Làm thế nào để khắc phục website bị ảnh hưởng bởi Google Update?
Sau bản cập nhật thuật toán Google vào 5/2022 vừa qua, nhiều bạn đã chỉ biết “kêu trời” vì website bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thứ hạng từ khóa giảm đột ngột, dẫn đến traffic organic cũng “tuột dốc không phanh”. Vậy cách khắc phục website bị ảnh hưởng bởi Google Update như thế nào? Tất cả sẽ có ngay trong bài viết này!
Nội dung chính
Làm sao để biết website bị ảnh hưởng bởi Google Update thuật toán?
Trước khi bắt đầu nghĩ cách để khôi phục lại được thứ hạng từ khóa, trước tiên bạn phải xác định được chắc chắn web bị giảm traffic có phải phải do update hay không.
Cập nhật thông tin trong các nhóm cộng đồng và website uy tín về SEO
Với những đợt update lớn như 5/2022 vừa qua, Google đều có thông báo trước trên Twitter chính thức và trang Google Search Central của mình. Bạn có thể theo dõi 2 kênh này để thường xuyên cập nhật các thông tin mới nhất.
Tuy nhiên, trong năm, Google còn liên tục cho ra mắt nhiều phiên bản cập nhật khác mà không hề có một thông báo nào. Những bản cập nhật này gây ảnh hưởng tới rất nhiều website ở mọi lĩnh vực khác nhau. Vì vậy nếu chịu khó “nghe ngóng” trong các nhóm cộng đồng trên mạng xã hội, bạn sẽ nhanh chóng năm được thông tin. Một số nhóm Facebook mà SEO PLUS thường tham gia để cập nhật tình hình là Nghiện SEO, Trung Úy SEO, Cộng đồng hỏi đáp SEO, Cộng đồng SEO,…Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia các nhóm về SEO trên Telegram hay Twitter để học hỏi thêm nhiều kiến thức về tối ưu website khác.
Nếu bạn có khả năng tiếng Anh tốt và có khả năng nghiên cứu tài liệu từ các website nước ngoài, việc update các thông tin mới nhất của Google sẽ nhanh chóng hơn nhiều. Một số website uy tín mà SEO PLUS khuyên bạn nên theo dõi là Search Engine Journals, Search Engine Land, Blog Rank Math,…Nếu còn gặp rào cản ngôn ngữ khi tìm kiếm thông tin tại các trang này thì hãy theo dõi chuyên mục Tin SEO và Google Update của Blog SEO PLUS thường xuyên nhé.
Đối chiếu với dữ liệu trên các công cụ tracking
Sau khi đã nắm được thông tin về các đợt update qua các trang báo và trang cộng đồng, bạn cần đối chiếu vào traffic thực tế của web để có cái nhìn chuyên sâu hơn. Rank Math Pro hiện là công cụ cho phép bạn kết hợp dữ liệu trên Google Analytics và Google Search Console để phân tích tương đối hiệu quả. Dựa vào các dữ liệu này, bạn có thể đưa ra kết luận về mức độ ảnh hưởng của các phiên bản update thuật toán lên website của mình. Để sử dụng tính năng này bạn vào Rank Math > Analysis.
Ngoài ra, Analysis của Rank Math Pro còn cung cấp cho chúng ta những thông tin về top từ khóa tăng hạng tốt nhất, top từ khóa bị giảm thứ hạng, rank checker, index status,…
Sử dụng Google Data Studio
Nếu bạn đang làm web tự code, không thể cài plugin hoặc không đủ chi phí đầu tư Rank Math Pro, hãy sử dụng Google Data Studio. Đây là một công cụ phân tích dữ liệu miễn phí cực kỳ hữu dụng của Google. Bạn có thể kéo dữ liệu từ Google Analytics, Google Search Console, Ahrefs, SEMRush,…vào dùng blend data để kết nối các dữ liệu này với nhau. Với các số liệu đã được hình ảnh hóa bằng Google Data Studio, bạn sẽ dễ dàng xác định được các từ khóa, nội dung bị ảnh hưởng bởi update, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.
Cách khắc phục website bị tụt hạng bởi Google Update
Tìm ra mục đích thực sự của bản update là gì?
Ở phần trước, chúng tôi đã trình bày cách xác định xem bản cập nhật thuật toán của Google có ảnh hưởng đến trang web của bạn hay không và ở mức độ nào. Chúng ta biết rằng, việc Google update liên tục là để cải thiện trải nghiệm tìm kiếm của người dùng. Vậy thì hãy đi phân tích từ những yếu tố có thể khiến website của bạn đem lại trải nghiệm không tốt cho người dùng trước.
Xác định phạm vi ảnh hưởng trên website của bạn
Ở bước này, bạn cần đào sâu phân tích dữ liệu để tìm ra những nội dung, từ khóa bị tụt hạng có điểm chung là gì. Điều này sẽ giúp bạn rõ hơn về nguyên nhân của bản cập nhật cũng như tìm ra phương án cải thiện hợp lí.
Hãy kiểm tra lại lượng lượng truy cập của từng URL, so sánh với giai đoạn trước update và sử dụng Ahrefs, SEMRush hoặc tính năng Top 5 Losing Posts của Rank Math.
Tính năng Top 5 Losing Posts của Rank Math
Sử dụng Google Analytics để xem các bài viết bị ảnh hưởng bởi Google Update bằng cách vào Behaviour > Site Content > All Pages và điều chỉnh thời gian so sánh với số liệu trước update
So sánh số liệu giữa các khoảng thời gian với nhau là một tính năng rất hữu ích của Google Analytics
Nhờ tính năng này mà bạn sẽ tìm ra được những bài viết bị giảm Pageviews so với thời điểm trước update. Từ đó, bạn tiếp tục kiểm tra xem bài viết nào lượt pageviews giảm là do giảm organic traffic. Đây cũng chính là giai đoạn bạn cần đưa ra kết luận cả website hay chỉ một số trang bị ảnh hưởng bởi update thôi. Nếu cả web của bạn đang bị ảnh hưởng thì đây là dấu hiệu cho thấy chất lượng website của bạn đang có vấn đề, khiến Google quyết định đánh tụt hạng cả trang (có thể liên quan đến E-A-T).
Kiểm tra xem top 5 – 10 các đối thủ mạnh nhất của bạn có bị ảnh hưởng không?
Nếu lượng người có nhu cầu tìm kiếm các từ khóa không đổi và website của bạn bị đánh tụt hạng, mất traffic thì chắc chắn lượng organic traffic này phải rơi vào tay một website khác. Hiểu đơn giản là user và số lượng search không đổi thì traffic chỉ chuyển từ website này sang website khác mà thôi.
Lúc này, bạn cần tự tìm kiếm là các từ khóa đã bị tụt hạng của mình xem những đối thủ nào đang giữ vị trí top đầu, website nào đã chiếm mất vị trí từng là của bạn và so sánh xem cách SEO của họ có gì khác biệt. Bạn có thể thực hiện bước nghiên cứu đối thủ này trên Ahrefs, SEMRush hoặc SimilarWeb.
Nói một cách khác, bạn phải biết được bạn tụt hạng có phải do nội dung kém hơn đối thủ hay không. Và nếu đúng thì nội dung mà đối thủ vượt trội so với bạn viết về vấn đề gì. Đây là bước cực kỳ quan trọng để bạn biết được phải tối ưu lại từ đâu.
Lập kế hoạch và xác định mức độ ưu tiên cho từng vấn đề cần giải quyết
Bây giờ bạn đã nắm được tình hình các đối thủ và biết content của mình đang có vấn đề ở đâu. Vậy thì bước tiếp theo rất đơn giản (SEO PLUS nói là đơn giản chứ không phải dễ dàng đâu nhé) là lên kế hoạch và thiết lập độ ưu tiên cho việc tối ưu lại website, dựa theo mức độ mà các vấn đề này gây ảnh hưởng tới web.
Content là yếu tố quan trọng để Google đánh giá E-A-T (Chuyên môn, Tính thẩm quyền, Độ tin cậy) của một website. Đây là một khái niệm được đề cập rất chi tiết trong Nguyên tắc đánh giá chất lượng của Google.Và yếu tố này chắc chắn sẽ càng thêm quan trọng theo thời gian. Nếu còn nhớ giai đoạn tháng 5/2021 năm ngoái các website thiếu E-A-T bị đánh tụt hạng kinh khủng thế nào thì bạn sẽ hiểu được tầm quan trọng của yếu tố này. Google thâm chí còn từng tuyên bố trực:“ the amount of expertise, authoritativeness, and trustworthiness (E-A-T) is very important.”
- Điều này có nghĩa là bạn cần cải thiện:
- Tính chuyên môn của tác giả viết nội dung
- Thẩm quyền của tác giả và của nội dung cũng như thẩm quyền của toàn bộ trang web
Bạn có thể quan sát thấy sự khác biệt về độ quan trọng của E-A-T tùy thuộc vào lĩnh vực của website. Đặc biệt, các website trong nhóm YMYL (Your Money Your Life) thì trọng số của E-A-T lại càng lớn.
Google chịu trách nhiệm cho các bản Broad Core Updates
“Google nói gì về việc phục hồi sau các bản core update? Việc phục hồi hoàn toàn như ban đầu là có thể hay không?”
Chắc chắn đây là câu hỏi của nhiều webmaster. Sau nhiều năm làm SEO, trải qua nhiều đợt update, chắc hẳn bạn cũng nhiều lần thấy thứ hạng website tăng giảm thất thường, có khi còn mất hút do các bản core update. Dù một thời gian sau mọi chuyện lại đâu vào đấy nhưng những khoảng thời gian như vậy chắn chắn đã khiến bạn mất đi những khách hàng tiềm năng và thậm chi ảnh hưởng lớn tới doanh thu.
Đó là lí do tại sao Google nói rằng việc hồi phục hoàn toàn sau core update là điều không thể.
Làm sao để chuẩn bị cho các bản cập nhật trong tương lai?
Điều quan trọng bây giờ không chỉ còn chỉ là cách khắc phục website bị tụt hạng do update mà là chuẩn bị sẵn sàng và giảm thiếu ảnh hưởng trong các bản cập nhật sau.
Đa dạng hóa nguồn traffic
Mặc dù lưu lượng tìm kiếm tự nhiên là nguồn traffic tốt và tiết kiệm nhiều chi phí nhất, bạn cũng không nên chỉ tập trung vào search traffic. Nếu đây là nguồn traffic và nguồn kiếm doanh thu duy nhất trong mô hình kinh doanh thì sớm muộn gì bạn cũng sẽ gặp rắc rối, mất gần như toàn bộ traffic trong những ngày Google thực hiện update và thứ hạng từ khóa bị đảo lộn liên tục.
Thu hút lượng người theo dõi mới và nuôi dưỡng độc giả
Việc tìm kiếm những độc giả mới từ truy vấn trên công cụ tìm kiếm chắc chắn sẽ khó khăn, tốn kém hơn nhiều việc khuyến khích các user cũ quay lại với trang và lôi kéo người dùng đến từ các kênh khác (mạng xã hội, các website đối tác,…). Vì vậy, bên cạnh việc tối ưu On-page, dành thời gian cải thiện SEO Offpage cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nhờ các nguồn traffic từ mạng xã hội hay backlink từ các diễn đàn, nhóm cộng đồng, các website chất lượng khác, bạn sẽ vẫn có một lượng người dùng ổn định kể cả trong những ngày Google update.
5 kênh bạn có thể sử dụng để kiếm thêm traffic về cho website là:
Hãy luôn nhớ mục đích CUỐI CÙNG của việc làm SEO là gì. Đó không phải tăng thứ hạng từ khóa, tăng thật nhiều traffic mà là TĂNG DOANH THU. Vì vậy bạn không nên chỉ lệ thuộc công cụ tìm kiếm vì đây là một bên thứ 3 mà bạn không thể hoàn toàn kiểm soát được. SEO chỉ là một công cụ để marketing và nâng cao doanh số, còn sử dụng SEO thế nào cho hiệu quả là tùy thuộc ở bạn.