Technical SEO là gì? Checklist Technical SEO mới nhất 2022

10

Technical SEO là một trong ba nhiệm vụ quan trọng trong quá trình SEO website. Thế nhưng nhiều SEOer lại chưa hiểu rõ về tầm quan trọng cũng như cách tối ưu hóa công việc này. Vì vậy, hãy cùng SEO PLUS khám phá chi tiết Technical SEO là gì và những cập nhật Technical SEO checklist mới nhất 2022 ngay trong trong bài viết dưới đây.

Technical SEO là gì? Tầm quan trọng của Technical SEO

Technical SEO hay SEO kỹ thuật là quá trình tối ưu hóa website, giải quyết các vấn đề về kỹ thuật như: Các tệp khai báo, Code SEO HTML, JS, CSS,…hay điều hướng Bots (sitemap.xml, robots.txt,…) nhằm tạo nên một website chuẩn SEO. Ngoài ra, Technical SEO còn giúp các công cụ tìm kiếm, thu thập dữ liệu, lập chỉ mục website vận hành một cách trơn tru, không gặp sự cố.

Có thể nói, Technical SEO vô cùng quan trọng trong quá trình SEO website. Đồng thời, có rất nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau mà một trang web cần đảm bảo để được tối ưu về mặt kỹ thuật. Vì vậy, các SEOer cần đặc biệt quan tâm, cập nhật và tìm hiểu kỹ để có thể tối ưu một cách chuẩn xác nhất.

Technical SEO là gì

Technical SEO là gì

Cập nhật Technical SEO checklist mới nhất 2022

Như đã nói, Technical SEO không chỉ là crawl và index mà nó bao gồm rất nhiều những vấn đề để đảm bảo sự thành công của mọi chiến dịch SEO. Dưới đây là Technical SEO checklist 2022 mà một nhà quản trị website không thể bỏ qua:

Tên miền và thuộc tính tên miền

Mặc dù tên miền và thuộc tính tên miền là một vấn đề khá đơn giản để tối ưu nhưng theo thống kê, nó lại rất ít được quan tâm đến. Thế nhưng bạn cần nhớ rằng, điều tưởng chừng như đơn giản này nhiều lúc lại là yếu tố gây hại nghiêm trọng cho website của bạn.

Chẳng hạn việc đặt thuộc tính www vào tên miền. Bạn không nên đặt một cách tùy ý mà cần thống nhất là có để nó vào tên miền hay không sau đó sẽ cần tối ưu kỹ thuật redirect 301 để đưa tất cả về một định dạng nhất quán. Việc làm này sẽ giúp thuật toán của Google xác định được sự thống nhất về mặt nội dung để tránh tình trạng dù là một trang web nhưng bạn vẫn bị Google Panda xử phạt.

Tên miền và thuộc tính tên miền

Cấu trúc URL tối ưu

Việc quan trọng tiếp theo trong Technical SEO checklist 2022 đó chính là tối ưu cấu trúc URL (permanent link structure) sao cho thân thiện với SEO. Mỗi SEOer sẽ có những định dạng, nguyên lý đặt URL khác nhau. Tuy nhiên, có một số gợi ý trong quá trình đặt URL được Google đánh giá cao bạn cần biết:

  • Sử dụng chữ thường (lowercase characters), không dấu trong mọi URL
  • Sử dụng ký tự dấu (-) để tách các từ trong URL
  • Tối ưu URL một cách ngắn gọn nhất, bỏ qua những ký tự hoặc từ không cần thiết
  • Không sử dụng các ký tự đặc biệt trong URL
  • URL ngắn nhất có thể
  • Sử dụng từ khóa chính trong URL một cách khéo léo chứ không nhồi nhét

Ví dụ: Nội dung bài viết của bạn là về Technical SEO. Bạn có thể đặt URL của mình ở dạng https://seoplus.com.vn/technical-seo

Cấu trúc URL tối ưu chuẩn SEO

Sitemap.xml

Yếu tố tiếp theo bạn cần quan tâm tối ưu nữa đó chính là sơ đồ trang web sitemap.xml. Đây là một tệp XML giúp liệt kê một số thông tin của các trang/bài viết (tiêu đề, ngày xuất bản, ngày cập nhật cuối cùng) đang có sẵn trên website.

Các công cụ tìm kiếm của Google thường sử dụng tệp sitemap.xml này để thu thập dữ liệu. Vì vậy, bạn cần phải tối ưu tệp này một cách hoàn hảo để quá trình SEO website hoàn hảo nhất.

Sitemap.xml

Tối ưu liên kết nội bộ

Liên kết nội bộ (Internal link) được đánh giá là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình SEO. Với yếu tố này, khi thực hiện Technical SEO bạn cần phải quan tâm đến các vấn đề:

  • Nhấp vào độ sâu: Hãy đảm bảo cấu trúc của website càng nông càng tốt, đặc biệt là những trang quan trọng (không để cách trang chủ quá ba lần nhấp).
  • Liên kết bị hỏng: Loại bỏ những liên kết bị hỏng bởi nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thăng hạng của các trang.
  • Liên kết chuyển hướng: Tìm kiếm và cập nhật các liên kết đến trang được chuyển hướng để làm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến thời gian tải và ngân sách thu thập.

Tối ưu liên kết nội bộ

Tối ưu thẻ Robots.txt

File robots.txt là một tệp văn bản được đặt dưới dạng txt và nằm trong thư mục gốc của website. Thẻ này mang đến hướng dẫn cụ thể cho các công cụ tìm kiếm về việc thêm chỉ mục và đưa ra những trang có thể dùng để thu thập dữ liệu.

Việc tối ưu thẻ Robot.txt thường sẽ được thực hiện sau khi bạn hoàn tất tên miền cho website. Công việc định dạng, tối ưu này cũng rất đơn giản. Bạn không cần phải thực hiện thay đổi gì đối với tệp này. Nhưng bạn cần kiểm tra kỹ để đảm bảo không chặn sai làm ảnh hưởng đến quá trình thu thập dữ liệu và lập chỉ mục.

Tối ưu thẻ Robots.txt

Bổ sung Breadcrumb

Sở dĩ Breadcrumb được đề cập đến trong Technical SEO là bởi nó được đánh giá là một yếu tố SEO trong được Google khuyến nghị. Đây là một tập hợp các liên kết đầu, cuối cho phép người dùng điều hướng đến trang chủ hoặc trang danh mục của một website.

Một menu Breadcrumb vừa có khả năng giúp người dùng điều hướng website dễ dàng mà không cần nhấn nút back (quay lại). Vừa đưa ra những gợi ý cho các công cụ tìm kiếm cấu trúc web. Vì vậy, nếu chưa áp dụng Breadcrumb, hãy bổ sung và thêm đánh dấu chúng với schema phù hợp ngay trong quá trình SEO kỹ thuật này.

Bổ sung Breadcrumb

Dữ liệu có cấu trúc (Schema markup)

Dữ liệu có cấu trúc (Schema Markup) được hiểu đơn giản là đoạn mã mà bạn có thể thêm vào các trang cụ thể trên website nhằm giúp cho trình thu thập công cụ tìm kiếm hiểu ngữ cảnh nội dung của bạn. Trong vài năm trở lại đây, Schema Markup được Google sử dụng khá nhiều trong việc đưa ra Kết quả tìm kiếm. Vì vậy, nó trở thành một phần trong Technical Seo checklist 2022 mà bạn cần quan tâm và thêm vào website của mình.

Dữ liệu có cấu trúc (Schema markup)

Thẻ Canonical

Thẻ Canonical cũng là một Technical SEO checklist 2022 mà bạn cần quan tâm để hoàn thiện cho website của mình. Loại thẻ này nhằm giúp kiểm tra xem URL đặt trên website có chuẩn hay không. Để kiểm tra, bạn chỉ cần truy cập vào một trang bất kỳ và nhấp chuột phải vào một vị trí nào đó rồi chọn Kiểm Tra.

Ngoài ra, thẻ canonical còn được sử dụng với mục đích phân trang nhằm tránh tình trạng trùng lặp nội dung khi bạn thêm nội dung từ trang web khác vào website của mình.

Việc cấu hình thẻ canonical trong không quá khó khăn đặc biệt là với website sử dụng mã nguồn WordPress, bạn chỉ cần thêm plugin Yoast SEO là nó sẽ tự động thêm thẻ canonical vào code web.

Thẻ Canonical

Trang 404

Trang 404 sẽ xuất hiện khi người dùng truy cập vào một URL không còn tồn tại trên website. Điều này có nghĩa trang đó đã bị xóa hoặc đã được thay đổi sang một URL khác.

Trong quá trình Technical SEO, việc tối ưu trang 404 cũng không quá phức tạp. Bạn chỉ cần đảm bảo các tiêu chí:

  • Hiển thị trang 404 để thông báo cho người dùng khi gặp lỗi URL
  • Trang hiển thị cần có cấu trúc menu, header hay footer đúng chuẩn
  • Mang đến lựa chọn thay thế cho người dùng
  • Có thể điều hướng đến trang nội dung nào đó hoặc về trang chủ
  • Ngôn từ ngữ sử dụng đảm bảo thân thiện với người dùng…

Xem ngay: Cách khắc phục lỗi 404 trên web

Trang lỗi 404

Https với SSL

Https (Hypertext Transfer Protocol Secure) là một giao thức truyền tải siêu văn bản được kết hợp bởi giao thức http và giao thức bảo mật ssl/stl. Sử dụng giao thức https sẽ giúp thông tin được mã hóa và bảo mật an toàn trong quá trình trao đổi. Điều này có nghĩa là, sẽ không có ai khác ngoài máy chủ và máy khách có thể làm lộ dữ liệu, thông tin ra ngoài. Vì vậy, việc cài đặt giao thức Https cho website cũng là một tiêu chí quan trọng trong Technical SEO.

Https với SSL

Tối ưu tốc độ tải web

Tốc độ tải trang (pagespeed) được đánh giá là một tiêu chí quan trọng nhất trong Technical SEO checklist 2022. Bởi kể cả là bạn hay người dùng khác thì việc thời gian load trang quá lâu đều làm ảnh hưởng đến trải nghiệm, thậm chí gây khó chịu khi phải chờ đợi. Vì thế, việc tối ưu tốc độ tải trang luôn cần được đặt lên hàng đầu.

Hãy sử dụng các công cụ đánh giá tốc độ tải trang như: Google Page Speed Insights, Gtmetrix,.. để xem website của bạn đang ở mức độ nào. Nếu cần, hãy tối ưu ngay bằng cách:

  • Nâng cấp CPU, Ram, bộ nhớ SSD, đường truyền,… trên máy chủ (hosting)
  • Nâng cấp phiên bản PHP
  • Tối ưu hình ảnh (kích thước và dung lượng)
  • Kiểm tra và loại bỏ các plugin không cần thiết
  • Tối ưu hóa các tệp CSS, JS,…
  • Sử dụng Cache trình duyệt

Thân thiện với thiết bị di động

Cho đến thời điểm hiện tại, việc tối ưu website thân thiện với thiết bị di dộng (mobile friendly) đáng lẽ cần phải được thực hiện từ lâu, chứ không phải đợi đến quá trình Technical SEO. Thế nên nếu website của bạn chưa được tối ưu, hãy thực hiện ngay.

Lưu ý, trong quá trình tối ưu, bạn cần nhớ:

  • Các trang nội dung khi hiển thị trên thiết bị di động hay máy tính đều phải có sự đồng nhất
  • Tối ưu cả tốc độ tải trang khi sử dụng điện thoại
  • Hạn chế tối đa các cửa sổ bật lên (pop-up)
  • Cỡ chữ, font chữ, khoảng cách các nút liên kết đều cần được đảm bảo nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng.

Thân thiện với thiết bị di động

Có bản AMP cho trang web

AMP được hiểu đơn giản là việc cung cấp một phiên bản cho website bằng AMP HTML. Đây là phiên bản đơn giản, gọn nhẹ hơn của bản http thông thường. Các trang AMP được tạo ra với mục đích lưu trữ và phục vụ người dùng thông qua bộ nhớ đệm của Google. Từ đó, khi tải trang bạn sẽ cảm thấy nhanh hơn (có khi là ngay lập tức) so với các trang khác.

Có bản AMP cho trang web

Xử lý thin và Duplicate Content

Duplicate content có thể xuất hiện trên bất kỳ website nào kể cả khi bạn viết unique hay original content. Đặc biệt là khi CMS của bạn có nhiều phiên bản của cùng một trang nhưng lại trên các URL khác nhau. Vì vậy, Technical SEO checklist 2022 có đề cập đến việc xử lý các vấn đề về thin và Duplicate content.

Hướng dẫn cách viết bài chuẩn SEO cho người mới bắt đầu - SEO PLUS

Để xử lý vấn đề này, bạn có thể thực hiện theo các cách sau:

Sử dụng tools SEO Audit để tìm lỗi

Để tìm kiếm thin và duplicate content, bạn có thể sử dụng 2 công cụ sau:

Raven Tools Site Auditor: Đây là công cụ quét website bạn để tìm ra lỗi thin và duplicate content. Đồng thời nó cũng sẽ cho bạn biết những page nào cần được update.

Audit website của Ahrefs: Đây cũng là một công cụ giúp bạn tìm lỗi Duplicate Content. Trong Audit website của Ahref sẽ có phần “Content Quality” hiển thị kết quả rằng website của bạn có duplicate content trên một số page khác hay không.

Ngoài 2 công cụ trên, bạn cũng có thể sử dụng tính năng “Batch Search” của Copyscape để kiểm tra kỹ xem nội dung website có phải là duy nhất hay không. Tại đây, bạn hãy tải danh sách của URL lên và kiểm tra xem nơi nội dung đó xuất hiện trên web.

Nếu thấy nó có xuất hiện ở một website khác, hãy tìm kiếm đoạn văn bản đó trong dấu ngoặc kép. Nếu kết quả của Google trả về có hiển thị trang web của bạn ở đầu tiên có nghĩa là Google đã coi bạn chính là tác giả ban đầu của page đó. Và bạn sẽ không cần phải lo lắng về vấn đề duplicate content.

Noindex những trang có nội dung quá ngắn <100 chữ

Thêm thẻ “noindex” vào page cũng là một cách Xử lý thin và Duplicate Content. Bởi thẻ noindex cho Google và các công cụ tìm kiếm khác không index page. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng thẻ noindex của bạn được thiết lập một cách chính xác. Để kiểm tra điều này, bạn có thể sử dụng “Inspect URL feature” trong GSC bằng cách: Nhập URL và click vào “Inspect URL feature”

  • Nếu xuất hiện thông báo “URL is available to Google”, có nghĩa là Google vẫn đang index và thẻ noindex của bạn không được thiết lập chính xác.
  • Nếu bạn thấy thông báo “Excluded by ‘noindex’ tag”, có nghĩa là thẻ noindex của bạn đang thực hiện công việc của nó.

Sử dụng Canonical URL

Hầu hết các page có thin và duplicate content sẽ không được thêm index tag. Lúc này bạn có thể thử sử dụng canonical URL cho các page có nội dung giống nhau bằng cách tạo ra những sự khác biệt nhỏ giữa các page.

Ví dụ: Với một website bán quần áo, một trang sản phẩm được index dành cho áo nam. Bạn có thể thiết lập thành các page về các loại áo, kèm thêm kích thước, màu sắc để có thể dẫn đến các URL khác nhau.

Tóm tắt về Checklist SEO

Tìm hiểu đến đây chắc bạn cũng biết được Technical SEO là gì và vì sao nó được xử lý tách biệt với SEO On-pageSEO Off-Page.

Có thể nói, mỗi vấn đề nêu trên đều vô cùng quan trọng trong quá trình ối ưu kỹ thuật cho website. Tóm lại, khi thực hiện Technical SEO bạn cần phải kiểm tra những vấn đề sau:

  • Tên miền và thuộc tính tên miền ưa thích
  • Kiểm tra và tối ưu lại txt (nếu cần)
  • Kiểm tra và tối ưu hóa cấu trúc URL sao cho thân thiện với SEO
  • Sửa đổi cấu trúc website và các điều hướng
  • Bổ sung menu Breadcrumb vào bài viết, trang và thêm ngay đánh dấu schema cho Breadcrumb
  • Thêm dữ liệu có cấu trúc vào bài viết, các trang con và trang chủ
  • Kiểm tra và hoàn thiện thẻ Canonical URL.
  • Tối ưu hóa các trang 404.
  • Tối ưu hóa sơ đồ trang web sitemap.xml và gửi cho Google.
  • Kích hoạt giao thức HTTPS.
  • Kiểm tra và cải thiện ngay tốc độ tải trang (pagespeed) ở mọi nền tảng.
  • Kiểm tra và xử lý tính thân thiện với thiết bị di động (mobile-friendly) cho website.
  • Xem xét thêm bản AMP cho trang web.
  • Đăng ký website với các công cụ Bing Webmaster, Google Search Console.

Báo giá dịch vụ SEO tổng thể và từ khóa tại SEO PLUS - SEO PLUS

Lời kết:

Technical SEO đơn giản là việc thực hiện các kiểm tra, cài đặt và tối ưu những yếu tố giúp công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu và lập chỉ mục cho website của bạn không gặp phải bất kỳ vấn đề nào. Đồng thời, nếu làm kỹ thuật SEO một cách bài bản, bạn sẽ không phải bận tâm đến việc tìm và xử lý vấn đề nữa và có thể dành thời gian cho việc tối ưu và đẩy thứ hạng từ khóa. Mong rằng, những chia sẻ về Technical SEO checklist 2022 trên có thể giúp bạn hiểu rõ được mọi vấn đề để có những hướng xử lý, tối ưu hoàn hảo nhất.


Tham khảo thêm các dịch vụ tại SEO Plus:

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x