Time On Site là gì? Cách tăng Time On Site và giảm Bounce rate

10

Time on site là chỉ số quan trọng đánh giá chất lượng của một website. Cùng SEO PLUS tìm hiểu các kiến thức liên quan đến khái niệm này cũng như cách tối ưu chỉ số time on site cho trang web của mình nhé.

Time on site là gì?

Time on site (TOS) thể hiện thời gian trung bình người dùng ở trên trang web của bạn trong một phiên truy cập. Đối với SEO Onpage, time on site chính là một thước đo để phản ánh tính hữu ích của nội dung trang web. Thời gian trên trang càng cao chứng tỏ website càng hữu ích với người dùng. Đây cũng là một trong những tiêu chí xếp hạng website của Google.

cách tăng time onsite

Time on site cao hay thấp phản ánh chất lượng website

Bên cạnh Time on site, chúng ta cần quan tâm tới một thuật ngữ nữa là Time on page. Time on page phản ánh thời gian người dùng truy cập trên một trang nhất định trên website. Đó có thể là các link đích SEO hoặc trang landing page bán hàng.

Vậy Time On Site và Time Onpage,  yếu tố nào cần quan tâm?

Thực tế, time on site không phải là KPI chính khi làm SEO. Thay vì theo dõi thời lượng trung bình khách hàng truy cập trên toàn site, chủ trang web sẽ quan tâm hơn tới thời gian người dùng ở lại trên một trang nhất định, cụ thể là landing page. Lý do là các trang này có khả năng tạo ra giá trị chuyển đổi, người dùng ở lại trang càng lâu thì khả năng click mua hàng càng lớn.

Cách tính time on site của Google Analytics

Tìm hiểu về cách tính time on site, cần xét đến 2 trường hợp:

  • Trường hợp 1: Người dùng truy cập trang và sau đó thoát ngay lập tức mà không có bất kỳ tương tác nào trên trang. Google sẽ coi đó là tỷ lệ thoát (Bounce rate). Và thời gian trên trang trong trường hợp này là 0.
  • Trường hợp 2: Người dùng truy cập trang và có một số hành động tương tác khác như thích, xem ảnh, video,…. hoặc được chuyển hướng sang trang khác, khi đó ta có công thức tính thời gian trên trang: Thời gian trên trang = tương tác cuối cùng – thời gian để truy cập trang.

Trong Google Analytics, chỉ số time on site được thể hiện dưới một tên gọi khác: thời lượng phiên (Session Duration) và thời gian trung bình của một phiên truy cập (Avg. Session Duration). Cách tính của 2 nhóm chỉ số này hoàn toàn giống nhau, cụ thể như sau:

Ví dụ 1: Khách truy cập vào trang web của bạn theo thứ tự như sau:

Cách tính time on site của Google Analytics

Người dùng ở lại trên trang chủ: 1 phút

Trang 2: 4 phút

Trang 3: 0 phút

Lúc này, time on site là 5 phút.

Ví dụ 2: Người dùng truy cập vào trang chủ, sau đó mở thêm một tab mới

time on site

Lúc này, Google Analytics sẽ tính time on site theo tuyến tính hóa, tức là sắp xếp theo chuỗi thời gian liên tục. Lúc này, sơ đồ được thay đổi theo tuyến tính hóa như sau:

Cách tăng time onsite

Trang chủ: 1 phút

Trang 4: 1 phút

Trang 2: 3 phút

Trang 3: 2 phút

Trang 5: 0 phút

Time on site trong trường hợp này là 7 phút.

Như vậy, việc tăng thời gian trên trang không đơn thuần là giữ chân khách hàng ở lại website càng lâu càng tốt, mà còn cần tăng khả năng tương tác của khách hàng trên site. Sau đây chúng tôi sẽ bật mí 7 cách tăng Time on site hiệu quả cho website.

Cách tăng Time on site cho trang web của bạn

Phân tích kỹ lưỡng hành vi của người dùng

Từ dữ liệu mà Google Analytics thu thập được, bạn sẽ biết được đường dẫn của khách hàng đến trang web của mình. Từ đó, bạn có thể so sánh lưu lượng truy cập đến các liên kết đó trên nhiều kênh khác nhau (Google, Facebook, Youtube, các Forum…). Kết quả so sánh như vậy cho phép bạn xác định kênh nào có kết quả người dùng tốt nhất.

time onsite là gì

Tiếp theo, bạn có thể đo lường mức độ tương tác của người dùng. Phân tích số lượng các trang mà người dùng đã xem sau khi bắt đầu một phiên truy cập. Bạn phải đánh giá được trang nào đang thúc đẩy lưu lượng truy cập nhiều nhất và trang nào đang có tỷ lệ người dùng rời đi cao nhất để kịp thời điều chỉnh. Hãy tập trung đầu tư nguồn lực và tâm huyết cho những trang nhận được nhiều lượng truy cập này.

Không ngừng nâng cao chất lượng nội dung trên website

Có một sự thật mà bạn tuyệt đối không thể phủ nhận, đó là: Chỉ những website có nội dung hay, giá trị và hấp dẫn mới có khả năng “giữ chân” khách hàng ở lại lâu hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc nâng cấp nội dung là một cách tăng Time on site hiệu quả nhất và bền vững nhất.

Cung cấp nhiều thông tin giá trị cho người dùng để tăng time on site

Cung cấp nhiều thông tin giá trị cho người dùng để tăng time on site

Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng, nếu lần đầu vào một trang web mà nội dung bài viết kém chất lượng thì chắc chắn bạn sẽ rời đi ngay lập tức hoặc thậm chí không bao giờ quay lại trang web đó nữa. Do đó, bạn cần nỗ lực tạo ra những nội dung hấp dẫn ngay từ đầu. Để khi khách hàng truy cập lần đầu tiên, họ có nhiều khả năng truy cập vào các trang khác trên website. Những bài viết trên trang cần có nội dung rõ ràng, sáng tạo và phải giải quyết được nhu cầu của khách hàng.

Xây dựng hệ thống các liên kết nội bộ chặt chẽ

Liên kết nội bộ (Internal link) là những mắt xích giúp người dùng khám phá sâu website của bạn. Tuy nhiên, việc chèn các internal link vào bài viết cần khéo léo và có chiến lược cụ thể. Bạn chỉ nên đính kèm các đường dẫn có nội dung liên quan, bổ trợ lẫn nhau và đặt ở vị trí dễ nhìn.time on site

Thêm video vào các bài viết

Đây là một mẹo khá phổ biến thường được áp dụng để tăng Time on site. Khi chèn video, khách truy cập click vào xem video. Điều đó đồng nghĩa với việc thời gian ở lại trên trang sẽ kéo dài hơn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng điều này bởi dung lượng các video lớn sẽ làm giảm tốc độ tải trang ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.

Thêm video vào bài viết giúp tăng time on site và tăng trải nghiệm người dùng

Thêm video vào bài viết giúp tăng time on site và tăng trải nghiệm người dùng

Tạo tính năng comment trên landing page SEO

Tâm lý người dùng thích tham khảo review từ những người đã từng sử dụng sản phẩm. Đó là lý do tại sao nên tích hợp tính năng Comment trên các trang bán hàng. Khách hàng sẽ dừng chân lâu hơn để đọc các bình luận phía dưới bài viết và tham gia tranh luận. Tuy nhiên, không phải loại Landing Page nào cũng chèn được comment, hãy cân nhắc chèn vào trang mang lại hiệu quả cao hơn.

cách tăng time onsite

Tạo trang 404 để hướng dẫn người dùng

Đối với phần còn lại của các trang web đang phát triển, liên kết lỗi 404 sẽ xuất hiện thường xuyên. Nếu trang web của bạn cũng có những vấn đề này thường xuyên. Bạn nên thiết kế trang 404 chuẩn SEO để tạo sự hoàn thiện hơn với người dùng. Thậm chí có thể điều hướng người dùng bằng redirect 301. Bởi lẽ trang 404 là trang trắng và điều này sẽ làm người dùng rời khỏi trang web của bạn ngay lập tức.

time onsite là gì

Sử dụng new tab cho external link

Một cách hiệu quả khác để tăng thời gian trên trang web là sử dụng một tab mới cho các external link bằng lệnh <a href=”#” target=”_blank”> Anchor text </a>.

time onsite là gì

Sử dụng tính năng New tab cho các backlink out ra ngoài

Quản trị viên web có trách nhiệm giữ người dùng trên trang web trong một thời gian dài. Do đó, sử dụng phương pháp này đồng nghĩa với việc khi người dùng tìm thấy một trang thông tin khác mà không cần rời khỏi trang hiện tại.

Trên đây là khái niệm về Time on site và các cách tăng Time on site cơ bản nhất. Thời gian trên trang có ảnh hưởng rất lớn đến thứ hạng SEO. Do đó, hãy kết hợp linh hoạt 7 phương pháp mà chúng tôi vừa nêu trên để mang lại hiệu quả cao nhất!


Dịch vụ của SEOPLUS tại việt Nam

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x