Internal link là gì? 6 cách tối ưu link nội bộ hiệu quả 2022
Internal Link thường bị đánh giá thấp dù đây là yếu tố vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả của hoạt động SEO từ khóa. Nó không chỉ tác động đến những trải nghiệm người dùng mà còn giúp cải thiện được vị trí của từ khóa của website trên công cụ tìm kiếm. Bài viết dưới đây SEO PLUS sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo liên kết nội bộ hiệu quả cho website!
Nội dung chính
Internal link là gì?
Internal link thực chất là một liên kết nội bộ từ trang này sang trang khác trên cùng một tên miền. Chúng sẽ thường được sử dụng để điều hướng và chia sẻ giá trị liên kết giúp hỗ trợ cải thiện thứ hạng của website trên trang tìm kiếm. Việc điều hướng này sẽ được thực hiện trên trang web và menu của website cũng được tính là liên kết nội bộ.
Dưới đây là một số dạng liên kết nội bộ phổ biến mà bạn có thể thấy trên cấu trúc website chuẩn SEO đó là:
- Link liên kết nội bộ từ trang chủ đến các danh mục, bài viết.
- Link liên kết nội bộ từ danh mục đến các bài viết.
- Link liên kết nội bộ từ bài viết này đến bài viết kia.
- Link liên kết nội bộ từ menu, footer.
- Link liên kết nội bộ dạng banner đặt trên website.
Phân biệt giữa Internal link và External link
Để hiểu thêm về Internal link, chúng ta tiến hành phân biệt Internal Link và External Link. Theo đó:
- Internal link chính là những liên kết nội bộ nằm ở phía bên trong website.
- External link lại là các liên kết bên ngoài. Chúng sẽ được chia thành 2 loại là: Inbound link và Outbound link.
Điểm khác nhau giữa internal link và external link
Internal link (liên kết nội bộ)
- Miễn phí và dễ quản lý.
- Tạo liên kết tốt qua các nội dung khác nhau trong cùng một website.
- Thường xuất hiện để điều hướng website và nội dung của bài viết.
External Link (liên kết ngoài)
- Khó kiểm soát trừ khi bạn sở hữu một hệ thống các site vệ tinh đủ mạnh trong tay để trỏ backlink chất lượng về money site.
- Tạo sức mạnh và độ uy tín của các website khác sang website đang cần SEO.
- Thường xuất hiện gắn trong các chữ ở nội dung hay còn gọi là Anchor text.
Vì sao các bạn cần phải quan tâm tạo liên kết nội bộ – Internal link?
Từ khái niệm của internal link, các bạn cũng đã hiểu được vì sao chúng ta cần phải tạo liên kết nội bộ cho website. Nhưng dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ ra cho các bạn 3 lý do internal link quan trong đối với 1 website:
- Di chuyển sự uy tín (authority) – Một trung những yếu tố EAT từ trang này đến trang khác trên website nhằm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trong SEO.
- Hỗ trợ điều hướng khách truy cập vào các trang có giá trị và khả năng chuyển đổi cao.
- Thúc đẩy khách hàng truy cập thực hiện các hành động phản hồi như những lời kêu gọi hàng động – call to action. Từ đó, tối ưu hóa tính chuyển đổi cho website của bạn.
Cẩm nang 6 cách đi link nội bộ hiệu quả cho website
Như vậy, các bạn đã hiểu được Internal Link và gì và tầm quan trọng của nó với website như thế nào? Dưới đây, SEOPLUS sẽ giới thiệu 6 cách đi link nội bộ hiệu quả cho website:
Điều hướng link từ các trang có lượng truy cập tốt đến các trang chuyển đổi
Hiện nay, các doanh nghiệp đều rất chú trọng tạo ra những blog hay website để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cho người dùng. Tuy nhiên không ít doanh nghiệp chưa biết cách khai thác lượt người truy cập từ các trang đó để chuyển đổi bán hàng. Vì thế, khi xây dựng internal link nên thêm nhiều liên kết nội bộ từ những bài viết chia sẻ kiến thức đến các trang chuyển đổi nhằm hỗ trợ điều hướng người dùng mua hàng.
Cách thực hiện chi tiết:
- Bước 1: Tìm kiếm những trang có lượt truy cập cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi thấp bằng cách sử dụng Google Analytics.
- Bước 2: Sau đó, bạn xác định những trang url có tỷ lệ chuyển đổi cao như trang bán hàng hay giới thiệu dịch vụ…
- Bước 3: Các bạn sẽ đi link từ trang tìm được ở bước 1 chuyển sang các trang đã tìm được ở bước 2. Bạn nên thực hiện những câu kêu gọi hành động để thu hút khách hàng dễ click.
Thêm liên kết nội bộ từ những trang có tỷ lệ Page Rank cao
Đối với những website có nhiều bài viết sẽ dẫn đến tình trạng có những bài viết có tỷ lệ Page Rank thấp và có những bài viết sẽ có tỷ lệ Page Rank cao. Vì thế cách đi link liên kết nội bộ hiệu quả đó là: Bạn hãy thêm internal link từ những trang có page rank cao tới những trang có page rank thấp.
Xây dựng link nội bộ ở dưới chân website
Liên kết dưới chân website sẽ không được đánh giá cao bằng ở trên đầu. Nhưng các bạn cũng không nên bỏ qua mà cần tận dụng nó để đặt link nội bộ anchor text đến một số trang có nội dung tốt hơn trên website.
Khi người đọc tiếp cận với một bài viết nào đó, nếu họ đọc được chủ đề cần quan tâm thì khả năng cao là họ sẽ click xuống dưới chân bài viết xem còn gì để đọc hay không và click vào 1 số thông tin quan trọng mà bạn đã gắn link ở đó.
Một số nội dung mà các bạn có thể đặt liên kết nội bộ ở dưới website như:
- Giới thiệu về doanh nghiệp của bạn.
- Menu phụ
- Các chương trình đang diễn ra.
- Các dịch vụ chính mà công ty đang thực hiện.
- Các điều khoản, chính sách của website.
Tận dụng Anchor Text thông minh
Anchor text của một website có thể rất phức tạp. Vì sử dụng quá nhiều anchor text cho một bài viết có thể khiến cho bài viết không tự nhiên mang tính chất spam. Bí quyết để các bạn có thể sử dụng anchor text đi link một cách tự nhiên đó là quan tâm xem người đọc đang đọc gì và đảm bảo họ nhận được đúng thông tin khi nhấp vào liên kết.
Xây dựng menu trên đầu của website
Hệ thống menu trên đầu trang cơ bản cũng là phần các bạn cần lưu ý khi xây dựng các link nội bộ. Vì mỗi một mục của Menu sẽ đều trỏ đến các mục chính trong website hoặc về trang có nội dung quan trọng, nổi bật nhất trên website của bạn.
Điều này sẽ giúp cho Google có thể hiểu và đánh giá cao nội dung bạn cung cấp. Ngoài ra, các mục này sẽ được người dùng click vào thường xuyên khi họ quan tâm mang đến lượng độc giả trung thành.
Đặt Internal link tại các page có nhiều backlink chất lượng trỏ về
Bạn hãy tưởng tượng mình là một người bình thường khi chơi với những người nổi tiếng thì chắc chắn bạn cũng được nhiều người biết đến hơn thông qua người bạn này. Tương tự, khi bạn đi link tạo liên kết nội bộ nếu các bạn đặt link tại các trang có nhiều backlink chất lượng trỏ về sẽ giúp nâng cao giá trị của website hơn.
Tạm kết:
Trên đây là một số thông tin tham khảo về Internal Link là gì và cách đi link tạo liên kết nội bộ trong webiste như thế nào cho các bạn tham khảo. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ mang đến cho các bạn nhiều kiến thức SEO hữu ích. Nếu các bạn vẫn còn gặp khó khăn trong việc xây dựng liên kết nội bộ cho webiste của mình. Hãy liên hệ ngay với các chuyên viên tư vấn dịch vụ của SEO PLUS để được tư vấn và hỗ trợ tận tình nhất nhé!
Có thể bạn quan tâm: