Các bước phân tích đối thủ cạnh tranh và 4 loại đối thủ cạnh tranh trong marketing hiện nay

10

Phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing được xem là việc làm hết sức cần thiết đối với môi công ty. Việc này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể nhận biết được vị trí của mình so với các đối thủ trên thị trường. Và từ đó họ sẽ có những chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bước phân tích đối thủ cạnh tranh và giới thiệu 4 loại đối thủ cạnh tranh cho các bạn tham khảo nhé!

Bạn đang cần tìm hiểu cách phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing. Tham khảo ngay bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích cho các bạn những thông tin chi tiết: 

Phân tích đối thủ cạnh tranh là gì?

Phân tích đối thủ cạnh tranh đó chính là cách các bạn tìm kiếm, nghiên cứu và đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp khác cùng cung cấp 1 loại sản phẩm hay cùng phân khúc khách hàng mục tiêu. Từ những thông tin đó, doanh nghiệp có thể có những chiến lược phát triển phù hợp phục vụ mục đích cuối cùng đó chính là thúc đẩy hoạt động kinh doanh, khắc phục điểm yếu và phát huy lợi thế cho doanh nghiệp so với đối thủ. 

phân tích đối thủ cạnh tranh

Phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing được xem là công việc đánh giá chiến lược của đối thủ cạnh tranh từ đó tạo ra chiến lược marketing mới cho doanh nghiệp. Những chiến lược marketing đó sẽ khai thác những chỗ yếu của đối thủ sau đó xây dựng chiến lược marketing nổi bật và cải thiện được hiệu suất kinh doanh cho mình. Thông qua việc phân tích đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ có thể tạo đà xâm nhập thị trường tốt hơn. 

Lý do doanh nghiệp cần phân tích đối thủ cạnh tranh?

Người ta thường nói “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Trong kinh doanh, việc phân tích đối thủ cạnh tranh được xem là vô cùng quan trọng. Nó giúp cho doanh nghiệp có thể: 

Am hiểu thị trường 

Phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn gia tăng được hiểu biết về thị trường. Nếu như đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn là những người đi trước đã có thành tích và dấu ấn nhất định trên thị trường, việc phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cho bạn hiểu thêm về hành vi tiêu dùng của nhóm khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, việc tìm hiểu đối thủ còn giúp cho doanh nghiệp dự đoán được thị trường, “đi tắt đón đầu” với xu hướng mới. 

Hiểu thêm về đối thủ cạnh tranh 

Khi thực hiện việc phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cho các bạn có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ. Thông qua những chiến lược mà đối thủ áp dụng qua từng giai đoạn phát triển. Từ đó doanh nghiệp của bạn sẽ xác định được cơ hội, thách thức và xây dựng được chiến lược phù hợp dành lại được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. 

Dự đoán được khả năng rủi ro trên thị trường 

Khi các bạn đi phân tích đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ xác định được mối đe dọa và những thách thức mà đối thủ cạnh tranh có thể đem lại được. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng quản trị và củng cố chiến lược kinh doanh, tìm ra những cách phòng ngừa rủi ro có thể gặp phải trên thị trường. 

Tìm kiếm được khoảng trống trên thị trường 

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo ra những cơ hội kinh doanh mới. Vì chính việc tìm hiểu chi tiết về cả đối thủ lẫn thị trường sẽ giúp bạn nhận biết được đối thủ đang yếu chỗ nào hay còn phân khúc thị trường nào mà đối thủ chưa khai thác hết. Từ đó, công ty sẽ có thể tận dụng những khoảng trống tiềm năng đó để xâm nhập vào thị trường. 

Việc phân tích, nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh chính là quá trình không chỉ giúp cho công ty am hiểu hơn về thị trường, về đối thủ mà còn về chính mình để đưa ra những phương án kinh doanh tốt nhất. 

các bước phân tích đối thủ cạnh tranh

4 Loại đối thủ cạnh tranh trong marketing 

Trong quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, chúng tôi nhận thấy có 4 loại đối thủ cạnh tranh chính bao gồm: 

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp 

Đối thủ cạnh tranh trực chính chính là những công ty, doanh nghiệp hoạt động cùng chung lĩnh vực, cùng phân khúc khách hàng, cung cấp cùng 1 loại sản phẩm/dịch vụ với mức giá bán tương đương. Tuy nhiên, đối thủ cạnh tranh trực tiếp này không nhất thiết sẽ phải cạnh tranh với tất cả mặt hàng của bạn. 

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp 

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp chính là một số công ty, đơn vị cung cấp sản phẩm/dịch vụ khác bạn. Nhưng họ lại cung cấp cùng một giải pháp để giải quyết vấn đề cho khách hàng. Điều này có thể hiểu đơn giản là nếu để ăn bữa phụ người tiêu dùng hoàn toàn có thể lựa chọn táo hoặc chuối. Hai loại thực phẩm này tuy khác nhau nhưng đều có thể cung cấp chất dinh dưỡng và sử dụng làm bữa phụ hiệu quả. 

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn chính là đối thủ vẫn chưa chính thức gia nhập trên thị trường nhưng họ lại có cùng phân khúc bán hàng, cùng 1 lĩnh vực và có khả năng cạnh tranh cao đối với doanh nghiệp của bạn. Việc xác định đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn này sẽ giúp các bạn nâng cao được khả năng ứng phó khi thị trường thay đổi. 

Đối thủ cạnh tranh là đối tác 

Trên thực tế, chúng ta thấy rất nhiều mối quan hệ đối tác chiến lược được xây dựng trong cộng đồng doanh nghiệp ngày nay. Điều này có thể rất quan trọng đối với chiến lược truyền thông của doanh nghiệp. Mặc dù vậy công việc kinh doanh của bạn luôn thay đổi. Nên các công ty trước đây có thể là đối tác của bạn sau này họ hoàn toàn có thể chuyển đổi mô hình trở thành đối thủ cạnh tranh. 

Cách nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong marketing

Cách nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong marketing

Để có thể nghiên cứu được đối thủ cạnh tranh cho doanh nghiệp, các bạn cần phải tiến hành theo các bước cơ bản sau: 

Bước 1: Xác định được đối thủ cạnh tranh 

Doanh nghiệp cần xác định được đối thủ cạnh tranh của mình thông qua việc đánh giá các tiêu chí về sản phẩm và dịch vụ mà đối thủ đang kinh doanh, phân khúc khách hàng mà họ đang hướng đến. Họ có cùng ngành hàng với doanh nghiệp của bạn hay không?

Bước 2: Phân loại đối thủ cạnh tranh 

Sau khi các bạn đã xác định được đối thủ cạnh tranh thì công việc tiếp theo là cần xác định đối thủ cạnh tranh của mình thuộc loại nào để từ đó có chiến lược đối phó phù hợp. 

Bước 3: Phân tích đối thủ cạnh tranh 

Ở bước này các bạn phải xác định được thị phần mà đối thủ đang nắm giữ, quy mô hoạt động, điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ trong các chiến lược marketing như thế nào. Các bạn phân tích đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp dựa vào các tiêu chí sau: 

  • Phân tích đối thủ cạnh tranh thông qua độ nhận diện thương hiệu. Bạn phải xác định được mức độ phổ biến thương hiệu của đối thủ trên thị trường như thế nào. 
  • Xác định được thị phần của đối thủ: Mặc dù cùng chung một phân khúc khách hàng hay cùng một thị trường mục tiêu thì phải xem thị phần của họ như thế nào. 
  • Đánh giá được quy mô hoạt động của đối thủ để doanh nghiệp biết được tiềm lực tài chính và nhân sự của đối thủ để có thể lựa chọn được những chiến lược cạnh tranh cho phù hợp. 
  • Tìm hiểu các chiến lược marketing mà đối thủ đang sử dụng: Thông qua các hoạt động truyền thông, quảng bá, các chương trình ưu đãi và khuyến mãi để biết họ đang quảng cáo bằng cách nào mà thay đổi cho phù hợp.

Bước 4: Sàng lọc đối thủ cạnh tranh 

Sau khi các bạn đã đánh giá được đối thủ thì bước cuối cùng đó chính là sàng lọc đối thủ cạnh tranh. Việc này sẽ giúp cho các bạn biết được đối thủ nào mà doanh nghiệp có thể đối đầu trực tiếp và đối thủ nào nên né tránh. 

Bước 5: Lập báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh 

Sau khi đã đánh giá và phân tích kỹ càng đối thủ cạnh tranh, các bạn nên lập một bản báo cáo để phân tích đối thủ cạnh tranh một cách tổng thể nhất. Từ đó có thể xây dựng được chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp. Một báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh đầy đủ sẽ bao gồm các yếu tố sau: 

  • Thông tin chi tiết về thị trường mục tiêu và ngành hàng mà các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh đang kinh doanh. 
  • So sánh sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp với đối thủ chung trên thị trường có khác biệt gì không? 
  • Phân tích thị phần, chiến lược SWOT của đối thủ từ đó phân tích được lợi thế cạnh tranh của công ty so với đối thủ như thế nào. 
  • Phân tích được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ. 

Sau khi đã thu thập được đầy đủ thông tin cần thiết liên quan đến đối thủ cạnh tranh. Các bạn cần phải trình bày được cụ thể phương hướng với cấp trên. Thông qua bản báo cáo của bạn sẽ giúp cho doanh nghiệp tìm được chiến lược tiếp thị và kinh doanh hiệu quả. Từ đó giúp cho doanh nghiệp củng cố được chỗ đứng trên thị trường và mở rộng thì phần kinh doanh trong tương lai. 

các bước phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing

Một số lưu ý khi tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh

Phân tích đối thủ cạnh tranh là công việc hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Nên trước khi tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh, các bạn cần phải lưu ý một số vấn đề dưới:

Phân tích đối thủ cạnh tranh phải làm trong thời gian lâu dài

Các bạn phải hiểu việc phân tích đối thủ cạnh tranh cần rất nhiều thời gian. Vì phải tập trung tổng hợp thông tin về đối thủ, phân tích các dữ liệu thu được trong một khoảng thời gian dài. Như vậy, các bạn mới nhận thấy doanh nghiệp của đối thủ đang không ngừng thay đổi và phát triển như thế nào.Việc thu thập thông tin và dữ liệu cần phải diễn ra liên tục chứ thể chỉ làm một lần là xong và không bao giờ lặp lại. 

Lưu ý đến thời gian, thời điểm thực hiện phân tích

Khi bắt tay vào xem xét các dữ liệu của đối thủ, các bạn cần phải nhớ nghiên cứu xem xét thông liên theo thời điểm xác định. Điều này sẽ giúp các bạn thấy, đối thủ đã tiến bộ như thế nào trong một thời gian. Thay vì việc các bạn chỉ đi phân tích các phương pháp tiếp cận của họ tại một thời điểm cố định duy nhất.

Cần có định hướng từ lúc bắt đầu

Nếu bạn thiếu định hướng trong lúc tập hợp các phân tích của mình và không có mục tiêu cuối cùng cụ thể, công việc sẽ rất khó khăn hơn nhiều vì bạn phải loay hoay tập hợp thông tin trong một mớ hỗn độn. Thế cho nên trước khi đi sâu vào nghiên cứu, bạn hãy xác định trước cho mình mục tiêu phân tích là gì, bạn hy vọng sẽ rút ra những điều gì sau khi tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh.

Phân tích và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu

Khi các bạn đi phân tích đối thủ cạnh tranh, một điều quan trọng nhất mà các bạn cần thực hiện được là phải đưa ra được các giả định ban đầu của bạn dựa trên cơ sở đánh giá các dữ liệu thu thập được. Từ đó bạn sẽ đưa ra quyết định về việc lựa chọn chiến lược nào để đối phó với đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bạn.

lợi ích phân tích đối thủ cạnh tranh

Đầu tư để thu được những thông tin cần thiết

Trong quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp nên đầu tư để thu về những thông tin chất lượng. Điều này sẽ giúp cho các bạn có thể đơn giản hóa quá trình thu thập dữ liệu xung quanh phân tích cạnh tranh. Từ những thông tin hữu ích này, các bạn có thể vạch ra những kết luận chuẩn xác và nhanh chóng hơn dựa trên thông tin đã xác thực.

Kết luận

Trên đây SEO PLUS đã chia sẻ với các bạn những thông tin về phân tích đối thủ cạnh tranh và các bước phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing như thế nào. Hy vọng những thông tin này sẽ mang đến cho các bạn cái nhìn tổng quan nhất về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. Các bạn hãy cố gắng đầu tư thời gian và sử dụng những cách thức một cách tối ưu nhất để đưa ra những thay đổi về chiến lượng doanh nghiệp sao cho hợp lý với tình hình của doanh nghiệp.

>>>Tham khảo thêm: Dịch vụ SEO

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận