10 yếu tố SEO căn bản mà mọi Web Developer đều phải biết?
Nằm lòng những vấn đề cơ bản về SEO có thể giúp các Web Developer làm việc hiệu quả và nâng cao hiệu suất trên Google của website.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để các Web Developer của bạn hiểu được mức độ cấp thiết của nhu cầu SEO của bạn khi họ có rất nhiều công việc ưu tiên cạnh tranh khác?
Nếu như ngày xưa, một chuyên gia SEO có thể tự mình làm khoảng 90% công việc SEO cho một khách hàng nhất định thì hiện nay, SEO còn dựa rất nhiều vào việc sáng tạo nội dung, UX, code development, IT, tầng tầng lớp lớp và cấp độ phê duyệt khác nhau,..
SEO không thể được thực hiện chỉ trong một cấu trúc silo và tất nhiên SEO cần tập trung nhiều hơn vào sự liên kết để tạo ra trải nghiệm chất lượng cho người dùng trên web. Và vì thế mọi chuyên gia SEO luôn cần đến sự hỗ trợ của các Web Developer.
Bạn hoàn toàn có thể làm việc với các Web Developer của công ty hoặc làm việc với một Web Developer bên thứ ba do khách hàng ký hợp đồng. Trong cả hai trường hợp, sự hỗ trợ từ Web Development là rất quan trọng đối với SEO. Thậm chí còn tốt hơn nữa nếu các Web Developer có hiểu biết về các nguyên tắc cơ bản của SEO và đưa chúng vào các bản dựng cũng như công việc bảo trì trang web của họ để tránh phải làm lại về sau.
Dưới đây là checklist 10 yếu tố SEO căn bản mà mọi Web Developer đều phải biết.
Nội dung chính
1. Bảo mật
Bảo mật trang web rất quan trọng đối với các công cụ tìm kiếm. Hãy đảm bảo rằng bạn có SSL tại chỗ và không có bất kỳ lỗi nào ngay từ lúc bắt đầu. Ngoài ra, hãy có các biện pháp bảo vệ cần thiết để đảm bảo trang web không có lỗ hổng nào cho phép các nội dung bị xâm nhập hay thao túng, v.v.
Bị tấn công bảo mật ở bất kỳ cấp độ nào đều ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và tín hiệu tin cậy cho người dùng và công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, hãy lưu ý đến tốc độ trang web và hơn cả thế khi bạn bảo mật trang web bằng bất kỳ plugin, tiện ích mở rộng hoặc công cụ nào.
2. Mã phản hồi (Response Code)
Response Code của máy chủ rất quan trọng. Thông thường, có rất nhiều cách để khiến một trang web render cho người dùng cũng như vô số các thiết kế UX độc đáo giúp thúc đẩy triển khai sự sáng tạo của một số Web Developer.
Bất kể thế nào, hãy đảm bảo mã trạng thái các trang của bạn luôn là 200. Các mã 3xx hoặc 4xx cần được theo dõi và được đưa ra điều chỉnh hợp lí nếu có thể.
3. Chuyển hướng (Redirect)
Nói về chuyển hướng, chúng là một phần quan trọng của quá trình di chuyển và khởi chạy trang web từ một trang cũ sang một trang mới. Nếu bạn không làm bất kỳ điều gì khác trong quá trình khởi chạy của mình, ít nhất hãy triển khai chuyển hướng để đảm bảo tất cả các URL từ trang web cũ có chuyển hướng 301 đến trang chủ đề phù hợp nhất trên trang web mới.
Đây có thể là sự chuyển hướng 1:1 từ trang cũ đến các trang mới hoặc nhiều trang thành một nếu bạn đang cần sắp xếp hợp lý và cập nhật cấu trúc nội dung.
Tuy nhiên giống như với server code ở trên, đừng vội tin tưởng một trang đang hiển thị và cho rằng nó ổn. Hãy sử dụng các công cụ để xác nhận rằng chuyển hướng của bạn là 301.
4. Robots.txt
SEO sẽ không còn gì quan trọng nếu như web của bạn không được index và hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Vậy nên bạn cần lưu ý đến tệp robots.txt từ đầu. Đừng vội vàng upload các tệp và sử dụng mà không kiểm tra kỹ càng.
Một website đang vận hành tốt với nhiều từ khóa trên top cũng có thể bị phá hủy hoàn chỉ vì 1 lệnh chặn nhầm không cho bot vào index.
Ngoài ra, hãy xem xét việc chặn các mục có giá trị thấp như tag page, comments page và bất kỳ biến thể nào khác mà CMS của bạn tạo ra. Thông thường, bạn sẽ cần phải xem xét nhiều thứ tạp nham có giá trị thấp và nếu bạn không thể ngăn các trang tạo ra những thứ này, ít nhất hãy ngăn chúng lập chỉ mục. Đôi khi các lệnh mặc định quá mở và trong các trường hợp khác lại quá hạn chế.
5. Sơ đồ trang web (Sitemap)
XML sitemap là cơ hội của mọi chuyên gia SEO để đảm bảo các công cụ tìm kiếm biết về tất cả các trang của họ. Đừng lãng phí tài nguyên và cơ hội để hình ảnh, các trang không quan trọng và những thứ không nên được ưu tiên lại được tập trung và index.
Hãy đảm bảo tất cả các trang được liệt kê trong XML sitemap render 200 server code. Hãy giữ các trang đó sạch sẽ, không dính lỗi 404s, dính chuyển hướng hay bất kỳ thứ gì không phải là trang đích.
6. URL
URL tốt là một URL ngắn gọn, bao gồm các từ liên quan đến chủ đề của trang, viết thường và không có ký tự, dấu cách hoặc dấu gạch dưới. Hãy xem cấu trúc URL của thư mục con và các trang phù hợp với phân cấp nội dung trong cấu trúc điều hướng và trang web.
Ví dụ: “example.com/level-1/level-2/topical-page.”
7. Thân thiện với thiết bị di động
Hãy nhớ rằng chỉ vì một thứ gì đó hoạt động hoặc trông đẹp mắt trong một trình duyệt không có nghĩa là nó lý tưởng cho một công cụ tìm kiếm.
Đối với việc tìm kiếm, tính thân thiện với thiết bị di động là điều rất quan trọng. Hãy xác thực tính thân thiện của trang web bằng công cụ Google’s mobile-friendly.
Ngoài ra, hãy nghĩ về các nội dung được hiển thị trong phiên bản di động. Google thường index ưu tiên cho thiết bị di động, điều đó có nghĩa là Google luôn xem phiên bản di động của mọi trang web.
Nếu bạn đang ẩn hoặc không hiển thị nội dung quan trọng mà bạn muốn công cụ tìm kiếm xem xét trong phiên bản di động để xem xét UX, hãy suy nghĩ kỹ và biết rằng nội dung của bạn có thể bị thiếu so với những gì Google có thể nhìn thấy.
8. Tốc độ trang web
Tốc độ trang web nằm ở vị trí 8/10 trong danh sách nhưng đây lại là yếu tố SEO quan trọng nhất sau khi bạn đã đảm bảo rằng trang web của bạn có thể được index. Bởi việc tải trang chậm có thể ảnh hưởng đến UX và tỷ lệ chuyển đổi, đồng thời chúng cũng có tác động đến hiệu suất SEO.
Tuy nhiên, không có một cách nào cụ thể có thể giúp tối ưu hóa tốc độ trang web. Việc tối ưu hoá tốc độ trang web thực sự phụ thuộc vào việc làm nhẹ code, thận trọng trong việc sử dụng các plugin hoặc tiện ích mở rộng, có môi trường lưu trữ được tối ưu hóa, nén và giảm thiểu JS và CSS, cũng như kiểm soát kích thước hình ảnh.
Bất kỳ code, tệp và khía cạnh nào có thể gây ra sự thay đổi về hiệu suất hoặc tính không ổn định đều là rủi ro. Hãy xây dựng biện pháp để kiểm soát quản lý nội dung để không tải lên hình ảnh 10M, tải lên một trang hoặc một bản cập nhật plugin bởi chúng có thể làm chậm mọi thứ.
Về cơ bản, hãy giám sát và cải thiện tốc độ trang web liên tục bằng cách sử dụng web.dev hoặc Lighthouse trong Google Chrome browser dev tools.
9. Thẻ tiêu đề (Heading Tags)
Các thẻ tiêu đề là manh mối ngữ cảnh tuyệt vời cho các công cụ tìm kiếm. Hãy nhớ rằng các thẻ tiêu đề dành cho nội dung chứ không phải các phím tắt CSS. Bạn không thể để heading đầu tiên và lớn nhất dưới dạng H5 cũng như không bao giờ được phép để subheading trên trang là H1. Chỉ có một H1 trên một trang nếu có thể.
Có rất nhiều tác động của heading đối với hiệu suất SEO. Tuy nhiên bạn chỉ cần hiểu theo nghĩa đen của 1 heading như trong hệ thống phân cấp và hiểu cách chúng được sử dụng. Hãy sử dụng chúng ở những nơi bạn có thể thay vì CSS khác.
10. Quản lý nội dung & Nội dung động
Như đã nói ở trên, chức năng CMS có thể phá hủy mọi triển khai của 1 Web Developer cho nên hãy tỉnh táo trước mọi quyền kiểm soát bạn đưa ra.
Nếu Web Developer hiểu được kế hoạch nội dung liên tục và nhu cầu của trang web sẽ thúc đẩy người tạo nội dung có quyền kiểm soát những gì họ muốn và cần nhưng không phá hỏng tốc độ trang web hoặc bất kỳ yếu tố SEO trên trang nào.
Có nhiều khía cạnh động như cách gắn thẻ, tạo XML sitemap, chuyển hướng, v.v. có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và bảo vệ trang web cũng như code của bạn để giữ cho mọi thứ ổn định.
Tổng kết
Sự hợp tác giữa các chuyên gia SEO và các Web Developer là rất quan trọng. Bởi SEO dựa trên các phương pháp hay nhất cho technical SEO và cả những thứ khác như việc mở rộng quy mô doanh nghiệp của các mục trên trang.
Các Web Developer khi hiểu được những kiến thức cơ bản về SEO có thể phát triển hiệu suất SEO bền vững. Thêm vào đó, việc này cũng có thể giúp cho công việc phát triển trang web hiệu quả hơn và nhu cầu cập nhật cũng như các yêu cầu “cụ thể cho SEO” ít hơn.