Google Rankbrain là gì? Cách tối ưu thuật toán RankBrain

10

Bắt đầu từ năm 2017, Google đã thông báo rằng Rank Brain chính là một trong những yếu tố xếp hạng quan trọng của họ. Và Google Rank Brain đã trở thành tín hiệu quan trọng thứ ba góp phần làm ảnh hưởng đến kết quả truy vấn của Google. Trong bài viết hôm nay hãy cùng SEO PLUS tìm hiểu chi tiết: Google Rankbrain là gì? Thuật toán Rankbrain có ảnh hưởng như thế nào đến SEO?

Google RankBrain

Google RankBrain là gì?

Google RankBrain được biết đến từ năm 2015. Đây là một thuật toán Google được xây dựng trên nền tảng hệ thống trí tuệ nhân tạo Machine-learning được áp dụng vào tháng 10 năm 2015. Hiện nay, RankBrain được Google đã được sử dụng để phân loại và xử lý kết quả tìm kiếm một cách thông minh nhằm đưa ra những trang phù hợp nhất cho các truy vấn cụ thể của người dùng.

Hoạt động dựa trên từ khóa, RankBrain có tác động tăng hoặc giảm tầm quan trọng của các yếu tố quyết định thứ hạng của từ khóa trong bài viết. Ví dụ như: backlinks, độ mới của nội dung, độ dài bài viết cũng như tính tin cậy của domain, v.v…

Tiếp theo, RankBrain sẽ bắt đầu tập trung vào cách mà người dùng Google tương tác với các kết quả tìm kiếm mới. Nếu như người dùng thích cách mà thuật toán mới vận hành và nhận thấy những kết quả tìm kiếm này mang lại giá trị cho họ. Thì thuật toán đó sẽ được RankBrain giữ lại. Nếu không mang đến lợi ích cho người dùng, RankBrain sẽ tự động quay về sử dụng thuật toán cũ.

Google RankBrain là gì?

Google RankBrain hoạt động như thế nào?

Trên thực tế, RankBrain được xem như một hệ thống máy giúp hỗ trợ Google sắp xếp kết quả tìm kiếm. Nó sẽ có 2 nhiệm vụ chính:

Hiểu truy vấn tìm kiếm (từ khóa)

Theo nghiên cứu trước đây khi chưa có RankBrain, 15% số lượng từ khoá mà người dùng gõ vào Google là những từ khoá chưa bao giờ được xuất hiện trước đó. Lúc này, Google sẽ tiến hành quét các trang để nhận biết có chứa đúng từ khóa chính xác mà người dùng đang tìm kiếm hay không. Và vấn đề ở đây là có nhiều từ khóa hoàn toàn mới, Google sẽ không thực sự hiểu người dùng muốn gì. Chính vì thế mà kết quả đầu ra của những truy vấn không có độ chính xác cao. Người dùng sẽ mất nhiều thời gian hơn khi tìm kiếm và không thể thỏa mãn được yêu cầu của người dùng.

Lúc này, RankBrain có trách nhiệm giúp chuyển đổi các từ tìm kiếm và từ khoá vô số được nhập qua công cụ tìm kiếm của Google. Dựa trên những con số định lượng mà các máy như máy tính có thể giải mã và hiểu được. Google RankBrain sử dụng các quy trình toán học được gọi là vectơ và các quy trình ngữ nghĩa nâng cao để tìm hiểu về các từ khóa tìm kiếm của người dùng. Thông qua đó mới áp dụng các kết luận cho kết quả tìm kiếm trong tương lai thay vì được lập trình trước và kịch bản.

Hiểu một cách đơn giản nhất thì RankBrain đang cố gắng mang lại ý nghĩa tốt hơn cho các truy vấn tìm kiếm, hiểu được ‘Search Intent của người dùng‘ qua đó trả về kết quả thích hợp nhất cho người dùng. Ví dụ, nếu người dùng thực hiện truy vấn một từ khóa mà RankBrain chưa biết. Lúc này, nó có thể làm cho các giả định về những từ hoặc cụm từ khác có thể có ý nghĩa tương tự, để nó có thể lọc những từ đó cho người dùng.

thuật toán RankBrain hoạt động thế nào

Đo lường phản ứng của mọi người với kết quả trả về (sự thỏa mãn của người dùng)

Như đã phân tích ở trên, RankBrain sẽ chú ý đến cách bạn tương tác với kết quả tìm kiếm. Cụ thể, nó đang xem xét phản ứng của người dùng qua các mặt sau:

Tỷ lệ nhấp bằng Organic Search

Tỷ lệ nhấp chuột tự nhiên, tức tỷ lệ % mà người dùng nhấp vào kết quả truy vấn tự nhiên trên Google. Nó là một trong những tín hiệu xếp hạng công cụ tìm kiếm quan trọng. Google đã đưa ra các tuyên bố về việc sử dụng số liệu này làm tín hiệu xếp hạng. Nếu website có tỷ lệ nhấp hữu cơ cao hơn sẽ dẫn đến thứ hạng cao hơn, đồng thời lưu lượng truy cập nhiều hơn.

Chỉ số Dwell Time

Dwell Time chính là khoảng thời gian người dùng Google sẽ click vào một kết quả tìm kiếm và sau đó quay trở lại trang SERP. Lý do tại sao Google RankBrain lại chú ý đến chỉ số này? Các bạn có thể hiểu đơn giản là nếu thời gian truy cập càng lâu thì RankBrain sẽ đánh giá kết quả này tốt và người dùng hài lòng với kết quả đó nên mới ở lại lâu. Còn nếu thời gian người dùng dừng chân ở truy vấn đó ít thì có thể xem như trang đó chưa đáp ứng trải nghiệm người dùng.

Chỉ số Dwell Time

Tỷ lệ thoát trang

Tỷ lệ thoát trang chính là số lượng người sẽ rời khỏi trang web của bạn mà không nhấp vào bất cứ điều gì khác. Nếu như tỷ lệ thoát trang càng thấp thì sẽ càng tốt cho website trên bảng xếp hạng tìm kiếm.

Pogo – sticking

Pogo – sticking chính là chỉ số mô tả cách mà người dùng trở lại trang tìm kiếm để tìm một kết quả khác khi đang trên trang web của bạn. Các bạn có thể hiểu đơn giản đây chính là thao tác lúc bạn bấm vào một kết quả tìm kiếm và phát hiện đó không phải thứ bạn tìm. Vì thế, các bạn sẽ quay trở lại kết quả tìm kiếm và tiếp tục tìm một kết quả khác, thì đó chính xác là Pogo – sticking.

Khác với Dwell Time được dùng để chỉ số chỉ thời gian người dùng tương tác trên website của bạn. Nếu thời gian Dwell Time cao tức, website bạn đang hài lòng với người dùng. Ngược lại, Pogo – sticking cao sẽ phản ánh việc người dùng không hài lòng với kết quả bạn cung cấp. Và lúc này, RankBrain sẽ hiểu là kết quả đầu tiên không làm người dùng hài lòng, và đồng thời làm giảm thứ hạng của trang đó.

Xem ngay: Cách kiểm tra website bị Google phạt

Pogo – sticking

Các tác động của RankBrain đối với kết quả tìm kiếm

Google RankBrain có thể dẫn đến một vài thay đổi kết quả tìm kiếm. Thông qua thuật toán của Google RankBrain, kết quả tìm kiếm sẽ được cải thiện đảm bảo sự hài lòng của người dùng. Ba kết quả đầu tiên sẽ trở nên phổ biến và thường xuyên được người dùng sử dụng. Điều này tương ứng với việc các trang xếp hạng ở vị trí hàng đầu sẽ nhận được phần lớn lưu lượng truy cập. Như vậy, phần còn lại của kết quả không còn quan trọng.

Như vậy, các trang web có kết quả kém hơn sẽ có xu hướng giảm trong bảng kết quả tìm kiếm và dần dần mất xếp hạng cao. Vì theo thuật toán này chỉ có những kết quả tốt nhất được xếp hạng. Thuật toán RankBrain sẽ được Google cung cấp cùng với các từ hoặc cụm từ có thể trở thành xu hướng. Tính năng đặc biệt này sẽ cực kỳ hữu ích cho chủ sở hữu trang web có nội dung với các chủ đề hoặc từ độc đáo.

RankBrain sẽ ngay lập tức xác định những từ đó và làm cho kết quả có liên quan hơn đến người dùng. RankBrain được cho là làm cho kết quả tìm kiếm thông minh hơn và thân thiện hơn. Thói quen tìm kiếm người dùng sẽ dần dần đẩy mạnh bằng các từ khóa dài vì họ muốn có kết quả chính xác và cụ thể hơn.

Thuật toán RankBrain

Thuật toán Google RankBrain đóng vai trò gì trong kết quả xếp hạng của Google?

Google RankBrain đóng vai trò khá quan trọng trong việc sắp xếp kết quả tìm kiếm của Google. Cụ thể như sau:

RankBrain sẽ giúp hỗ trợ các thuật toán của Google

Khi thuật toán RankBrain được ra đời đã tác động đến mọi ngôn ngữ để tạo ra một miền truy vấn nhanh và liên quan nhất. RankBrain đã giúp hỗ trợ dịch các trang web thông qua dữ liệu thời gian thực và tiến hành kết nối chúng với các truy vấn tìm kiếm có liên quan.

RankBrain sẽ giúp Google hiểu các truy vấn phức tạp

Sự kết hợp của machine learning và trí tuệ nhân tạo đã cho phép RankBrain hiểu được các truy vấn tìm kiếm phức tạp. RankBrain sẽ nhìn vào ý định của người dùng, đặt truy vấn vào ngữ cảnh thích hợp để có thể hiểu ý của bạn. Nó sẽ hoạt động song song với Hummingbird để cung cấp thứ hạng kết quả phù hợp nhất.

Thuật toán Google RankBrain

Tạm kết:

RankBrain hiện nay đang chịu trách nhiệm cho hàng tỷ truy vấn tìm kiếm trên Google. Và chắc chắn rằng trong những tháng hoặc năm nó sẽ đóng một vai trò rất quan trọng giúp Google hiểu được truy vấn của người dùng. Thậm chí, nó còn là yếu tố quan trọng hơn trong việc nâng cao chất lượng kết quả tìm kiếm của Google.

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp SEO website uy tín và chất lượng, hãy liên hệ ngay với SEO PLUS qua hotline 0868 913 668 để được tư vấn chi tiết nhé!

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x