Direct Traffic là gì? Làm sao cải thiện lưu lượng truy cập website?

10

Direct traffic là một trong 4 nguồn lưu lượng truy cập quan trọng của website. Là một webmaster, việc hiểu rõ direct traffic là gì, đến từ đâu và làm sao để cải thiện chỉ số này là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, SEO PLUS sẽ chia sẻ đến bạn tất cả những kiến thức về lưu lượng truy cập trực tiếp.

Direct traffic là gì?

Direct traffic (hay còn gọi là direct search) là lượng truy cập trực tiếp của người dùng vào website mà không qua bất kỳ khâu trung gian nào. Hiểu đơn giản, khi một người dùng ghé thăm trang web của bạn bằng cách nhập trực tiếp đường link lên thanh địa chỉ hoặc dùng bookmark thì phiên truy cập này được tính vào direct traffic.

Direct traffic là gì

Direct traffic cực cao do thương hiệu của bạn nổi tiếng?

Khi kiểm tra lưu lượng truy cập của website trên Google Analytics, nếu direct traffic dưới 20% tổng traffic thì là bình thường. Nếu không thì bạn nên tìm hiểu nguyên nhân. Những trang web lớn như Amazon có direct traffic rất cao vì đây là thương hiệu lớn, được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, số lượng website đạt được độ phủ sóng như vậy không nhiều, vì vậy nếu direct traffic bỗng nhiên cao đột biến thì có thể đã có lỗi xảy ra hoặc Google đang đếm nhầm traffic từ một nguồn khác vào nguồn direct.

Direct traffic

Tìm hiểu về direct traffic Google Analytics

Chúng ta đã biết, Google Analytics coi direct traffic là tất cả những phiên truy cập từ nguồn search trực tiếp URL. Công cụ Google Analytics thu thâp dữ liệu về các nguồn traffic của website qua:

  • Google Adwords hoặc DoubleClick tags
  • Kiểm tra UTM tag
  • Nhận diện userID hoặc clientID
  • Một số nguồn khác

Vậy hãy cùng đi vào tìm hiểu vì sao direct traffic tăng hay giảm và làm sao để kiểm soát cũng như cải thiện chỉ số này hiệu quả nhất nhé!

direct traffic Google Analytics

Những trường hợp nào phiên truy cập được tính là direct traffic?

Nhập địa chỉ web thủ công

Trường hợp này đã được SEO PLUS đề cập ở trên. Đây là cách phổ biến nhất để tạo ra direct traffic cho website:

Tuy nhiên hãy cẩn trọng, vì trong quá trình phát triển website, nhà quản trị, SEOer và các nhân viên nội dung có thể truy cập thường xuyên với thao tác tương tự như trên. Việc này có thể làm sai lệch số liệu trong GA, vì vậy bạn cần loại những chỉ số gây nhiễu này khỏi domain của mình. Để làm điều này, hãy vào phần Setttings > Administrator > Filters > Add Filter và nhập địa chỉ IP mà bạn muốn loại bỏ là xong.

Những trường hợp nào phiên truy cập được tính là direct traffic

Lỗi tracking code

Tracking code của GA bị lỗi hoặc bị mất có thể là nguyên nhân dẫn đến việc tăng direct traffic một cách bất thường trên website của bạn. Sau khi người dùng truy cập một trang nào đó mà không có trình kích hoạt lỗi, Google Analytics sẽ đếm tất cả các trang từ trang thứ 2 trở đi của một phiên truy cập vào nguồn direct. Trong trường hợp này, nếu địa chỉ IP được thêm vào phần loại trừ như trên sẽ đều được tính vào nguồn direct.

Để fix lỗi này, hãy copy lại và thêm mã theo dõi Google Analytics trên mỗi page của website hoặc cài plugin chuyên để xử lí vấn đề này trong trong admin panel. Nếu website được đặt trên Opencart , hãy vào phần Extension > Analytics để thêm code là các chỉ số sẽ trở lại bình thường.

Direct vs organic traffic

Nếu người dùng sử dụng trình duyệt Internet Explorer để tìm kiếm thì phiên truy cập này sẽ được tính là direct traffic thay vì organic traffic.

Organic traffic là đươc tính khi người dùng truy cập website bằng cách search từ khóa trên các công cụ tìm kiếm như Google. Đây là chỉ số thể hiện hiệu quả chiến dịch SEO một cách rõ ràng nhất. Organic traffic càng cao chứng tỏ SEO càng tốt và bạn càng tiết kiệm được nhiều chi phí chạy quảng cáo. Theo nghiên cứu của các chuyên gia SEO, 75% organic traffic trên Internet Explorer bị tính nhầm sang nguồn direct, trong khi con số này đối với các trình duyệt khác là từ 10 – 20%. Chúng ta sẽ tìm hiểu cách giải quyết vấn đề này ở phần sau.

Direct traffic

Có thể direct traffic của bạn thực tế lại đến từ Social

Traffic từ Dark Social gần như là không thể tracking một cách chính xác được. Các kênh social này bao gồm email, Facebook Messenger, Skype, Snapchat, WhatsApp,… Dù Google Analytics không thể phân loại chính xác hoàn toàn traffic từ các nguồn này nhưng bạn có thể cải thiện tình hình bằng cách tạo một segment riêng của người dùng và cài đặt các lưu lượng tìm kiếm này vào nguồn direct. Để thực hiện thao tác này, bạn vào: Setting > Administrator > Segments > Traffic Source > Source > (direct) > nhập segment và save lại.

Sau đó, bạn có thể lọc các users này bằng các vào: Behavior > Site Content > All Pages > Advanced > Excluded > Page Contains > URL > Apply.

Nếu thấy thao tác này quá phức tạp, hãy chủ động giảm các dark traffic này bằng cách sử dụng UTM parameters để dỗi theo dõi hơn. Bạn có thể tạo các link UTM tại Campaign URL Builder.

Direct traffic

Direct traffic đến từ Bots

Bot sẽ vào đọc site trong khoảng 0 – 2 giây và thường không tạo ra tương tác gì khác với web. Không thể tìm được địa chỉ của IP của bot trên GA mà bạn phải tìm qua server và thêm các IP của bots vào danh sách loại trừ.

Lỗi code web

Nếu thẻ noreferrer có trong code web hoặc code lỗi sẽ dẫn đến cập nhật cookie, lưu lượng truy cập có thể được tính vào nguồn direct.

Direct traffic

Referral Traffic nhưng lại được tính là Direct Traffic

Referral traffic được tính khi người dùng được chuyển tiếp từ một website khác đến trang của bạn. Giả sử, một user đang đọc bài ở website khác và click vào đường link dẫn về website của bạn thì phiên truy cập này được tính là một referral traffic.

Đôi khi, Google Analytics cũng nhầm lẫn và tính referral traffic thành direct traffic. Nếu bạn sử dụng giao thức SSL (chứng chỉ bảo mật HTTPS) cho web thì một phần lưu lượng truy cập qua các backlink HTTP từ website đối tác trỏ về web bạn sẽ bị tính hành direct traffic thay vì referral. Bạn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng referrer meta tag.

HTTP referrer là một trường HTTP header dùng để xác định địa chỉ của website. nhờ HTTP referrer bạn có thể kiểm tra lại trang giới thiệu và xem nguồn traffic đến từ đâu.

Nếu người dùng click vào link từ Word, Open Office, file PDF hoặc các tài liệu khác, traffic có thể được tính vào nguồn traffic. Tuy nhiên, trường hợp này không kiểm tra được chính xác.

Thêm nữa, nếu bạn đang không sử dụng SSL và bạn truy cập từ các nguồn có SSL, traffic có thể được ghi nhận là direct bởi các dữ liệu từ trang giới thiệu không được truyền đi. Điều sẽ xảy ra nếu trang web đối tác đổi sang đường dẫn có chứng chỉ bảo mật SSL và ngăn không cho truyền dữ liệu sang các trang HTTP. Nếu bạn thấy lưu lượng truy cập trực tiếp của mình đã tăng mạnh và lượt referral lại giảm xuống một cách bất thường thì hãy cẩn thận. Cách dễ nhất để khắc phục là thêm SSL cho website của mình hoặc chỉnh sửa các backlink thành HTTP hoặc HTTPS tương ứng.

Direct traffic

Vì sao website không có direct traffic?

Việc có ít hoặc không có direct traffic cho thấy website của bạn không sử dụng các công cụ để chia sẻ nội dung lên mạng xã hội cũng như không có lượt truy cập bằng thao tác search thủ công. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé:

Ưu điểm của direct traffic:

  • Chỉ ra độ phổ biến của website đối với người dùng
  • Trang web có lưu lượng truy cập trực tiếp cao sẽ được Google đánh giá và xếp hạng tốt, từ đó góp phần tăng trưởng organic search.

Nhược điểm: Traffic từ referral, email, và social thường bị tính nhầm sang direct và gây ra sự nhầm lẫn trong việc đánh giá hiệu quả của website.

Vì sao website không có direct traffic

5 chiến lược giúp website tăng direct traffic hiệu quả

Sau khi hiểu được khái niệm direct traffic là gì cũng như phân tích sâu cách tính lưu lượng truy cập tìm kiếm của GA, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách tăng chỉ số này hiệu quả nhất.

Điều gì khiến người dùng truy cập trực tiếp vào website của bạn thay vì web của đối thủ cạnh tranh? Yếu tố quyết định chắc chắn là độ phổ biến của thương hiệu. Các leads tiềm năng sẽ vào website mà họ cảm thấy quen thuộc hơn. Đây chính là lí do bạn nên áp dụng 5 chiến lược tăng direct traffic dưới đây:

1. Xây dựng hệ thống social

Hãy xây dựng một số tài khoản mạng xã hội cho thương hiệu của bạn và đăng tải, tương tác với các người dùng khác một cách đều đặn. Việc này sẽ mang đến những hiệu quả đáng kể như:

  • Hỗ trợ quảng bá nội dung
  • Xây dựng cộng đồng
  • Thể hiện khả năng chuyên môn của bạn và thương hiệu của bạn

Tùy thuộc vào lĩnh vực mà bạn có thể lựa chọn các trang mạng xã hội phù hợp cho chiến dịch marketing của mình.

  • Fanpage và group Facebook là các lựa chọn hàng đầu hiện nay vì đây là mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Facebook là một kênh social lí tưởng để xây dựng cộng đồng, chia sẻ ý kiến chuyên môn cũng như xây dựng danh tiếng cho thương hiệu của bạn.
  • Bạn cũng có thể chọn Twitter cho những nội dung ngắn hơn, chia sẻ kèm với link và hashtag.
  • Đối với các lĩnh vực tập trung vào hình ảnh sản phẩm, dịch vụ, hãy lựa chọn Instagram để truyền tải nội dung đến khách hàng.
  • Ngoài ra, SEO TikTok cũng là một kênh mạng xã hội tốt để quảng bá thương hiệu đang ngày càng phát triển trong những năm gần đây.

Dù lựa chọn kênh social nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần cung cấp những nội dung có giá trị để người dùng nhìn nhận bạn như một chuyên gia trong lĩnh vực này.

Để kết hợp các kênh social vào chiến dịch marketing của mình hiệu quả, đừng bỏ qua series SEO Social được SEO PLUS tổng hợp và đi vào phân tích, hướng dẫn chi tiết.

Direct traffic

2. SEO và quảng cáo trả phí

Các chiến lược SEO không chỉ giúp tăng trưởng organic traffic mà còn cải thiện direct traffic đáng kể cho website của bạn. Cụ thể, khi người dùng thường xuyên nhìn thấy kết quả website của bạn ở top đầu khi họ thực hiện tìm kiếm từ khóa thuộc chủ đề nào đó, họ sẽ cho rằng thương hiệu của bạn là chuyên gia trong lĩnh vực này. Việc này sẽ giúp người dùng ghi nhớ được thương hiệu thậm chi là domain của bạn để có thể truy cập trực tiếp vào website và đọc thông tin trong những lần sau.

3. Email Marketing

Bạn không nhất thiết phải gửi mail ồ ạt đến người dùng mỗi khi bài đăng mới trên website. Tuy nhiên, hãy gửi mail cho người dùng khi có các sản phẩm, dịch vụ mới. Điều này không chỉ giúp họ nhớ đến thương hiệu của bạn mà còn kích thích người dùng truy cập và tăng traffic cho website.

Direct traffic

4. Tương tác trực tiếp với khách hàng

Mặc dù các hình thức online marketing đang là vũ khí vô cùng lợi hại để quảng bá thương hiệu hiện nay nhưng đôi khi phối hợp với các phương pháp truyền thống cũng cực kỳ hữu ích. Bạn có thể giới thiệu thương hiệu của mình tới khách hàng bằng các phương pháp:

  • Tổ chức các buổi workshop
  • Tham gia vào những buổi talkshow
  • Tham gia phỏng vấn trên TV hoặc radio
  • Sử dụng podcast hoặc kênh Youtube

Khi bạn đã khiến lead đánh giá là chuyên gia trong lĩnh vực cụ thể nào đó, họ sẽ trực tiếp truy cập website để tìm hiểu thêm về thương hiệu của bạn. Bên cạnh đó, đừng bỏ qua những cơ hội để đưa business cards có thông tin địa chỉ website cho các khách hàng tiềm năng mà bạn có thể gặp mỗi ngày nhé.

Direct traffic

5. Tập trung vào các thị trường ngách

Đánh vào thị trường ngách cũng tương tự như việc làm SEO với các long-tail keyword vậy. Thị trường lớn sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh, vì vậy hãy đào sâu hơn và đi vào những ngách cụ thể, đi càng sâu bạn sẽ càng bớt được nhiều đối thủ. Điều này có nghĩa là bạn phải xây nội dung và tối ưu giao diện web sao cho phù hợp với nhóm đối tượng thuộc ngách này.

Tổng kết

Hi vọng bài viết này đã mang đến những kiến thức hữu ích về direct traffic cho bạn. SEO PLUS là một đơn vị cung cấp các giải pháp tối ưu website với gần 10 năm kinh nghiệm và hệ thống tài nguyên SEO đa dạng, phong phú. Dịch vụ SEO tại SEO PLUS chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp của bạn nâng cao tỉ lệ chuyển đổi, đột phá doanh thu và tăng trưởng bền vững trong dài hạn.

5 2 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x