Thẻ Meta Description là gì? 10 Nguyên tắc viết mescription chuẩn SEO

10

Tối ưu thẻ mô tả là một khía cạnh vô cùng quan trọng của SEO Onpage. Vậy  cách viết thẻ Meta Description thế nào cuốn hút nhất? Trong bài viết này, SEO PLUS sẽ trang bị cho bạn đầy đủ kiến thức để có thể tạo được những thẻ mô tả chuẩn SEO và cuốn hút người dùng ngay từ giây phút đầu tiên.

Thẻ Meta Description là gì?

Thẻ Meta Description là một đoạn mô tả ngắn gọn về nội dung trang web hoặc nội dung bài viết trên trang. Meta Description sẽ hiển thị trong các kết quả tìm kiếm của Google (Ngay dưới tiêu đề bài viết) khi người dùng thực hiện một truy vấn nào đó.

Ví dụ: Khi bạn search từ khóa “dịch vụ SEO tổng thể” trên thanh tìm kiếm, bạn sẽ được Google trả về hàng ngàn kết quả. Trong đó, phần mô tả ngắn (khoảng 2 dòng) ngay dưới các title chính là thẻ Meta Description.

Thẻ Meta Description là gì?

Meta Description dùng để làm gì?

Thẻ Meta Description tồn tại với một mục đích rất đơn giản: Cung cấp thông tin sơ lược cho người dùng để kích thích họ nhấp vào liên kết của bạn. Đây chính là chìa khóa quyết định việc người dùng có click vào trang web của bạn hay không.

Vị trí đặt thẻ Meta Description

Trong phần code HTML của trang web, thẻ Meta Description sẽ được đặt trong cặp thẻ <head> của mã HTML. Cấu trúc cụ thể như sau:
<head>
<meta name="description" content="Nội dung chi tiết của meta description">
</ head>

Meta Description có quyết định thứ hạng bài viết hay không?

Trong một công bố vào tháng 9/2009, Google thông báo rằng cả thẻ Meta Description lẫn Meta Keyword đều không phải là tiêu chí xếp hạng website trên trang tìm kiếm của Google. Như vậy thực tế thì Google không xếp hạng trang web của bạn dựa trên thẻ Meta Description mà chủ yếu dựa vào chất lượng nội dung bên trong trang web.

Tuy nhiên, tối ưu Meta Description vẫn là yếu tố không thể thiếu trong SEO Onpage. Lý do là gì?

Tầm quan trọng không thể phủ nhận của Meta Description trong SEO

Cải thiện CTR – Tăng tỷ lệ nhấp chuột trên trang

Khác với title bài viết là yếu tố trực tiếp quyết định đến thứ hạng website, thẻ Meta Description tạo ra ảnh hưởng một cách gián tiếp. Đoạn mô tả Meta này là mấu chốt giúp cải thiện CTR (tỷ lệ nhấp chuột trên trang web) – Một yếu tố xếp hạng rất được Google coi trọng.

Có thể xem Meta Description như một mẫu quảng cáo nhỏ nhằm thu hút sự chú ý của người dùng và tăng lượt tương tác vào website. Khách hàng sẽ chỉ nhấp vào liên kết khi tìm thấy thông tin họ cần ở tiêu đề và đoạn mô tả phía dưới. Mô tả càng ấn tượng, càng khác biệt, càng khiến người dùng tò mò và muốn khám phá. Do đó, hãy dành thời gian và tâm huyết nghiên cứu cách viết thẻ Meta Description hấp dẫn nhất để tối đa hóa tỷ lệ nhấp chuột trên các công cụ tìm kiếm.

Cải thiện CTR - Tăng tỷ lệ nhấp chuột trên trang

Nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ

Về mặt hình thức, một thẻ Meta Description được tối ưu hoàn hảo có thể giúp website của bạn trông nổi bật hơn đối thủ trên trang tìm kiếm. Google thường in đậm các từ khóa trong mô tả khi chúng khớp với truy vấn của người dùng. Bạn cũng có thể thêm một vài ký tự đặc biệt, đoạn mã hoặc đính kèm thông tin ưu đãi để thu hút sự chú ý của người tìm kiếm. Trong trường hợp SEO các từ khóa khó với độ cạnh tranh cao thì việc tận dụng những chi tiết nhỏ có thể đem lại hiệu quả rất lớn.

Ngày nay, content chất lượng là điều kiện tiên quyết giúp website đứng top bền vững. Nhưng điều đó là chưa đủ. Trước khi muốn họ đi sâu vào khám phá nội dung bên trong, hãy tạo ấn tượng ngay ở tiêu đề SEO và mô tả bài viết.

Cách viết thẻ Meta Description là vấn đề được rất nhiều SEOer và chủ sở hữu website quan tâm. Một mẫu Meta Description hoàn hảo không những phải chuẩn SEO mà còn cần hấp dẫn, khác biệt và khơi gợi được sự tò mò nơi độc giả. Hãy lưu lại ngay 10 nguyên tắc viết Meta Description quan trọng sau đây để áp dụng cho Website của mình nhé!

10 nguyên tắc viết Meta Description chuẩn SEO

Độ dài Tối đa 150 ký tự (tốt nhất là 120 ký tự)

Thực tế, Google không quy định cụ thể và cố định số chữ cho một đoạn mô tả meta là bao nhiêu. Tuy nhiên theo các chuyên gia cũng như rút ra từ trải nghiệm của SEO PLUS, chúng tôi khuyến cáo bạn nên viết đoạn Meta trong khoảng dưới 155 ký tự.

Bạn vẫn có thể viết dài hơn, tối đa khoảng 320 ký tự nhưng hãy cố gắng truyền đạt toàn bộ nội dung quan trọng nhất ở 155 ký tự đầu tiên. Lý do là vì phần hiển thị Meta Description trên trang tìm kiếm có giới hạn. Và Google sẽ thường cắt mô tả meta thành các đoạn ngắn chỉ khoảng 150 ký tự (đối với giao diện máy tính) và khoảng 120 ký tự (Với giao diện mobile). Bạn có thể dễ dàng nhận thấy các thẻ Meta Description dưới tiêu đề thường chỉ hiển thị tối đa trong 3 dòng. Vì vậy, bạn có viết dài hơn thì Google cũng không cho phép hiển thị hết.

Độ dài Tối đa 150 ký tự (tốt nhất là 120 ký tự)

Chứa từ khóa chính, không nhồi nhét từ khóa

Keyword chính là linh hồn của bài viết. Và chẳng có lý do gì một đoạn mô tả meta chuẩn SEO lại có thể thiếu được linh hồn bài viết. Tuy nhiên, rất nhiều chưa biết cách viết Meta Description chuẩn SEO, cũng như chưa biết cách chèn từ khóa vào thẻ Meta sao cho đúng kỹ thuật.

Thứ nhất, hãy cố gắng chèn từ khóa chính ở ngay đầu đoạn mô tả Meta. Điều này giúp Google check Meta Description dễ dàng hơn. Đồng thời hạn chế khả năng từ khóa chính không được hiển thị trên trang tìm kiếm do bị Google cắt bớt dung lượng thẻ meta.

Thứ hai, tuyệt đối không nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào thẻ mô tả SEO. Từ khóa chính chỉ nên xuất hiện 1 lần trong thẻ Meta Description. Việc lạm dụng từ khóa chẳng những không có lợi mà còn gây hại cho website. Nó tạo cảm giác khó chịu cho người dùng và khiến họ nghĩ đây là một trang web spam.

Chứa từ khóa chính, không nhồi nhét từ khóa

Đảm bảo unique 100%

Sao chép, trùng lặp là một đại kỵ trong Content SEO và với thẻ Meta Description cũng vậy.

Mô tả meta phải được viết khác nhau ở mỗi trang trong website. Nếu phát hiện dấu hiệu sao chép hàng loạt, Google có thể phạt nặng Website của bạn khiến ảnh hưởng nghiêm trọng đến thứ hạng SEO.

Tuyệt đối không dùng dấu “”

Dấu ngoặc kép (“”) là một trong những ký tự đặc biệt không được Google chấp nhận trong thẻ Meta Description. Nếu có ký tự này xuất hiện trong đoạn mô tả, Google sẽ tự động ngắt đoạn ở đó khiến nội dung mô tả bị cụt và dở dang. Một số SEOer có thói quen sử dụng dấu ngoặc kép cần đặc biệt lưu ý điều này.

Làm nổi bật thẻ Meta Description bằng một số ký tự đặc biệt được Google cho phép

Ngoại từ dấu ngoặc kép, vẫn có một số ký tự đặc biệt được Google chấp nhận cho hiển thị trong thẻ Meta Description. Cụ thể như:

thẻ Meta Description bằng một số ký tự đặc biệt

Làm nổi bật thẻ Meta Description bằng một số ký tự đặc biệt được Google cho phép

Bạn cũng có thể cân nhắc thêm Emoji – biểu tượng cảm xúc vào Meta Description để thu hút sự chú ý của người dùng.

Tuy nhiên, cách viết thẻ Meta Description kèm Emoji sẽ chỉ phù hợp với một nhóm đối tượng khách hàng nhất định và một số trang web nhất định. Hiện tại Google vẫn cho phép hiển thị nhưng sẽ tiềm ẩn rủi ro đó là một bộ phận người dùng sẽ không nhìn thấy được các Emoji mà chỉ thấy các ký tự rỗng do thiết bị hoặc trình duyệt không hỗ trợ. Gã khổng lồ cũng thường xuyên update thuật toán tìm kiếm và có thể sẽ không hỗ trợ hiển thị Emoji vào một ngày đẹp trời nào đó. Do vậy, hãy cân nhắc khi chèn các emoji này vào thẻ Meta Description nhé.

Viết hoa thẻ mô tả meta description

Viết hoa mô tả meta là một nước đi táo bạo nhằm tạo hiểu ứng nổi bật cho Website trên trang tìm kiếm. Tuy nhiên, bạn chỉ nên viết hoa 1-2 cụm từ đặc biệt trong đoạn mô tả để nhấn mạnh các từ ngữ này. Tuyệt đối không viết hoa toàn bộ Meta Description gây rối mắt người dùng. Đây là một mẹo khá hay bạn nên áp dụng trong cách viết thẻ Meta Description của mình.

Kết thúc nội dung thẻ Meta Description bằng nửa câu

Đa số các chuyên gia SEO khuyến cáo nên đảm bảo Meta Description được kết thúc một cách hoàn chỉnh để truyền đạt đủ thông tin đến người dùng. Tuy nhiên, nếu biết cách diễn đạt khôn ngoan thì việc kết thúc thẻ Meta bằng một câu dang dở có thể giúp tỷ lệ nhấp vào bài viết tăng lên một cách kỳ diệu.

Một câu văn chưa hoàn chỉnh đôi khi đóng vai trò như một nút “xem thêm”. Người dùng sẽ bị kích thích trí tò mò vì muốn được khám phá nguyên văn vế câu còn lại. Chiến lược này sẽ càng hiệu quả hơn khi bạn biết căn chỉnh giới hạn ký tự thẻ Meta trong khoảng từ 155-160.

Sử dụng Rich Snippets – Đoạn mã bổ sung

Đây là yếu tố ít ai chú ý trong cách viết Meta Description chuẩn SEO, tuy nhiên hiệu quả mà nó mang lại thì rất đáng để thử nghiệm. Rich Snippets là việc sử dụng các đoạn mã dưới dạng xếp hạng, đánh giá sao, đánh dấu lược đồ, bầu chọn… Chúng góp phần làm tăng độ tin cậy của website và tăng sức hấp dẫn của đoạn Meta Description trên công cụ tìm kiếm.

Sử dụng Rich Snippets - Đoạn mã bổ sung

Tập trung vào thông số kỹ thuật

Đối với một số website thuộc lĩnh vực công nghệ, cơ khí, kỹ thuật… nhóm khách hàng mục tiêu của bạn có thể là những người am hiểu công nghệ và bị hấp dẫn bởi những con số cụ thể. Lúc này, việc đưa các thông số kỹ thuật liên quan đến module, giá cả sản phẩm, nhà sản xuất… vào thẻ Meta Description là một ý tưởng khôn ngoan để kích hoạt việc nhấp chuột nhiều hơn vào trang web.

Nhấn mạnh các giá trị khủng, chương trình ưu đãi lớn

Các thông tin ưu đãi, khuyến mại, giảm giá luôn có sức lôi cuốn đặc biệt với khách hàng. Một mẫu mô tả Meta có yếu tố ưu đãi sẽ ngay lập tức kích thích sự tò mò và hào hứng của người dùng khi tìm kiếm. Từ đó thúc đẩy lượt truy cập vào trang web để tìm kiếm cơ hội săn sale và sở hữu ưu đãi.

4. Tips viết Meta Description hay hơn, ấn tượng hơn

Trước khi viết hay, bạn cần viết đúng. Chỉ cần nắm vững 10 nguyên tắc mà chúng tôi nêu trên, bạn chắc chắn sẽ viết được thẻ Meta Description đảm bảo đúng kỹ thuật và chuẩn SEO. Vấn đề còn lại là làm thế nào để viết hay nhất, cuốn hút nhất và gây được ấn tượng mạnh mẽ nhất cho người dùng ngay từ giây phút đầu tiên?

Hãy ghi nhớ các tips sau đây để triển khai viết Meta Description tự nhiên, khéo léo và mang lại hiệu quả chuyển đổi cao nhất:

  • Diễn đạt thật súc tích, tự nhiên và dễ hiểu. Mục tiêu thẻ mô tả meta hướng đến độc giả là con người chứ không phải các công cụ tìm kiếm.
  • Hãy đi thẳng vào vấn đề, đề cập trọng tâm vào nội dung quan trọng nhất trong bài. Đừng chọn cách “mở bài gián tiếp”.
  • Tuyệt đối không “treo đầu dê bán thịt chó”, thổi phồng sự thật so với nội dung chi tiết trên trang. Yếu tố quảng cáo lộ liễu và sai sự thật dễ khiến người dùng cảm thấy khó chịu dẫn đến tăng tỷ lệ thoát trang, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả SEO.
  • Hãy tìm ra 3 từ ngữ đắt giá nhất cho thấy sản phẩm của bạn khác biệt và ưu việt hơn so với đối thủ. Đưa ra những giá trị tốt nhất mà khách hàng có thể nhận được từ sản phẩm/dịch vụ của bạn.
  • Sử dụng các động từ mạnh, chọn lọc từ ngữ có tính thuyết phục cao.
  • Đừng quên call to action trong thẻ Meta Description: dẫn dắt, kêu gọi hành động một cách khéo léo.

Thực chất không có một công thức nào cho việc viết thẻ Meta Description hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu bạn áp dụng những định hướng mà chúng tôi trình bày trên đây, chắc chắn việc triển khai viết thẻ mô tả sẽ dễ dàng và chính xác hơn rất nhiều. Hãy linh hoạt tạo ra những mẫu mô tả phù hợp nhất với đặc điểm mỗi website, mỗi lĩnh vực kinh doanh và tệp khách hàng cụ thể.

5. Gợi ý 3 công cụ check Meta Description hiệu quả nhất

SEMRush site audit

Công cụ hỗ trợ SEO này giúp SEOer check các lỗi gặp phải trên trang như bị thiếu thẻ Meta Description, đồng thời SEMrush sẽ thông báo chính xác vị trí các thẻ mô tả meta bị trùng lặp trên trang.

SEMRush site audit

SEMrush Onpage SEO Checker

Một công cụ check SEO Onpage đắc lực giúp kiểm tra sự xuất hiện của từ khóa trong title và thẻ meta, gợi ý từ khóa nên dùng, đồng thời gợi ý cách tối ưu dành riêng cho từng trang trên website.

SEMrush Onpage SEO Checker

Portent

Công cụ thông minh cho phép các SEOer test trước giao diện hiển thị của thẻ Meta Description trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Công cụ này còn cho phép kiểm tra độ dài pixel của tiêu đề, số ký tự của description… từ đó giúp SEOer tối ưu thẻ mô tả một cách dễ dàng và hoàn chỉnh hơn.

Portent

6. Không viết thẻ Meta Description có được không?

Câu trả lời là có. Nếu bạn không nắm chắc cách viết Meta Description chuẩn SEO và viết như thế nào cho cuốn hút thì có thể bỏ trống phần này. Lúc này, Google sẽ tự động trích dẫn các đoạn văn bản liên quan để hiển thị trong phần mô tả Meta trên trang tìm kiếm. Tuy nhiên, xin nhấn mạnh một lần nữa, nội dung thẻ Meta Description hướng đến người dùng thay vì làm thỏa mãn con Bots của Google. Vì vậy đương nhiên việc SEOer tạo ra một thẻ mô tả chuẩn sẽ tốt hơn là phó mặc cho Google làm điều đó.

Lời kết:

Cùng với tiêu đề bài viết, thẻ Meta Description quyết định đến 20% thành công của dự án SEO. Đừng đánh mất 20% thành công quý giá này trong khi bạn hoàn toàn có thể tạo ra thẻ Meta Description hoàn hảo dựa trên những nguyên tắc mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hoặc mong muốn được tư vấn trực tiếp cách viết thẻ Meta Description chuẩn SEO, vui lòng liên hệ dịch vụ SEO của SEO Plus để nhận báo giá SEO theo hotline 0868 913 668.


Dịch vụ tại SEOPLUS:

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
minhhoangvan943
minhhoangvan943
1 năm trước

Thẻ Meta Description có tác dụng thế nào trong SEO?

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x