Client trong marketing là gì? Giữa client và agency khác nhau điều gì? 

10

Trong marketing, Agency hay Client chính là hai khái niệm quan trọng mà các bạn cần quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên không phải marketer nào cũng nắm vững được những khái niệm này. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết Client trong marketing là gì? Đồng thời, phân biệt giữa client và agency khác nhau như thế nào?

Client hay Agency là 2 trong số những khái niệm quan trọng mà bất kỳ marketer nào cũng phải nắm được. Hãy cùng SEO PLUS tìm hiểu bài viết dưới đây mà chúng tôi cung cấp cho các bạn những thông tin chi tiết nhất:

client là gì

Client là gì?

Client được dịch nghĩa là khách hàng. Mà ở đây chính xác họ được xem là khách hàng của các công ty Agency. Client sẽ thuê các công ty Agency để thực hiện các dịch vụ cung cấp giải pháp marketing cho mình. Họ sẽ trực tiếp đưa ra những yêu cầu hay tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ và kiểm soát tiến độ công việc của Agency. Tại Việt Nam hiện nay có một số Cilent lớn bao gồm: Unilever, P&G, Coca Cola, Pepsico…

Thông thường, các Client có thể chỉ làm việc cho một người hoặc một công ty. Những người làm Client, họ có thể thực hiện các hoạt động Marketing cho chính công ty nơi mà họ đang làm việc và cống hiến. Tuy nhiên khi doanh nghiệp cần lên các chiến dịch marketing có quy mô lớn thì đội ngũ nhân sự nội bộ chưa thể đủ để đáp ứng các công việc ấy. Lúc này Client sẽ đi thuê ngoài dịch vụ Marketing tại những Agency – cung cấp các dịch vụ marketing chuyên nghiệp.

Những người làm Client được xem là có quyền lực rất lớn. Họ chính là những người người có khả năng làm việc độc lập và có kinh nghiệm. Client phải là người có tư duy quản lý và tầm nhìn sâu rộng. Họ có sự hiểu biết về nhiều hoạt động như: sale, trade, quảng cáo, media, PR… Họ phải làm việc trong môi trường áp lực khá cao nên thường đưa ra những yêu cầu nghiêm ngặt cho Agency.

client trong marketing là gì

Chính xác thì Client là làm gì?

Câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trên đó là: client làm business (kinh doanh). Trong một công ty client sẽ có 3 bộ phận (department) chính là Brand Management, Trade Marketing (còn gọi là Customer Management & Development) và Research (tên gọi khác là Business Intelligent/Business Insight hay Consumer/Customer & Market Insight). Một số, các công ty lớn sẽ lập hẳn một bộ phận Marketing inhouse (như Unilever).

Client thực hiện nhiều công việc khác nhau liên quan đến nhãn hàng như: lập kế hoạch tung sản phẩm mới (brand launch), Thực hiện chiến dịch quảng cáo truyền thông (Advertising & Communication), Khuyến mãi… Các công việc này chỉ tóm gọn được phần DO (Execution – Thực thi) trong marketing. Tuy nhiên những phần đó chỉ chiếm khoảng 30-40% tổng thời gian của một marketer. Thời gian phần nhiều hơn là thực hiện THINK (Planning – Hoạch định và phần này thì ít biết do… ít thấy (đa phần là làm việc trong nội bộ).

Tuy nhiên, đẳng cấp của một marketer không chỉ nằm ở phần Quản lý thực thi – Execution Management sẽ phối hợp cùng agency làm TVC hay, event hoành tráng…Công việc của họ còn nằm ở phần Strategic Planning (Hoạch định chiến lược). Đây là mô hình Brand Key – Brand Plan – 6P Execution được ví dụ trong lớp Brand Building tại AIM Academy.  Tất cả các công việc như: Brand, Trade và Research phối hợp với nhau liên tục trong quy trình kinh doanh (business process).

client trong marketing

Những đặc điểm chính của Client

Như chúng tôi đã chia sẻ thì Client sẽ làm việc trực tiếp với Agency để thực hiện các chiến dịch marketing. Do đó, một client sẽ có những đặc điểm chính như sau:

Client muốn được cung cấp những giải pháp

Khi thuê Agency thực hiện các công việc liên quan đến marketing, Client sẽ kỳ vọng agency đưa ra những ý tưởng lớn, sáng tạo độc đáo có tính khả thi cao. Client sẽ tìm kiếm ở Agency những gì mà họ không tìm ra. Chính vì thế các Agency cần phải làm nhiều hơn những gì mà một Client kỳ vọng.

Nếu như một chiến dịch marketing đang chạy không hiệu quả. Họ sẽ yêu cầu agency thực hiện nhiều giải pháp mới để nhằm đạt được những mục tiêu đề ra lúc đầu. Tuy nhiên, áp lực Client rất lớn và áp lực đó cũng sẽ được truyền cho Agency.

Client muốn sự nhanh nhẹn

Client chính là những người thay đổi các brief của chiến dịch. Họ sẽ yêu cầu agency có thêm nhiều option để lựa chọn. Và là một agency chuyên nghiệp, các bạn cần một sự linh hoạt cần thiết, tận tình và chịu khó phục vụ khách hàng. Vì Client là thượng đế, yêu cầu của họ là rất cao. Họ cũng đòi hỏi tiến độ công việc phải đúng kế hoạch.

Client muốn được thấu hiểu

Client luôn mong muốn Agency phải hiểu được lĩnh vực kinh doanh của họ, mục tiêu của chiến dịch marketing như thế nào. Client sẽ luôn mong muốn Agency có kinh nghiệm chuyên môn nắm vững được sự hiểu biết trong lĩnh vực mà Client đang theo đuổi. Từ đó, họ mới có thể đưa ra những đề xuất tuyệt vời nhất.

Client sẽ luôn mong muốn Agency yêu thương và thấu hiểu thương hiệu của họ như Client. Các bạn phải cho Client thấy rằng bạn đã cố gắng thế nào để đẩy mạnh những hoạt động quảng cáo sắp tới giúp họ đạt được mục tiêu.

Client muốn dự báo ngân sách chính xác

Đối với Client, ngân sách chính là yếu tố quan trọng luôn thay đổi theo thị trường. Tuy nhiên, không phải vì thế mà Agency sẽ bỏ qua vấn đề này. Thay vào đó, các Agency cần đưa cho Client một bản dự báo ngân sách chính xác nhất để họ có thể chuẩn bị và hoạch định kế hoạch phù hợp.

Nếu như trong thời gian thực hiện có những chi phí phát sinh làm ngân sách phình lên. Thì đây chính là lý do khiến các Client rời khỏi các Agency và theo báo cáo của Soda năm 2015 về tiếp thị kỹ thuật số. Agency cần phải biết cách tiết kiệm chi phí cho client hoặc thông báo cho client khi có chi phí phát sinh. Những chi phí phát sinh này phải có sự đồng ý của client thì mới được phản hồi.

Client luôn muốn những con số rõ ràng

Trên thực tế, Client luôn mong muốn ở Agency phải lập được một bản thống kê chi tiết. Hoặc lập bảng báo cáo cụ thể để đo lường chiến dịch đang hoạt động ra sao. Điều này sẽ giúp cho Client có thể kiểm soát được công việc đang theo tiến độ đi lên theo hướng tích cực hay đang bị trì trệ.

Vì mục đích cuối cùng chính là sự thành công của chiến dịch marketing mà agency đang thực hiện. Do đó, các bạn cần phải thông cảm cho những đòi hỏi này của Client. Theo thống kê cho thấy mối tương quan giữa Agency và Client cho thấy 43% khách hàng luôn cảm thấy họ không được đáp ứng nhu cầu một cách đầy đủ từ phía Agency.

Do đó, trách nhiệm của Agency là phải cung cấp cho Client những con số rõ ràng giúp họ thống kê chi tiết chi phí cần đặt ra.

Giữa client và agency khác nhau điều gì

Client và Agency khác nhau ở những điểm gì?

Như vậy, ở trên chúng ta đã tìm hiểu Client là gì? Công việc chính của Client như thế nào? Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu, Agency là gì? Thì thống kê đơn giản, Agency chính là thuật ngữ dùng để chỉ đơn vị cung cấp những dịch vụ Marketing cho những doanh nghiệp.

Họ sẽ thực hiện công việc của một Marketer cho Client. Họ sẽ là người giới thiệu những dịch vụ/sản phẩm mà Agency cung cấp đến với đối tượng khách hàng tiềm năng. Chính vì thế, các Agency có yêu cầu cần phải thấu hiểu bản chất kinh doanh, thách thức của doanh nghiệp để từ đó đưa ra giải pháp Marketing cho phù hợp.

Dưới đây là cách phân biệt Agency và Client cho các bạn tham khảo:

Nếu như Client chỉ tập trung vào thị phần của lý trí. Thì Agency lại tập trung vào thị phần cảm xúc. Điều này có nghĩa là Client chính là người tìm cách để kinh doanh, sản xuất tạo ra những sản phẩm/dịch vụ mới phục vụ khách hàng. Trong khi đó, Agency lại chính là người sẽ đưa ra các giải pháp giúp sản phẩm/ dịch vụ đó có thể tiếp cận tới đúng nhóm người dùng mà Client yêu cầu.

Client chỉ làm việc cho một người hay một công ty duy nhất nhưng họ cần thực hiện nhiều công việc. Trái lại Agency sẽ chính là những người cần phải làm việc với rất nhiều người. Họ có thể cung cấp 1 hoặc nhiều dịch vụ trong toàn bộ công việc mà các agency phải làm. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp họ chỉ có thể cần làm tốt, làm xuất sắc một nghiệp vụ duy nhất. Môi trường làm việc của Client sẽ phải theo nguyên tắc, nên số liệu rất quan trọng. Còn Agency thì ngược lại, môi trường làm việc của họ mở. Họ sẽ phải làm việc với nhiều lĩnh vực và gặp gỡ nhiều đối tác khác nhau.

Các kết quả do Agency làm ra phải được Client chấp thuận. Chính vì vậy mà những người chịu trách nhiệm chính trong những chiến dịch truyền thông lúc nào cũng sẽ là Client.

client là làm gì

Giữa Client và Agency nên làm ở đâu?

Ở trên các bạn đã hiểu được Client và Agency khác nhau ở điểm gì? Chắc chắn, nhiều người sẽ thắc mắc giữa Client và Agency nên làm ở đâu? Thì chúng tôi xin chia sẻ:

Đối với các bạn trẻ hãy làm ở Agency, lúc đó bạn còn nhiều “năng lượng” để sáng tạo. Khi bạn mới bước vào sự nghiệp thì với vốn kiến thức chuyên môn khá vững chắc nhưng chưa có kinh nghiệm. Bạn sẽ cần một môi trường trẻ, năng động  như Agency để có thể thử sức. Đặc biệt, ở đây bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều khách hàng – client. Thông qua mong muốn của các thượng đế khó tính, bạn sẽ được thử thách năng lực. Và chính trong những khó khăn này, bạn mới có thêm bản lĩnh và kinh nghiệm để trưởng thành hơn có thêm kinh nghiệm dày dặn.

Sau khi đã làm ở Agency khoảng 5 năm, các bạn hãy nghĩ đến việc làm cho Client. Lúc này, bạn đã cứng cáp về chuyên môn: từ tư vấn, chiến lược, đến triển khai, nghiệm thu, đánh giá. Bạn cũng đã xây dựng cho mình nhiều mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp. Lúc này, bạn sẽ dễ dàng ứng tuyển được vào các vị trí cao như manager marketing, PR director của các công ty lớn để phát triển sự nghiệp trong tương lai.

Tạm kết: 

Như vậy bài viết trên đây của SEO PLUS đã giúp cho các bạn biết Client trong marketing là gì? Phân biệt giữa Agency và Client cho các bạn tham khảo. Hy vọng sẽ giúp cho các bạn có thể hiểu thêm về công việc của Client một cách chi tiết nhất nhé!

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận