11 SEO Tips giúp tăng tốc độ index của website hiệu quả
Bài viết không được index hoặc index chậm có thể làm chậm quá trình SEO của bạn và thậm chí thể khiến từ khóa bị rớt hạng nhanh chóng. 11 thủ thuật dưới đây của SEO PLUS sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này.
Nếu phải xếp hạng đâu là yếu tố quan trọng nhất trong SEO, theo SEO PLUS có lẽ đó chính là tốc độ index của website. Bạn có thể thực hiện rất nhiều tip hay trick với mục tiêu tăng thứ hạng từ khóa nhưng mọi nỗ lực này sẽ là vô ích nếu nội dung của bạn không được index. Một trang web được index nhanh chóng sẽ có được lợi thế rất lớn trong cuộc đua tới “ngôi vị” TOP1.
Vì vậy, thiết yếu mà bạn phải lưu ý khi làm SEO là liệu nội dung đã được index hay chưa và bot có vào crawl bài của bạn đều đặn hay không.
Một website bị chậm index thường là web có cấu trúc đặc biệt, khiến Google khó hiểu để đọc các dữ liệu trên trang hoặc nội dung không chất lượng, ít traffic nên không được Google đánh giá cao. Nếu website của bạn đang vô tình mắc các lỗi tải trang hoặc chuyển hướng quá nhiều lần thì rất có thể câu hỏi “Làm sao để bài viết được index nhanh?” cũng khiến bạn cực kỳ đau đầu.
Xem ngay các tip giúp URL trên trang được index nhanh để giải quyết tình trạng này dưới đây nhé!
Nội dung chính
1. Kiếm tra trạng thái crawl dữ liệu bằng Google Search Console
Các lỗi liên quan đến crawl data có thể cho thấy nhiều vấn đề tiềm ẩn sâu hơn trên trang của bạn. SEO PLUS khuyên bạn nên kiểm tra trạng thái crawl của bot định kỳ (thường là 30 – 60 ngày) để nhanh chóng phát hiện các lỗi và đưa ra phương án cải thiện kịp thời. Đây là bước đầu tiên của SEO, nếu không làm được điều này thì mọi nỗ lực của bạn đều “đổ sông đổ bể”.
Ngay bên cạnh sidebar của Google Search Console, bạn có thể kiểm tra trạng thái crawl data của mình ở tab Index:
Ngoài ra, nếu có trang nào bạn muốn loại bỏ khỏi web của mình, vào tab Removals để thao tác. Đây là một công cụ cực kỳ hữu ích mà bạn nên tận dụng khi có các link được redirect tạm thời hoặc bị lỗi 404. Thao tác này sẽ khiến URL hoàn toàn bị xóa index khỏi Google vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng nhé!
Một số lỗi crawl data thường gặp và cách giải quyết
Nếu bạn đang “đen đủi” bị mắc phải các vấn đề về crawl data, giải pháp có thể rất đơn giản hoặc phức tjap tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của các lỗi kỹ thuật trên trang của bạn. Các lỗi thường gặp nhất có thể kể đến như:
- Lỗi DNS
- Lỗi server
- Lỗi Robots.txt
- Lỗi 404
Để biết lỗi đang gặp phải là gì, bạn có thể sử dụng URL Inspection tool trên Google Search Console để biết Google đang đánh giá trang của bạn thế nào. Việc không tìm nạp và hiển thị trang đúng cách có thể là dấu hiệu của lỗi DNS và cần bên cung cấp DNS cho bạn giải quyết.
Để giải quyết các lỗi server, bạn cần biết được cụ thể điều gì gây ra lỗi. Các lỗi thường gặp nhất là:
- Timeout.
- Connection refused
- Connect failed
- Connect timeout
- No response
Hầu hết các lỗi server chỉ là tạm thời, bạn chỉ cần liên hệ với bên cung cấp host để kiểm tra và sửa lỗi.
Mặt khác, lỗi Robots.txt lại có thể gây ra nhiều rắc rối hơn. Nếu file robots.txt trả mã phản hồi 200 hoặc 404 có nghĩa là công cụ tìm kiếm đang gặp khó khăn để lấy dữ liệu trong file này. Hãy kiểm tra xem robot.txt của bạn có đang chặn bot vào crawl data trên website không và submit lại file.
2. Tạo một Mobile-Friendly Webpages
Hiện nay, Google ngày càng ưu tiên lập chỉ mục tìm kiếm trên thiết bị di động cho các trang vì vậy bạn cần lưu ý tối ưu web cho cả desktop và mobile.
Tin tốt là nếu phiên bản trên máy tính được lập chỉ mục, người dùng di động vẫn có thể tìm thấy trang nếu bản cho mobile không tồn tại hoặc chưa được index. Tuy nhiên, tin xấu là thứ hạng của bạn có thể bị ảnh hưởng.
Các chỉnh sửa kỹ thuật bạn nên điều chỉnh ngay để giúp website thân thiện hơn với thiết bị di động hơn, bao gồm:
- Sử dụng thiết kế web responsive
- Chèn viewpoint meta tag vào content của trang
- Giảm kích thước các tệp CSS và JS trên trang
- Tối ưu và nén ảnh để tăng độ tải trang
- Giảm kích thước các phần tử UI trên trang
Lưu ý: Khi thiết kế web, đừng quên test tốc độ tải trang bằng Google PageSpeed Insights. Đây là một yếu tố xếp hạng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng của bạn.
3. Cập nhật nội dung thường xuyên
Công cụ tìm kiếm sẽ crawl trang của bạn thường xuyên nếu bạn lên nội dung mới và update các bài viết cũ đều đặn. Việc đặt lịch lên bài thường xuyên là một tín hiệu cơ bản để công cụ tìm kiếm hiểu rằng website của bạn đang được cải thiện và cần được crawl thường xuyên hơn.
4. Submit Sitemap với mỗi loại công cụ tìm kiếm mà bạn muốn tham gia xếp hạng
Một tips để cải thiện khả năng index hiệu quả là submit sitemap thường xuyên trên Google Search Console và Bing Webmaster Tools (nếu bạn muốn được xếp hạng trên Bing). Bạn có thể dùng sitemap generator để tạo một file XML có chứa các URL chính tắc của mỗi trang.
5. Tối ưu cấu trúc website
Thiết lập một cấu trúc thông tin nhất quán là rất quan trọng để đảm bảo rằng trang web của bạn không chỉ được lập chỉ mục đúng cách mà còn được tổ chức hợp lý.
Việc tạo các danh mục chính để chứa các nội dung liên quan có thể giúp các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục chính xác nội dung trang web theo các danh mục nhất định.
6. Deep Link tới các trang “cô đơn”
Nếu một webpage trên trang hoặc subdomain của bạn đang không có link nào trỏ đến hoặc bị lỗi khiến bot không thể crawl data, bạn có thể giúp trang này được index bằng cách đi link từ domain bên ngoài về. Đây là một chiến thuật vô cùng hữu ích để tăng tốc độ index cho trang. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với các trang trùng lặp chưa được gắn canonical phù hợp.
7. Giảm dung lượng các Resources có thể làm tăng thời gian tải trang
Việc bắt các công cụ tìm kiếm crawl các hình ảnh kích thước lớn và không được tối ưu sẽ tiêu hao tài nguyên crawl mà website của bạn được phân bổ. Điều này vô tình sẽ khiến web của bạn index chậm hơn.
Các công cụ tìm kiếm cũng thường gặp khó khăn khi cào dữ liệu các elements trong backend của website (Ví dụ như Google đã từng rất vất vả để có thể đọc hiểu được JavaScript). Thậm chí các resourse như Flash hay CSS cũng có hiệu suất kém hơn trên mobile và làm tiêu tốn tài nguyên crawl dữ liệu trên web của bạn.
Vậy là, bằng một cách nào đó tài nguyên crawl của bạn đã bị tiêu hao vào những yếu tố kém quan trọng hơn.
Hãy chắc chắn là tốc độ tải trang trên web của bạn được tối ưu tốt nhất có thể, đặc biệt là trên mobile. Bạn cũng có thể bật bộ nhớ đệm và nén để giúp các trình thu thập thông tin trang web của bạn nhanh hơn.
8. Sửa các trang chưa thẻ noindex
Có thể bạn đã biết rằng cần phải đặt thẻ noindex có nội dung bị trùng lặp hoặc chỉ các tác dụng tương tác với người dùng.
Bạn có thể xác định các trang web có thẻ noindex đang khiến chúng không được index bằng cách sử dụng Screaming Frog. Plugin Yoast dành cho WordPress cho phép bạn dễ dàng chuyển một trang từ index sang noindex. Bạn cũng có thể thực hiện việc này theo cách thủ công trong backend của các trang trên trang web của mình.
9. Đặt tỉ lệ crawl tùy chỉnh phù hợp
Trong phiên bản cũ của Google Search Console, bạn có thể làm chậm hoặc tùy chỉnh tốc độ crawl dữ liệu nếu bot Google gây ảnh hưởng tiêu cực đến trang. Điều này cũng cho phép trang web của bạn có thời gian để thực hiện những thay đổi cần thiết nếu đang trong quá trình thiết kế lại hoặc chuyển web.
10. Loại bỏ các nội dung trùng lặp
Việc có một lượng lớn nội dung trùng lặp có thể khiến tài nguyên và tỉ lệ crawl của bạn bị giảm đáng kể. Bạn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách để noindex hoặc đăth thẻ canonical cho các trang này. Đi kèm với đó, bạn cũng cần tối ưu các thẻ meta trên mỗi trang để ngăn công cụ tìm kiếm hiểu nhầm các trang tương tự thành trang trùng lặp khi crawl.
11. Chặn tất cả các trang bạn không muốn bot vào crawl
Sẽ có vài trường hợp bạn không muốn công cụ tìm kiếm vào crawl trang. Để làm điều này sẽ có các cách:
- Đặt thẻ noindex
- Đặt URL vào file robot.txt
- Xóa các link này trong Serach Console
Việc này sẽ giúp các trang muốn crawl được hiệu quả hơn thay vì bắt công cụ tìm kiếm phải đi đọc tất cả các trang trên web
SEO PLUS hi vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn cải thiện khả năng index của website hiệu quả. Dù nhiều người cho rằng web có được index hay không là do Google quyết định nhưng thực tế tất cả đều vào phụ thuộc vào hoạt động tối ưu của bạn.