Phân tích website đối thủ để làm gì? Công cụ nào hiệu quả?
Hiểu chính mình sẽ nắm trong tay 50% cơ hội chiến thắng, hiểu rõ đối thủ sẽ quyết định 50% còn lại. Đó là lý do tại sao việc phân tích website đối thủ lại cực kỳ quan trọng trong SEO. Vậy cần lưu ý điều gì khi phân tích web của đối thủ cạnh tranh và các công đoạn thực hiện ra sao?
Nội dung chính
Phân tích website đối thủ quan trọng như thế nào?
Hàng ngàn website đã được tối ưu và lên top. Nếu chỉ đi theo con đường mà họ đã đi, bạn sẽ mãi mãi theo sau họ. Như vậy, cốt lõi của quá trình phân tích web đối thủ là khám phá điểm mạnh điểm yếu của đối thủ, từ đó tìm cho mình một thị trường ngách hay nói cách khác là một lối tắt để hạ gục đối thủ, vươn lên trở thành người dẫn đầu trên công cụ tìm kiếm.
Ai cũng hiểu tầm quan trọng của việc phân tích website đối thủ, nhưng không phải ai cũng biết cần phân tích như thế nào? Áp dụng kết quả phân tích vào chiến lược SEO ra sao? Và đâu là công cụ đánh giá website chính xác nhất? Sau đây là những kinh nghiệm phân tích website hiệu quả từ chuyên gia SEO Plus.
Các yếu tố cốt lõi khi phân tích website đối thủ
Quá trình phân tích website có thể bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như tốc độ tải trang, tên miền, chất lượng tên miền, tính thân thiện với thiết bị di động… Đối với chiến lược SEO thì 3 yếu tố quan trọng nhất là traffic, từ khóa và hệ thống backlink SEO. Vậy SEOer cần làm gì để đánh giá chính xác 3 yếu tố này?
Phân tích đối thủ dựa trên lưu lượng truy cập
Phân tích đối thủ dựa trên lưu lượng truy cập website bao gồm:
- Kiểm tra số lượng truy cập (visits) trên website.
- Số trang xem trên mỗi lượt truy cập (page/ visit).
- Thời gian truy cập trung bình trên website (avg.visit duration).
- Tỷ lệ thoát trang (bounce rate).
Các thông số này phản ánh bức tranh toàn cảnh về tốc độ tăng trưởng traffic của website đối thủ. Từ đó giúp người làm SEO dễ dàng đánh giá mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ theo thứ tự từ cao đến thấp.
Đánh giá chiến lược từ khóa của đối thủ
Chiến lược từ khóa là mấu chốt để một website được công cụ tìm kiếm tìm dễ dàng trên không gian mạng. Quá trình phân tích website đối thủ qua chiến lược từ khóa nhằm mục đích:
- Phân tích các số liệu liên quan đến lượt tìm kiếm, thứ hạng, độ khó, CPC của mỗi từ khóa. Kiểm tra thứ hạng từ khóa, lọc ra những từ có thứ hạng thấp hơn tất cả các đối thủ và sắp xếp theo mức độ ưu tiên để tối ưu lại, nỗ lực cải thiện vị trí trên công cụ tìm kiếm.
- Khám phá những từ khóa hiệu quả và mang lại lưu lượng truy cập nhiều nhất cho website đối thủ. Từ đó tìm kiếm cơ hội phát triển các nhóm từ khóa ngách, từ khóa chiến lược ít cạnh tranh. Nếu nội lực website còn yếu sẽ rất khó đẩy top những từ khóa có lượng tìm kiếm lớn.
- Xem xét mức độ trùng lặp từ khóa giữa các website đối thủ. Từ khóa nào mà tất cả các đối thủ của bạn đều có thứ hạng, còn bạn chưa có. Từ đó tìm ra “lỗ hổng” để xây dựng chiến lược cho website của mình.
- Khám phá những từ khóa có xếp hạng cao hơn đối thủ cạnh tranh. Dựa vào đây, bạn sẽ biết điểm mạnh của website mình là gì? Cần tập trung đẩy những từ khóa nào? Tận dụng cơ hội trên đà phát triển để đẩy SEO mạnh hơn.
Khám phá sơ đồ backlink trên website đối thủ
Tính tới thời điểm hiện tại và trong tương lai, Google khẳng định backlink là yếu tố cốt lõi quyết định thứ hạng SEO. Do đó, khi nghiên cứu backlink của website đối thủ không thể bỏ qua công đoạn phân tích hệ thống backlink.
Khi cả 2 website có cùng mức độ liên quan, yếu tố sức mạnh của backlink chất lượng sẽ quyết định trang nào nằm ở vị trí cao hơn. Thông qua đây, bạn sẽ nắm được chiến lược backlink của đối thủ, biết đâu là các website chất lượng để đặt backlink. Từ đó có cơ sở để lên kế hoạch xây dựng backlink phù hợp cho website của mình.
Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm SEO, bạn không chọn 5 website top đầu để phân tích. Các website có thứ hạng cao thường giấu backlink hoặc sử dụng backlink do chính họ xây dựng để tránh bị tụt vị trí thứ hạng. Điều này sẽ càng khiến quá trình phân tích bị rối thêm, dẫn đến đánh giá sai thông tin các đối thủ.
Quy trình phân tích website đối thủ hiệu quả nhất
SEO thực chất là một cuộc đua thứ hạng. Việc chủ quan khinh địch hay sợ hãi trước đối thủ đều sẽ không mang lại chiến thắng. Quá trình nghiên cứu website đối thủ sẽ mang về nguồn dữ liệu khổng lồ giúp bạn tìm ra chiến lược cạnh tranh đúng đắn cho website của mình. Điều quan trọng là bạn sẽ sử dụng nguồn dữ liệu này làm sao cho hiệu quả nhất? Bạn có thể tham khảo quy trình sau:
Bước 1: Xác định tệp đối thủ mục tiêu
Đầu tiên, từ các số liệu về traffic, bạn sẽ lọc được danh sách các đối thủ nặng ký của mình.
Bước 2: Khám phá chất lượng nội dung trên website đối thủ
Các bài đăng tập trung vào nội dung gì? Nội dung đó có thực sự hữu ích? Lượng độc giả đón nhận ra sao?
Bước 3: Nghiên cứu từ khóa trên website đối thủ
- Xác định hệ thống các từ khóa chung và so sánh thứ hạng giữa chúng. Mục tiêu nhằm cải thiện nội dung và tìm cơ hội vượt qua đối thủ.
- Xác định các từ khóa đối thủ có, bạn chưa có hoặc ngược lại để làm đầy “khoảng trống từ khóa” bằng cách bổ sung các từ khóa ngách, từ khóa đuôi dài…
- Tập trung đẩy những từ khóa đang có xếp hạng cao hơn đối thủ.
Bước 4: Nghiên cứu và cải tạo hồ sơ backlink
Từ dữ liệu về backlink đối thủ, hãy rà soát lại toàn bộ hệ thống backlink trong website của mình. Xem xét số lượng backlink và chất lượng backlink. Với những backlink kém hãy mạnh tay Disavow links và thường xuyên update các backlink đã cũ để tránh google phạt.
Bước 5: Phân tích mạng xã hội
Đối thủ đang đầu tư phát triển trên kênh nào? Những bài viết nào của đối thủ đang được chia sẻ nhiều nhất trên mạng xã hội? Đối tượng chia sẻ nội dung đó là ai? Mạng xã hội là mảnh đất màu mỡ tập trung lượng người dùng sôi nổi. Hãy xây dựng website của mình thật nổi bật trên đa dạng các kênh như Facebook, Youtube, Google +… Dịch vụ SEO entity tại SEO PLUS.
10 Công cụ đánh giá website của Google – Công cụ phân tích website:
Hiện nay có rất nhiều công cụ đánh giá Website cho phép bạn nghiên cứu đối thủ một cách chính xác bằng những con số biết nói. Sau đây là 11 Website được nhiều SEOer tin tưởng
- Google Analytics: Công cụ đánh giá Website của Google cho phép kiểm tra lượng truy cập website và time on site.
- Google Search Console: Đây vẫn là công cụ phân tích website miễn phí của Google cho phép thu thập thông tin và các từ khóa được người dùng tìm kiếm nhiều nhất.
- Ahrefs: Xếp hạng tên miền (Domain Rating), cung cấp cơ sở dữ liệu lớn nhất về cụm từ khóa và nhiều tính năng vượt trội khác.
- Semrush: Phân tích điểm tên miền (Domain Score) và cho phép hiển thị mọi thứ hạng tìm kiếm hữu cơ và trả phí trên bất kỳ thiết bị di động nào, trên bất kỳ mọi quốc gia nào.
- Kissmetrics: Phân tích thói quen mua sắm của khách hàng.
- Alexa: Công cụ ước tính số liệu hành vi, nhân khẩu học và phân tích sức mạnh cạnh tranh (Competitive Power).
- Userfly: Theo dõi hành vi người dùng trong phiên truy cập cuối cùng trước khi quyết định mua hàng.
- Click Tale: Nghiên cứu các danh mục nội dung khách hàng yêu thích nhất.
- Searchmetrics: Phân tích sức mạnh của trang (Page Strength)
- SEOmoz’s Page Strength Tool: Phân tích sức mạnh của trang (Page Strength)
- GoogleRankings.com: Phân tích tần suất xuất hiện các từ khóa.
Lời kết:
Để trở thành người chiến thắng, website của bạn không những phải tốt mà cần phải tốt hơn đối thủ. Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến quy trình phân tích website đối thủ cùng các công cụ hỗ trợ đánh giá website. Hy vọng bạn có thể áp dụng hiệu quả vào chiến lược SEO của mình. Theo dõi website của SEO PLUS hoặc liên hệ Hotline 0868 913 668 để được chia sẻ thêm nhiều kiến thức hữu ích về SEO và tham khảo thêm về dịch vụ SEO của chúng tôi.