Doanh nghiệp nhỏ: 11 cách để cải thiện thứ hạng website khi SEO?
SEO là quá trình tối ưu hóa trang web của bạn để xếp hạng cao hơn trong các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo, v.v. Mục tiêu của bạn là trả lời những truy vấn của người dùng – những người có thể trở thành khách hàng của bạn. Ngoài ra, doanh nghiệp nhỏ của bạn cũng cần phải xuất hiện trong các loại kết quả tìm kiếm khác nhau như Google Maps, các kết quả tìm kiếm organic, featured snippet, hình ảnh và video, v.v. – để tối đa hóa khả năng hiển thị của bạn.
Checklist 11 cách cải thiện thứ hạng website khi SEO được SEO PLUS xây dựng giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ để có thể cạnh tranh với các thương hiệu và các doanh nghiệp lớn khác trong kết quả của Google Tìm kiếm.
Nội dung chính
Tại sao doanh nghiệp nhỏ nên làm SEO?
Với SEO doanh nghiệp nhỏ, thách thức của bạn nằm ở việc không có nhiều ngân sách như các đối thủ lớn hơn, không có đội ngũ SEO chuyên dụng hoặc không có nhiều thời gian để cập nhật tất cả những update mới nhất trong lĩnh vực tìm kiếm. Bên cạnh đó, bạn không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp nhỏ khác mà còn có cả các nhà xuất bản, các thương hiệu lớn và tất cả các loại nguồn thông tin khác xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
Vì vậy, cần đánh giá hiệu suất SEO doanh nghiệp nhỏ như thế nào và nên tập trung vào điều gì tiếp theo để đạt được thành công lớn hơn? Trong bài viết dưới đây, SEO PLUS sẽ giới thiệu đến bạn checklist SEO gồm 11 cách để cải thiện thứ hạng website dành cho các doanh nghiệp nhỏ, từ đó giúp bạn sắp xếp thứ tự ưu tiên và tập trung vào những nhiệm vụ SEO thực sự cần thiết, bao gồm:
- Vấn đề cần giải quyết.
- Tầm quan trọng.
- Các công cụ để sử dụng.
- Các cam kết thời gian liên quan.
11 cách cải thiện thứ hạng website cho doanh nghiệp mới bắt đầu
1. Xác định rõ vấn đề cần giải quyết cho khách hàng
Bạn sẽ rất lãng phí tài nguyên nếu các tìm kiếm có trả tiền của bạn target sai người hoặc gửi sai thông điệp đến đúng người. Trước khi làm SEO, trước tiên bạn cần phải hiểu cách mọi người đang tìm kiếm, biết được bạn đang cố gắng tiếp cận ai và bạn sẽ giải quyết vấn đề gì cho họ bằng cách bắt đầu tự vấn những câu hỏi như:
- Bằng cách nào, khi nào và ở đâu thì khách hàng sẽ cần sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?
- Khách hàng của bạn đang sử dụng điện thoại di động, desktop hay máy tính bảng?
- Nhu cầu của khách hàng được thúc đẩy bởi yếu tố chủ quan trong mong muốn cá nhân hay bị ảnh hưởng bởi các sự kiện và vấn đề khách quan?
Những câu hỏi này sẽ cho bạn cái nhìn rõ hơn về ngôn ngữ mà khách hàng sẽ sử dụng để tìm thấy doanh nghiệp của bạn, từ đó thúc đẩy quá trình nghiên cứu từ khóa và sáng tạo nội dung của bạn.
2. Khắc phục sự cố kỹ thuật SEO
Trang web doanh nghiệp nhỏ của bạn có thể rất hoàn thiện về hình thức bên ngoài và các yếu tố đồ hoạ như màu sắc, font chữ.. nhưng vẫn không thể tránh khỏi các vấn đề kỹ thuật “ẩn” có thể ảnh hưởng đến thứ hạng và traffic của bạn.
Trước khi làm nội dung hoặc lên các chiến dịch liên kết, hãy dành thời gian để tu sửa nền tảng của bạn, bởi một cấu trúc trang web vững chắc sẽ giúp các công cụ tìm kiếm có thể crawl data và index các trang web của bạn một cách chính xác.
Một số vấn đề kỹ thuật SEO phổ biến nhất thường liên quan đến:
- Tốc độ trang.
- Nội dung trùng lặp .
- Liên kết bị hỏng.
- Sử dụng không đúng các phần tử canonical link.
3. Tối ưu hóa trang web
Tối ưu hóa on-page không chỉ là vấn đề về việc đặt từ khóa mục tiêu ở những vị trí chiến lược trên trang, mà đó còn là việc phát triển nội dung có cấu trúc phù hợp, chất lượng cao được viết bằng ngôn ngữ tự nhiên kết hợp với việc thêm các từ khóa được target một cách thích hợp trên trang web của bạn.
Bạn sẽ thiếu các tín hiệu xếp hạng quan trọng cho trang nếu không tối ưu hóa các yếu tố dưới đây, bao gồm:
- Title và subheading.
- Hình ảnh và video.
- Mô tả meta.
- Nội dung chính.
- Internal link.
4. Tối ưu hóa hồ sơ Google Business
Google Business Profile (Hồ sơ doanh nghiệp trên Google) của bạn sẽ cung cấp tất cả thông tin mà khách hàng tiềm năng của bạn cần để tương tác với bạn, bao gồm các hoạt động như: gọi điện, chỉ đường lái xe, đặt hàng trực tuyến hoặc chuyển đổi trực tiếp từ danh sách.
Bước đầu tiên để tối ưu hóa danh sách Google Business Profile của bạn là xác nhận quyền sở hữu và xác minh danh sách đó. Hãy đảm bảo cung cấp nhiều thông tin yêu cầu nhất có thể và tải lên cả ảnh và video để làm nổi bật danh sách của bạn. Vấn đề lựa chọn danh mục cũng cực kỳ quan trọng, hãy đảm bảo chọn đúng danh mục cho doanh nghiệp của bạn bởi danh mục chính sẽ hướng dẫn các thuộc tính và các tính năng khác có sẵn cho bạn.
Trong trường hợp nâng cao hơn, bạn cũng có thể truy cập phần Q&A của người dùng ở trên danh sách của bạn, dành thời gian để tạo các câu hỏi và câu trả lời. Là một doanh nghiệp nhỏ, điều quan trọng là bạn phải nắm được những câu hỏi của người dùng hoặc có thể tạo câu hỏi của riêng mình và cung cấp câu trả lời để chủ động cung cấp thông tin giúp người tìm kiếm chuyển đổi.
5. Tìm hiểu hoạt động của đối thủ cạnh tranh và làm tốt hơn
Các đối thủ cạnh tranh online có thể khác hoàn toàn với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực địa phương của bạn. Đối với SEO, bạn nên chú ý đến các trang web đang hiển thị trong 5 đến 10 vị trí hàng đầu của kết quả tìm kiếm Google cho các từ khóa được target của bạn vì đó sẽ là những đối thủ mà bạn muốn phân tích hoạt động.
Khi thực hiện phân tích cạnh tranh, hãy sử dụng các công cụ để tìm hiểu xem:
- Những trang web đó được xếp hạng nhờ điều gì?
- Đối thủ của bạn đã index bao nhiêu trang web?
- Cấu trúc trang web của họ là gì?
- Chất lượng của hồ sơ backlink?
- Họ có đang xếp hạng cho các từ khóa long-tail mà bạn có thể target hay không?
- Có những từ khóa nào họ đã bỏ lỡ mà bạn có thể target không?
Ngoài ra, tốc độ trang cũng là một yếu tố quan trọng trong thuật toán xếp hạng của Google vì đối thủ của bạn sẽ thường chạy các landing page của họ thông qua các công cụ về tốc độ trang. Hãy tìm kiếm những điểm yếu của đối thủ bằng cách sử dụng công cụ Page Speed Insights của chính Google.
6. Quản lý dữ liệu danh sách doanh nghiệp địa phương và các đề cập trực tuyến
Ngoài Google Business Profile trên Google, bạn cũng cần kiểm soát tính chính xác trong dữ liệu doanh nghiệp địa phương của mình vì tính nhất quán rất quan trọng.
Các trình tổng hợp dữ liệu (ví dụ: Neustar Localeze, Factual) thường chia sẻ thông tin về các doanh nghiệp địa phương, bao gồm NAP, tức viết tắt của tên, địa chỉ và số điện thoại doanh nghiệp.
Hãy đảm bảo thông tin NAP của doanh nghiệp bạn nhất quán và chính xác. Danh sách doanh nghiệp địa phương và citation (tức là các đề cập trực tuyến về một doanh nghiệp) có thể giúp cải thiện sự hiện diện tại địa phương của bạn.
7. Nhận liên kết từ các trang web trong khu vực địa phương của bạn
Hầu hết các chủ doanh nghiệp nhỏ không bao giờ chú trọng tới liên kết. Tuy nhiên, nhận được các liên kết đến trang web của bạn có thể giúp cải thiện thứ hạng của bạn, từ đó đem lại doanh số bán hàng nhiều hơn và nhiều khách hàng hơn. Để thu hút liên kết, hãy thử tiếp cận từ góc độ công khai, chẳng hạn như chúng ta có thể làm gì để quảng bá về doanh nghiệp của mình, giáo dục người khác và tham gia vào cộng đồng?
8. Thêm schema markup
Schema Markup có thể giúp các tín hiệu của công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về các thành phần trang khác nhau, chẳng hạn như:
- Tên doanh nghiệp.
- Địa chỉ nhà.
- Số điện thoại.
- Xếp hạng.
- Giờ kinh doanh.
- Đơn vị tiền tệ được chấp nhận.
- Khu vực phục vụ.
- Số lượng nhân viên.
….
Sử dụng Schema Markup cũng có thể giúp bạn xuất hiện trong các đoạn code chi tiết trong SERPs.
9. Tập trung vào các bài review
Bất cứ ai đều có nhu cầu tìm kiếm các bài review (đánh giá) trước khi mua hàng. Đánh giá địa phương là một trong những yếu tố xếp hạng tìm kiếm địa phương hàng đầu vào năm 2021, theo báo cáo Các yếu tố xếp hạng tìm kiếm địa phương của Whitespark .
Ngoài ra, bạn cũng có thể cải thiện chuyển đổi của mình bằng cách nhận đánh giá và phản hồi từ khách hàng thông qua việc tổ chức và quản lý chiến dịch đánh giá. Hoặc, bạn có thể chỉ cần khuyến khích khách hàng để lại đánh giá trên các trang web đánh giá trực tuyến lớn. Những kỹ thuật này có thể giúp bạn nhận được nhiều đánh giá địa phương hơn.
Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng bạn cũng phản hồi các đánh giá của người dùng. Câu trả lời của bạn không chỉ hiển thị với người đặt câu hỏi mà còn hiển thị cho tất cả những người tìm kiếm địa phương khác có thể sẽ xem bài đánh giá của bạn trong tương lai. Ngay cả những đánh giá tiêu cực cũng là cơ hội để kết nối với khách hàng và thể hiện rằng doanh nghiệp của bạn rất quan tâm đến khách hàng.
10. Tạo Video & Hình ảnh cho Từ khoá Cạnh tranh
Trang web cần nội dung, tức từ ngữ để các công cụ tìm kiếm hiểu nội dung của chúng. Tuy nhiên, nội dung có thể vượt ra ngoài từ ngữ và đôi khi bạn cần phải dùng đến cả hình ảnh và video. Trên thực tế, nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc hiển thị các từ khóa cạnh tranh của mình, tại sao không thử một video hoặc một hình ảnh được tối ưu hóa đúng cách?
Bởi tối ưu hóa hình ảnh ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn khi có thể tạo ra nhiều lợi thế như trải nghiệm người dùng tốt hơn, thời gian tải trang nhanh hơn và cơ hội xếp hạng bổ sung.
11. Kết hợp SEO organic với chạy quảng cáo khi mới bắt đầu
Nếu bạn mới bắt đầu với SEO, đôi khi bạn sẽ cần phải bắt đầu tạo khách hàng tiềm năng ngay lập tức nhưng có thể mất một khoảng thời gian để thấy được kết quả vì SEO là một “cuộc chơi” dài hạn. Khi ấy, hãy dành ra một khoản ngân sách trả phí để sử dụng trong việc tạo và giữ khách hàng tiềm năng của mình.
Ngay cả sau khi bạn có một lượng lưu lượng traffic organic ổn định đến trang web, bạn vẫn có thể cân nhắc kết hợp với chạy chiến dịch tìm kiếm trả phí.
Quảng cáo PPC có thể giúp tăng cường sự hiện diện organic của bạn bằng cách cung cấp cho bạn vị trí mà bạn không thể lọt vào các kết quả tìm kiếm organic hàng đến từ sự cạnh tranh.
Tổng kết:
Để cải thiện thứ hạng website khi SEO cho doanh nghiệp nhỏ đòi hỏi rất nhiều việc cần làm và có thể quá tải với bạn, nhưng chỉ cần bắt đầu với mục tiêu đầu tiên mà bạn biết mình có thể hoàn thành thì theo thời gian, bạn sẽ khám phá ra các công cụ SEO địa phương có thể thực hiện nhanh hơn, dễ dàng hơn, từ đó tạo ra sự khác biệt cho bạn.
Bạn sẽ xây dựng nhiều liên kết đến từ các nguồn địa phương có liên quan, có uy tín. Bạn sẽ thêm các bài đăng blog mới và nội dung khác vào trang web của mình, giúp bạn xếp hạng trên nhiều cụm từ tìm kiếm hơn. Với 11 cách dưới đây, bạn hoàn toàn có thể thành công cải thiện thứ hạng website khi SEO cho doanh nghiệp nhỏ!