách hàng cần.
Nội dung chính
7P trong marketing là gì?
7P trong marketing thực chất là một mô hình được phát triển dựa trên mô hình 4P trước đây. Mô hình này đã được hoàn thiện và thay đổi nhiều yếu tố phù hợp với nhu cầu phát triển của hầu hết các doanh nghiệp.
Mô hình 7P marketing được xem là công cụ vô cùng hữu ích giúp đưa sản phẩm và dịch vụ đến nhanh với người tiêu dùng. Nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay.
Các yếu tố ảnh hưởng đến marketing mix 7P bao gồm:
- Product – Sản phẩm
- Price – Giá cả
- Place – Điểm phân phối
- Promotion – Chính sách quảng bá
- People – Con người
- Process – Quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ
- Physical Evidence – Cơ sở vật chất hạ tầng, hỗ trợ marketing
Vai trò của mô hình marketing 7P đối với doanh nghiệp
Trên thực tế, vai trò của mô hình marketing 7p trong một doanh nghiệp rất quan trọng. Nó tham gia vào toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp từ việc hình thành ý tưởng sản xuất cho đến khi đưa sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng. Cụ thể, chiến lược 7P trong marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, thu hút được khách hàng tìm đến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, 7P trong marketing sẽ định hướng các hoạt động lâu dài của doanh nghiệp. Hỗ giúp cho doanh nghiệp có khả năng thích ứng được với sự thay đổi của thị trường và đối phó nhanh những tác động của môi trường bên ngoài.
Chiến lược marketing 7p sẽ giúp chỉ ra cho doanh nghiệp nhu cầu của thị trường, đáp ứng được mong muốn của người tiêu dùng thông qua các hoạt động tìm kiếm tìm hiểu về thị trường. Từ đó sẽ giúp các bạn chuyển đạt thông điệp từ doanh nghiệp ra truyền thông đại chúng. Đồng thời, hỗ trợ các bạn nghiên cứu về sản phẩm mới.
Đối với những người tiêu dùng, chiến lược 7p trong marketing còn giúp cho họ tìm kiếm được thông tin, sản phẩm và dịch vụ thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của bản thân. Thông qua chiến lược này còn giúp cho người dùng có thể tiếp cận được nhanh chóng sản phẩm/dịch vụ.
Quy trình triển khai chiến lược 7p trong marketing cho doanh nghiệp
Để ứng dụng triển khai chiến lược 7p trong marketing cho doanh nghiệp, các bạn cần một bảng phác thảo bao gồm các giai đoạn sau đây:
Giai đoạn 1: Giới thiệu
- Product – Mục đích là giúp cho doanh nghiệp kiểm tra khả năng tín dụng của khách hàng.
- Price – Xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu là những nhóm người mong muốn sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
- Place – Địa điểm sản phẩm sẽ được bày bán.
- Promotion – Hình thức quảng cáo nào của sản phẩm phù hợp với người dùng.
- People – Những người tham gia tư vấn, chăm sóc khách hàng.
- Processes – Xây dựng quy trình cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng.
- Physical evidence – Khảo sát ý kiến về trải nghiệm của người dùng, khuyến khích khách hàng để lại bình luận đánh giá.
Giai đoạn 2: Tăng trưởng
- Product – Sản phẩm cần thân thiện với người dùng và phù hợp với mọi đối tượng.
- Price – Tổ chức các chương trình khuyến mại giảm giá cho khách hàng.
- Place – Mở rộng các địa chỉ phân phối sản phẩm/dịch vụ.
- Promotion – Tiến hành quảng cáo với các nội dung tập trung vào ưu điểm của sản phẩm và dịch vụ.
- People – Nhân viên hỗ trợ khách hàng theo từng bước giúp tăng trưởng doanh số.
- Processes – Các khách hàng lớn sẽ có được đặc quyền chăm sóc riêng.
- Physical evidence – Tận dụng các nền tảng công nghệ để tiến hành quảng bá cho doanh nghiệp.
Giai đoạn: Trưởng thành
- Product – Sản phẩm/dịch vụ phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng.
- Price – Giá của sản phẩm có đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng.
- Place – Khách hàng có thể mong muốn sản phẩm/dịch vụ xuất hiện ở những nơi nào?
- Promotion – Đối thủ cạnh tranh của bạn đã quảng bá sản phẩm như thế nào.
- People – Nhân viên tham gia tư vấn và chăm sóc khách hàng.
- Processes – Hỗ trợ tư vấn khách hàng 24/7.
Giai đoạn: Thoái trào
- Product – Sản phẩm/dịch vụ phải đạt chất lượng cao hơn đối thủ dẫn đầu trên thị trường.
- Price – Tỷ suất lợi nhuận thu được của doanh nghiệp đạt bao nhiêu?
- Place – Kênh phân phối ảnh hưởng như thế nào đến trải nghiệm của khách hàng trên website.
- Promotion – Đo lường được hiệu quả của từng chiến dịch marketing có thể thúc đẩy được nhu cầu mua hàng của khách như thế nào?
- People – Các tố chất mà nhân viên cần đạt được để hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất.
- Processes – Hỗ trợ cho khách hàng khi cần thiết.
- Physical evidence – Địa chỉ công ty uy tín trong mắt khách hàng.
Tạm kết
7p trong marketing là một trong những mô hình cực kỳ hữu ích cho doanh nghiệp khi áp dụng. Mô hình này sẽ giúp cho doanh nghiệp có khả năng thấu hiểu được khách hàng của mình và đưa ra các giải pháp kinh doanh kịp thời. Đồng thời, nó cũng giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của bạn so với các đối thủ khác trên thị trường.
Hy vọng những thông tin về chiến lược marketing mix 7p do chúng tôi cung cấp trên đây đã giúp các bạn hiểu thêm về công cụ marketing này. Nếu các bạn muốn tìm hiểu các thông tin chi tiết về marketing mix. Hãy liên hệ ngay với số hotline của SEO PLUS để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!