Over optimize là gì? Làm thế nào để tránh over optimized seo cho website?
Trong quá trình làm SEO website, các bạn có thể đã gặp tình trạng Over Optimize. Nhưng không phải ai cũng biết Over Optimize là gì? Và cách làm thế nào để tránh over optimized seo cho website? Tham khảo bài viết dưới đây, SEO PLUS sẽ giúp các bạn giải đáp hết những thắc mắc này một cách chi tiết nhất nhé!
Bạn là một seoer mới bắt đầu vào nghề? Bạn đang nôn nóng muốn website nhanh lên top? Bạn dành rất nhiều thời gian để tối ưu website của mình thật tốt. Nhưng bạn dành quá nhiều thời gian để tối ưu sẽ dẫn đến tình trạng Over Optimize.
Nội dung chính
Over Optimize là gì?
Optimize dịch ra là tối ưu hóa. Và trong hoạt động SEO thì Optimize có nghĩa là tối ưu hóa website trên bộ máy tìm kiếm như Google, Bing. Việc tối ưu hóa này sẽ cần phải thực hiện trên những thành phần cấu tạo nên website: từ khóa, code, UI/UX, nội dung bài viết, backlink…
Quá trình tối ưu hóa này là một phần cực kỳ quan trọng mà người làm Seo cần phải thực hiện mỗi khi xây dựng và phát triển trang web. Tối ưu hóa website sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng quảng bá các sản phẩm/ dịch vụ kinh doanh của mình đến khách hàng trên môi trường internet.
Các dạng Over Optimization
Over Optimization trong Off-Page
Trong thời kỳ đầu của chiến lược seo website nhiều người muốn website đạt được thứ hạng tốt. Họ đã chọn cách nhồi từ khóa và spam backlink về trang web một cách nhanh chóng. Với hành động này, website của bạn sẽ dễ dàng bị phạt bởi thuật toán Google Panda. Nguy hiểm nhất là có thể làm cho website bị de-index (không index được).
Over Optimization trong On-page
Nếu như một SEOer cứ tìm cách nhồi nhét từ khóa và link spamming thì đó là một sai lầm nghiêm trọng. Vào năm 2012, Google đã chính thức đưa ra một hình phạt mới dành cho các web chơi link stuffing và link spamming đó chính là bị phạt mất index hoàn toàn.
Sự nguy hiểm của việc tối ưu website quá liều
Việc tối ưu hóa quá liều over optimize sẽ khiến cho các từ khóa được tối ưu không còn xuất hiện trên công cụ tìm kiếm nữa. Vì vào tháng 4/2012, Google đã đưa ra hình phạt về việc tối ưu seo quá liều cho website. Và hình phạt nặng nhất đó chính là website của bạn sẽ không còn được index nữa.
Google coi những kỹ thuật tối ưu quá đà của bạn chính là kiểu SEO Mũ đen. Nên dù bạn vô tình hay cố ý tối ưu SEO theo cách này thì sớm muộn gì Google sẽ không còn xếp hạng website của bạn. Và chuyện tồi tệ nhất là bạn sẽ phải bỏ luôn đi domain đó.
7 dấu hiệu cảnh báo website của bạn đang bị Over Optimization
Như ở trên, chúng tôi đã phân tích tối ưu hóa quá liều rất nguy hiểm cho website. Nên các bạn cần phải nhận biết sớm để tìm cách cải thiện ngay. Tham khảo bài viết dưới đây để biết một trang web bị tối ưu quá liều khi gặp 7 dấu hiệu sau đây:
Keyword-rich (spam anchor text) trong các liên kết internal link
Internal Link rất tốt cho website của bạn. Tuy nhiên nếu bạn chọn đặt link nội bộ trên các anchor text không liên quan đến chủ đề cũng như nội dung trang, đây là sẽ là một điều xấu cho tiến trình làm seo. Giải pháp phát triển seo dành cho bạn luôn là phải đặt link một cách liên quan, khi đó giá trị link mới được thể hiện, không phải cứ đặt link bừa bãi, đặt cho đủ số lượng
Đa dạng các anchor text là một điều tốt những bạn cũng nên chỉ tập trung vào một vài từ khóa cụ thể nào đó mà bạn muốn seo, đặt quá nhiều anchor sẽ khiến cho Google không thể xác định đang tối ưu seo cho từ khóa nào
Tối ưu các từ khóa không liên quan đến chủ đề của bài viết
Mỗi một bài viết trên trang được tạo ra sẽ được hướng đến một chủ đề cụ thể. Và khi các bạn tối ưu một chủ đề như thế thì bạn chỉ nên tối ưu một, một vài từ khóa cụ thể nào đó. Việc cần làm của các bạn sẽ đó chính là lựa chọn các từ khóa phù hợp để tối ưu, chẳng hạn như một bài viết đang nói về dịch vụ trị nám da mặt bạn không thể tối ưu các từ khóa như quảng cáo kem trị mụn, cách trị mụn được mà những từ khóa mà bạn cần tối ưu phải là các từ: nám da, kem trị nám, cách trị nám. . . Việc các bạn cố tình tối ưu các từ khóa không liên quan trong một bài viết cũng được xem là biểu hiện của tối ưu hóa quá liều trong seo
Điều hướng internal link nội bộ với Trang Chủ
Như chúng ta đã biết hệ thống link nội bộ, hệ thống backlink từ bên ngoài trỏ về website sẽ có một tác động trực tiếp tiến độ seo của các chiến dịch. Và hầu như tất cả các đơn vị làm seo không đơn vị nào lại bỏ qua việc xây dựng hệ thống link nội bộ cùng với hệ thống backlink trỏ về trang cả.
Tuy nhiên khi các bạn đã lạm dụng việc đặt quá nhiều internal link trong bài viết. Hay việc tạo ra quá nhiều backlink không đảm bảo chất lượng, rất có thể site của các bạn sẽ bị đánh giá là spam link. Đây được xem là một điều nguy hiểm. Điều này sẽ là biểu hiện của việc tối ưu hóa quá liều.
Khi xuất hiện quá nhiều link liên kết như vậy là một điều không nên và các bạn cần hạn chế.Giải pháp lúc này dành cho bạn đó chính là mỗi bài viết trên trang bạn chỉ nên đặt từ 2 đến 3 link nội bộ. Đối với các backlink hãy đảm bảo rằng link này được đặt trên những site liên quan và cùng chủ đề.
Sử dụng quá nhiều thẻ H1 trên một trang
Thẻ H1 rất quan trọng đối với quá trình SEO website. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý rằng mỗi trang chỉ nên có 1 thẻ H1. Và việc nhồi nhét quá nhiều thẻ H1 chính là các bạn đang tối ưu quá liều. Các bạn hãy luôn nhớ rằng trên 1 website chỉ cần để 1 thẻ H1 còn lại các bạn nên sử dụng lần các thẻ H2, H3, H4 …cho các tiêu đề phụ cần nhấn trong bài viết.
Liên kết đến các trang web độc hại
Khi làm SEO website, các bạn cần lưu ý nên tạo liên kết đến các trang web gần giống hoặc giống với chủ đề của bạn sẽ giúp website có thể lên TOP. Tuy nhiên khi SEO website, các bạn đừng nên dại dột liên kết với các trang web không liên quan đến lĩnh vực của mình. Hoặc các trang web độc hại điều đó sẽ làm cho website của bạn bị Google đánh giá thấp.
Các bạn cần phải chú ý rằng trang web mà bạn đang có dự định để liên kết. Hãy kiểm tra trang website đó có chất lượng hay không. Nội dung chính được đề cập trên website là gì, chỉ số như thế nào có liên kết out nhiều không, traffic của website là bao nhiều…Sau đó, các bạn hãy đặt liên kết khôn ngoan nhé.
Nhồi nhét quá nhiều đến từ khóa dưới footer. Sidebar
Một website nếu được đặt quá nhiều từ khóa dưới footer thì sẽ làm cho trang website của bạn bị mất giá trị thật sự. Đây chính là bằng chứng để khiến cho Google làm giảm giá trị liên kết footer. Bên cạnh đó, ở vị trí dưới cùng của nội dung của một trang các bạn không nên nhấn mạnh từ khóa đang SEO thì điều này thật sự nguy hiểm có thể dẫn đến over optimize. Dưới phần footer chỉ nên để các thông tin liên hệ như tên công ty, địa chỉ, maps, social … là tốt nhất.
Spam từ khóa trong Url, sử dụng domain siêu tối ưu
Khi tối ưu URL, một số SEOer đã bị ám ảnh và nhồi nhét từ khóa vào các URL. Mà các bạn quên rằng việc tạo URL thương hiệu sẽ làm cân bằng hơn giá trị trên toàn website. Các bạn hãy đa dạng từ khóa mang tính thương hiệu hơn là các từ khóa mà bạn đang SEO. Vì như chúng ta biết nếu công ty đã có thương hiệu thì sau này bạn có seo từ khóa nào nó cũng lên đương nhiên là sẽ đưa dịch vụ và sản phẩm mà bạn cung cấp đến khách hàng tốt hơn.
Cách cải thiện tình trạng Over-Optimizing khi SEO
Khi website bị phạt vì tối ưu hóa quá đà, các bạn đừng quá lo lắng vì mọi vấn đề sẽ có cách giải quyết và khắc phục. Việc bạn cần làm lúc này đó chính là giúp Google nhìn nhận lại website của bạn một cách tự nhiên nhất có thể. Dưới đây là một số cách để tránh Over-Optimizing khi SEO:
Khám bệnh tổng thể cho site
Đầu tiên, các bạn cần sử dụng công cụ hỗ trợ để kiểm tra tình trạng của website bao gồm những yếu tố như:
- Hồ sơ backlinks.
- Lưu lượng traffic của trang.
- Chất lượng nội dung của website.
Sau khi được công cụ check, các bạn phải đưa ra nhận định rằng:
- Website của bạn có đang bị tăng hay giảm traffic bất thường hay không.
- Hệ thống backlinks của trang có bị gắn link bẩn đến từ các nguồn không uy tín hay không?
- Content có bị trùng lặp hay gặp vấn đề thin content không
Các bạn có thể sử dụng các công cụ theo dõi như Google Analytics để thống kê lương traffic bị rớt một cách bất thường. Còn nếu bạn muốn xem chính xác website có phải đang gặp sự cố hay không hãy truy cập vào Google Search Console để xem. Đối với website bị dính mã độc các bạn phải gỡ bỏ mã độc đó và làm sạch database sau đó mới submit lại với Google để khôi phục lại website.
Cách loại bỏ các backlinks bẩn trên website
Nếu website của bạn vô tình bị ai đó gắn các backlinks bẩn vào thì các bạn cần phải dùng công cụ kiểm tra xem link bẩn đó là link nào sau đó mới tiến hành gỡ bỏ. Các bạn có thể gỡ bỏ bằng cách disavow những liên kết bẩn đó.
Thông thường, người ta dùng Ahrefs để có thể kiểm tra xem backlinks bẩn đó xuất phát từ gốc domain nào. Sau đó, các bạn sẽ tiến hành disavow link đó. Hãy loại bỏ hẳn các domain kém chất lượng có đuôi tên miền lạ và loại bỏ cả những backlink không liên quan đến chủ đề của website.
Cân bằng tỷ lệ link Dofollow và Nofollow trên website
Chúng ta không thể có một công thức hay một tỷ lệ chính xác nào cho các bạn biết cần phải để bao nhiêu link dofollow hay bao nhiêu link nofollow cho bài viết. Các bạn có thể dùng công cụ Ahrefs để kiểm tra tỉ lệ dofollow-nofollow của những liên kết trỏ đến, từ đó cân nhắc gỡ bỏ những backlink kém chất lượng.
Các bạn nên cân nhắc remove backlink từ những source có link out quá nhiều. nếu như một website có link out vô tội vạ thì khi trỏ về website bạn cũng không mang lại được gì mà còn gây hại cho website. Do đó, các bạn sẽ chỉ nên giữ lại các backlink chất lượng, có độ trust đến từ các website cùng chủ đề và lĩnh vực bạn đang làm.
Bổ sung các nội dung chất lượng với tần suất đều đặn
Sau khi website đã thực hiện các bước kiểm tra liên kết trỏ về thì việc tiếp theo, các bạn cần làm đó là bổ sung những bài viết chất lượng và liên tục hàng ngày, hàng tuần. Các bạn nên gỡ bỏ đi những nội dung kém chất lượng, bị copy và dính thin content. Tuy nhiên, các bạn hãy lập một kế hoạch phát triển nội dung đều đặn cho site với số lượng hợp lý mỗi ngày. Khi nội dung tốt, dần dần các traffic tự nhiên sẽ đến với site của bạn thông qua các nội dung mới đó.
Cải thiện trải nghiệm và gia tăng traffic chất lượng cho website
Nếu các bạn muốn Google có thể đánh giá website tốt và khôi phục lại nhanh thì cần phải đầu tư thêm 1 yếu tố nữa đó là cải thiện trải nghiệm người dùng và gia tăng traffic chất lượng cho website. Dưới đây là 2 cách đơn giản các bạn có thể áp dụng:
- Cách 1: Đầu tư budget xây dựng vào các bài viết có tính tương tác cao. Hãy đầu tư vào việc tạo ra những bài viết mang tính viral và có nhiều tương tác. Đây chính là cách hiệu quả nhất để Google có thể đánh giá website của bạn tốt hơn.
- Cách 2: Các bạn có thể sử dụng Facebook ads & Google ads để chạy quảng cáo bơm traffic vào site. Traffic đến từ các quảng cáo vào website có thể đem đến những người dùng tự nhiên cho website của bạn khi họ thấy những quảng cáo có chứa nội dung họ muốn xem.
Tiếp tục sử dụng Google Search Console hàng ngày
Việc xây dựng website là cả một quá trình và không phải ai cũng có thể đoán trước được khi nào website của bạn gặp vấn đề và bị Google phạt. Nên cách tốt nhất lúc này đó chính là bạn phải thường xuyên kiểm tra Google Search Console hàng ngày để có thể phát hiện nhanh chóng án phạt do Google thông báo. Và từ đó bạn cần tìm cách để khắc phục ngay.
Tạm kết:
Hy vọng thông qua bài viết dưới đây bạn đã biết Over Optimize là gì? Cũng như biết thêm cách khắc phục tình trạng Over Optimize SEO hiệu quả. Nếu các bạn còn thắc mắc gì về over optimize hãy liên hệ với SEO PLUS để được nhận được phản hồi nhé!