SEO Due Diligence là gì? Vì sao doanh nghiệp cần đánh giá website?
SEO Due Diligence (đánh giá tình trạng SEO của website) ngày càng trở nên quan trọng khi các doanh nghiệp kinh doanh và mở rộng trên các nền tảng online.
Dù là quyết định sáp nhập, mua lại hay đầu tư thì cũng không thể phủ nhận tầm quan trọng của yếu tố SEO Due Diligence trong việc quyết định dòng tiền của bạn. Thế nhưng SEO Due Diligence là gì? Trong bài viết này, SEO Plus sẽ cùng các bạn khám phá quy trình và tầm quan trọng của SEO Due Diligence, từ đó trả lời các câu hỏi:
- Due Diligence là gì khi mua hoặc tiến hành đầu tư vào một doanh nghiệp?
- SEO Due Diligence là gì và tại sao nó lại quan trọng?
- Những câu hỏi nào bạn nên đặt ra khi tiến hành SEO Due Diligence?
SEO Due Diligence là gì?
Bạn hẳn đã từng một lần nghe đến thuật ngữ Due Diligence khi nhắc tới các vấn đề mua bán doanh nghiệp. Nói một cách đơn giản, Due Diligence là quá trình kiểm tra tất cả các thông tin liên quan đến một doanh nghiệp trước khi bạn đưa ra lựa chọn cuối cùng để mua. Là một nhà đầu tư, bạn sẽ muốn kiểm tra các thông tin xác thực, thông tin khiếu nại và lợi tức đầu tư tiềm năng của một doanh nghiệp. Ví dụ, Due Diligence có thể phát hiện ra một công ty có doanh thu khủng nhưng thực chất lại có chi phí cao và lợi nhuận rất thấp.
Đối với SEO, Due Diligence là quá trình đánh giá website, kiểm tra các yếu tố chuẩn SEO để lên kế hoạch tối ưu phù hợp.
Tại sao cần đến SEO Due Diligence?
Năm 2019, chỉ riêng nền kinh tế kỹ thuật số ở Mỹ đã là 1.351,3 tỷ USD. Sự tăng trưởng liên tục trong kinh doanh online đã làm cho hiệu suất trang web của các công ty trở thành một tài sản kinh doanh quan trọng hơn bao giờ hết.
Bằng cách thực hiện SEO Due Diligence, bạn sẽ có kiến thức để nhận biết liệu khoản đầu tư của bạn có xứng đáng hay không. Khi nhìn vào một doanh nghiệp trong quá trình đánh giá website tổng thể, bạn sẽ hiểu tầm quan trọng của website trong mô hình kinh doanh cũng như hiệu quả của trang web đó đang như thế nào.
SEO Due Diligence không chỉ là SEO audit, mặc dù đây là một phần quan trọng trong quá trình đánh giá website của bạn. Hiện nay có một số công cụ hỗ trợ các SEOer trong quá trình này (VD: SISTRIX). Tool sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về:
- Traffic – lượng traffic đến từ đâu, có phải organic traffic không và liệu có thể chuyển đổi thành sale không?
- Links – các backlinks của bạn đến từ đâu và các backlinks này có chất lượng cao không?
- Local SEO – công ty đang hoạt động như thế nào trong local search?
- Hình phạt – đã có bất kỳ chiến thuật SEO Black Hat nào được sử dụng và gây ra tổn hại cho trang web chưa?
- SEO Due Diligence nên giải đáp những vấn đề gì?
Due Diligence không chỉ tạo ra hàng loạt dữ liệu về trang web đầu tư tiềm năng của bạn mà dữ liệu đó còn có mục đích giúp bạn trả lời câu hỏi như “liệu website này có đáng để mua không?”, “có nên đầu tư SEO cho web này không và nếu có thì ngân sách là bao nhiêu”,…hay thậm chí là “công ty đó có đáng để đầu tư hay không”.
Một báo cáo SEO Due Diligence cần hướng tới giải đáp những câu hỏi như:
- Đánh giá hiệu suất của trang web từ các nguồn traffic khác nhau?
- Chiến lược digital marketing hiện tại có bền vững và có khả năng mở rộng không?
- Trang web của bạn hoạt động như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh?
- Những yếu tố bên ngoài nào đang ảnh hưởng đến sự thành công của trang web?
Trả lời được những câu hỏi trên sẽ giúp bạn hiểu được tiềm năng của một website, khả năng tăng trưởng và ROI để đem lại lợi nhuận cuối cùng.
Tổng kết
Khi tiến hành mua lại một doanh nghiệp mà doanh nghiệp đó phụ thuộc hoàn toàn hoặc một phần vào một trang web để hoạt động thì SEO Due Diligence là cực kì quan trọng. Trên cương vị người mua tiềm năng hoặc một nhà đầu tư doanh nghiệp, bạn cần đảm bảo rằng bạn sẽ nhận lại xứng đáng những gì bạn đã bỏ ra.
Hoàn thành quy trình SEO Due Diligence sẽ đảm bảo rằng tiền của bạn được đầu tư vào một doanh nghiệp có hồ sơ tăng trưởng và tiềm năng hoạt động lớn mạnh trong lĩnh vực của nó.