Swot là gì? Cách phân tích và xây dựng ma trận Swot cho doanh nghiệp

10

Để phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của một doanh nghiệp trong marketing và kinh doanh, người ta thường dùng đến mô hình Swot. Vậy mô hình Swot là gì? Và cách phân tích swot như thế nào? Bài viết dưới đây, SEO PLUS sẽ giúp cho các bạn giải đáp những thắc mắc này một cách chi tiết!

Phân tích Swot chính là công cụ hữu ích giúp các doanh nghiệp có thể xây dựng được định hướng phát triển dài hạn trong lĩnh vực kinh doanh nói chung và marketing nói riêng. Nghiên cứu về mô hình Swot chính là bước đệm tốt nhất để doanh nghiệp của bạn có thể phục hồi và tăng trưởng doanh số hiệu quả.

Swot là gì?

mô hình swot

SWOT thực chất là viết tắt của 4 từ Tiếng Anh: Strengths – Thế mạnh, Weaknesses – Điểm yếu, Opportunities – Cơ hội, Threats – Thách Thức. Bốn yếu tố ở trên này đã hợp lại với nhau và tạo thành mô hình SWOT. Phân tích Swot chính là một trong 5 bước cơ bản giúp hình thành chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Với bước phân tích này sẽ giúp doanh nghiệp:

  • Nâng cao được những thế mạnh đã có của doanh nghiệp.
  • Cải thiện được điểm yếu giúp cho doanh nghiệp hoàn thiện hơn.
  • Hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình phát triển kinh doanh.
  • Tận dụng tốt các cơ hội để giúp doanh nghiệp phát triển bứt phá.

Swot chính là mô hình ma trận phân tích kinh doanh nổi tiếng mà các doanh nghiệp muốn áp dụng để cải thiện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Phương pháp phân tích Swot này hiện đang được ứng dụng rất nhiều trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược và đánh giá được các đối thủ cạnh tranh.

Mô hình Swot được áp dụng trong các trường hợp nào?

Mô hình Swot hay ma trận Swot chính là kỹ thuật chiến lược thường được sử dụng để giúp các cá nhân và tổ chức xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong chiến lược xây dựng nội dung hay kế hoạch cho dự án kinh doanh.
Mô hình Swot sẽ giúp cho doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan và sâu sắc nhất về tổ chức, doanh nghiệp, cụ thể trong từng dự án. Vì thế, mô hình này được áp dụng trong rất nhiều công đoạn như:

  • Lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh.
  • Brainstorm ý tưởng mới.
  • Phát triển được các thế mạnh của doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ áp dụng và đưa ra những quyết định phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp tái cơ cấu lại mô hình hoạt động, đội ngũ nhân viên, nguồn lực tài chính…
  • Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ.
  • Thực hiện kế hoạch phát triển cho doanh nghiệp.
  • Lập kế hoạch phát triển sản phẩm mới.
  • Thực hiện chiến lược mở rộng thị trường…

mô hình swot cho doanh nghiệp

Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của mô hình Swot

Không phải ngẫu nhiên mà mô hình Swot lại được các doanh nghiệp ứng dụng phổ biến trong doanh nghiệp. Mô hình Swot được xem là có nhiều ưu điểm như sau:

  • Mô hình này rất dễ hiểu và dễ áp dụng trong thực tế.
  • Phân tích mô hình Swot là miễn phí, bất cứ ai làm kinh doanh cũng có thể phân tích và hoàn thành mô hình này được.
  • Mô hình Swot sẽ giúp doanh nghiệp cung cấp và phân tích tốt về tất cả các vấn đề bên trong lẫn môi trường bên ngoài doanh nghiệp.
  • Mô hình Swot sẽ đưa ra những ý tưởng mới dành cho các doanh nghiệp bằng cách xem xét những vấn đề xuất hiện trong các cột.

Dù là một trong những công cụ tuyệt vời nhưng mô hình Swot cũng có một vài điểm yếu hạn chế như:

  • Kết quả phân tích của mô hình Swot chưa chuyên sâu. Thông thường, các phân tích của Swot khá đơn giản và thường không được đưa ra phản biện.
  • Để có thể phân tích được mô hình Swot thành công, các bạn cần nhiều hơn một bản danh sách về điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Do đó đòi hỏi các bạn cần nghiên cứu chuyên sâu hơn.
  • Việc thu thập và phân tích dữ liệu của Swot có thể là một quá trình hết sức chủ quan phản ánh sự thiên vị của những cá nhân tiến hành bảng phân tích.
  • Các dữ liệu thu thập được trong quá trình phân tích dữ liệu của mô hình Swot sẽ trở nên lỗi thời khá nhanh.

Hướng dẫn cách phân tích và xây dựng chiến lược Swot hiệu quả trong marketing

Hiện nay, sơ đồ mô hình Swot do các doanh nghiệp sử dụng thường được trình bày theo 4 ô vuông mỗi ô vuông này sẽ tượng trưng cho 4 yếu tố chính. Trong quá trình phân tích các bạn nên liệt kê ra các ý chính cho từng hạng mục dưới dạng danh sách. Và cách trình bày sẽ tùy thuộc vào suy nghĩ của mỗi người. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cách phân tích mô hình Swot cho các bạn tham khảo:

Strength – Thế mạnh

swot cho doanh nghiệp

Yếu tố đầu tiên khi phân tích mô hình SWOT đó chính là Strength – Điểm mạnh. Khi phân tích yếu tố này, các bạn cần trả lời được những câu hỏi sau đây:

  • Khách hàng yêu thích điểm gì ở sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp?
  • Doanh nghiệp của bạn có điểm gì mạnh hơn so với đối thủ?
  • Doanh nghiệp của bạn thu hút khách hàng ở điểm gì?
  • Doanh nghiệp của bạn đã và đang ấp ủ những ý tưởng bán hàng độc đáo nào?
  • Doanh nghiệp có những tài nguyên gì mà đối thủ không có?

Sau khi trả lời được hết các câu hỏi này sẽ giúp đem đến cái nhìn tổng quan giúp cho bạn có thể xác định được điểm mạnh, điểm cốt lõi của doanh nghiệp.

Weakness – Điểm yếu

mô hình swot hiệu quả cho doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp quá tự tin vào điểm mạnh của mình cũng sẽ trở thành điểm yếu khiến cho doanh nghiệp không thể nhìn ra được những thiếu sót cần thay đổi. Liệu bạn có thể nhận ra điều gì khiến cho kế hoạch kinh doanh Qúy rồi của công ty bạn không hiệu quả không? Để làm rõ được vấn đề này, các bạn cần phải trả lời được những danh sách câu hỏi dưới đây:

  • Khách hàng của bạn không hài lòng điểm gì về doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn?
  • Khách hàng hay thường gặp những vấn đề gì hay khiếu nại nào thường được đề cập trong các trang review đánh giá về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp?
  • Tại sao khách hàng của bạn lại hủy đơn nhiều hoặc thực hiện không thành công giao dịch?
  • Những trở ngại và thách thức nào đang được đặt ra trong kênh bán hàng hiện tại của khách hàng?
  • Những tài nguyên nào mà các đối thủ đang sở hữu mà bạn thì không?

Sau khi trả lời được những câu hỏi này, các bạn sẽ có được cái nhìn rõ nhất về điểm yếu doanh nghiệp của mình. Từ việc nhận thức ra những điểm yếu này sẽ giúp các bạn cải thiện nhanh chóng những vấn đề còn tồn tại của doanh nghiệp.

Opportunity – Cơ hội

Trong mô hình Swot, Opportunity – cơ hội cũng là yếu tố mà doanh nghiệp của bạn cần lưu ý. Doanh nghiệp có thể tận dụng những cơ hội đến từ:

  • Xu hướng phát triển của công nghệ và thị trường.
  • Sự thay đổi trong chính sách của chính phủ liên quan đến lĩnh vực của bạn.
  • Sự thay đổi về mặt xã hội, dân số, lối sống…
  • Xu hướng của các khách hàng trong những năm gần đây.

Threat – Rủi ro

Yếu tố cuối cùng cần phân tích trong Swot đó chính là Threat – Rủi ro, thách thức. Những yếu tố này có thể gây rủi và ảnh hưởng đến sự thành công hoặc tăng trưởng của doanh nghiệp. Rủi ro này sẽ có thể đến từ các đối thủ cạnh tranh mới nổi, sự thay đổi về luật pháp, rủi ro trong quá trình xoay chuyển tài chính. Hay bất kỳ yếu tố nào có khả năng tác động tiêu cực đến tương lai của doanh nghiệp.

mô hình swot hiệu quả

Tổng kết

Bài viết trên đây đã phân tích giúp các bạn Swot là gì? Và hướng dẫn cách phân tích mô hình Swot cho doanh nghiệp của bạn. Nhờ vào mô hình này mà các doanh nghiệp có thể nhận diện được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi bắt đầu lập kế hoạch kinh doanh hay chiến lược marketing.

Nếu các bạn muốn tìm hiểu sâu thêm về mô hình Swot là gì? Hãy liên hệ ngay với SEO PLUS để được nhân viên tư vấn và giải đáp thắc mắc chi tiết nhé!

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận