WordPress Checklists: 17 bước để tiến hành xây dựng website

10

Dưới đây là một checklist đơn giản, dễ làm theo và đầy đủ thông tin ​​giúp bạn duy trì và tối ưu hóa trang web WordPress của mình.

Chắc hẳn rất nhiều người đang làm việc trên website WordPress hàng ngày với một lượng lớn plugin hay những content dạng blog đã lâu chưa được xuất bản, với quá nhiều liên kết bị gãy hoặc comment spam tràn lan,…

Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng vì trong bài viết này, SEO PLUS sẽ giúp bạn tổng hợp các mẹo SEO để có được những kỹ năng cần thiết cho vấn đề mở rộng và tối ưu hóa trang web WordPress của bạn (mà không bỏ qua những yếu tố thực sự quan trọng).

Từ việc chọn theme thân thiện với SEO sẽ hỗ trợ nhiều thiết bị cho đến các plugin đem đến hiệu quả tức thì, checklist này sẽ giúp bạn nâng cấp trang web của mình để tăng ROI mượt mà ngay lập tức.

Dưới đây là checklist gồm 17 bước xây dựng website WordPress mà bạn cần ghi nhớ!

WordPress Checklists

3 bước trước khi bắt đầu với WordPress

Rất nhiều chuyên gia SEO khi bắt đầu tối ưu hóa các trang web bằng plugin tốt hơn, chuyển sang lưu trữ web nhanh hơn, v.v. mới nhận ra rằng WordPress là “mỏ vàng” cho SEO, vì:

  • Không có nền tảng nào khác có tất cả các khả năng tương tự.
  • WordPress không cần code để bắt đầu

Nhưng việc tham gia vào lĩnh vực SEO và thúc đẩy tăng trưởng ROI không chỉ xảy ra trong một sớm một chiều. Nó yêu cầu nhiều hiểu biết và nỗ lực để có thể tận dụng thành công cả ưu và nhược điểm của WordPress.

Hãy cân nhắc xem xét checklist dưới đây nếu bạn là người mới bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực SEO WordPress.

1. Lưu trữ web (Web Hosting)

Chìa khóa đầu tiên để điều hướng thành công WordPress là thiết lập dịch vụ lưu trữ web.

Mọi người thường tập trung toàn lực vào vấn đề xử lý máy chủ ảo (virtual private server – VPS) và sao lưu dữ liệu, nhưng luôn có một số trường hợp nên và không nên dành quá nhiều thời gian. Giống như khi nói đến thiết lập website, ai cũng nhắc đến thời gian, tài nguyên mà không biết rằng còn có 1 vấn đề nữa đó là giải pháp lưu trữ.

Nếu bạn có một trang web chậm, không phản hồi, tỷ lệ thoát trang của bạn sẽ tăng lên và người dùng sẽ bỏ qua. Có một sự khác biệt lớn giữa trang web mất một giây để tải so với trang web mất đến mười giây đó là trang web mười giây có nhiều khả năng làm mất nhiều người dùng hơn. Các kỹ sư tại Google đã phát hiện ra rằng thời gian tải trang 0,4 mili giây là đủ lâu để người dùng tìm kiếm ít hơn.

Trước khi bạn chuyển sang một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ, hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau:

  • Họ có hỗ trợ cho các plugin không?
  • Họ cung cấp loại hỗ trợ sao lưu nào?
  • Có môi trường dàn dựng không?
  • Khối lượng của băng thông là gì?
  • Họ đang sử dụng hệ điều hành nào? Linux hay Windows?
  • Những trang web nào khác nằm trong dải IP của bạn?

Sau đó, hãy lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ web được khuyến nghị dưới đây, bao gồm:

  • Inet
  • Hostinger
  • Matbao
  • GreenGeeks
  • A2 Hosting
  • InterServer
  • InMotion Hosting

Tác dụng cho SEO: Tăng tốc độ trang web.

2. CDN

Bất kỳ ai cần tăng tốc độ cho trang web đều biết đến sức mạnh của CDN (Content Delivery Network, Tạm dịch: Mạng phân phối nội dung) .

CDN thay đổi cách trang web của bạn xử lý nội dung tĩnh như hình ảnh, javascript và CSS. CDN lưu trữ nội dung tĩnh của bạn vào bộ nhớ đệm để tải trang nhanh hơn, thời gian phản hồi thấp hơn và trang web tổng thể nhanh hơn, từ đó giúp bạn xếp hạng cao hơn trong các công cụ tìm kiếm.

Nghe rất tuyệt phải không? Chính vì vậy, CDN được coi là cách hợp pháp dễ nhất và nhanh nhất để làm cho tốc độ trang web của bạn giống với các công cụ tìm kiếm.

WordPress Checklists WordPress Checklists

Một số CDN được khuyên dùng bao gồm:

  • Cloudflare.
  • MaxCDN .
  • Incapsula .

Tác dụng cho SEO:

  • Tăng tốc độ trang web.
  • Thời gian phản hồi thấp hơn.

3. Theme thân thiện với SEO

Hầu hết chúng ta thường chỉ dành thời gian để tìm ra theme nào trông đẹp nhất thay vì quan tâm đến việc tìm ra theme WordPress thân thiện với SEO nhất. Chính vì vậy, để chuyển đổi từ việc tập trung vào các thiết kế đáng yêu sang đến việc tải xuống các theme được tối ưu hóa hoàn hảo cho SEO; hãy lưu lại tập hợp các tính năng cần thiết dưới đây:

Code sạch và nhanh: Với cấu trúc code sạch, bạn có thể giảm tải thời gian trên các trang và tăng khả năng thu thập dữ liệu của các trang đó.

Các tệp CSS và Javascript: Với Google, ít hơn là nhiều hơn và việc có một số lượng hạn chế các tệp CSS và Javascript sẽ hữu ích. Thêm vào đó, bạn sẽ không phải lo lắng về việc giảm tải chúng sau này.

Bố cục đơn giản: Một thiết kế đơn giản sẽ giúp người dùng dễ dàng điều hướng từ trang này sang trang khác.

Tính đáp ứng (Responsive): Như chúng ta biết Google tạo lợi thế cho các trang web responsive trong các tìm kiếm từ thiết bị di động, vì vậy việc chọn một theme WordPress đáp ứng sẽ mang lại cho bạn trải nghiệm người dùng tổng thể tốt hơn.

Schema Markups: Schema Markups cho các công cụ tìm kiếm biết nội dung có liên quan nhất trong theme của bạn.

Các đề xuất WordPress theme thân thiện với SEO mà bạn có thể cân nhắc như:

  • Divi theme.
  • Genesis theme.
  • Astra theme.
  • GrowthPress theme.

Tác dụng cho SEO:

  • Tăng tốc độ trang web.
  • Nhiều trang được index hơn

4 bước thiết lập trên WordPress

Lúc này, trong quá trình, bạn sẽ muốn bắt đầu tìm hiểu những điều cơ bản và tìm hiểu các hướng dẫn về WordPress khi bắt tay vào làm SEO truyền thống để thiết lập trang web WordPress của bạn.

Dưới đây là các bước bạn không thể bỏ qua khi khởi chạy một trang web WordPress:

4. Plugin bộ nhớ đệm (Cache Plugin)

Một plugin bộ nhớ đệm đưa trang web của bạn (đặc biệt là trên thiết bị di động) từ dở thành tốt chỉ với một cú nhấp chuột đơn giản.

Không giống như hầu hết các plugin, một plugin bộ nhớ đệm hiếm khi được coi là không cần thiết. Thay vào đó, plugin này đưa thời gian tải trang lên một tầm cao mới, với hiệu suất trang web tăng lên và khả năng thay đổi nội dung động thành tĩnh.

Một vài đề xuất cho plugin bộ nhớ đệm mà bạn có thể tham khảo như:

  • WP Rocket
  • W3 Total Cache.
  • Cache Enabler.
  • WP Fastest Cache.
  • WP Super Cache.

Hãy nhớ rằng, sau khi bạn kích hoạt plugin, hãy chuyển đến cài đặt để kích hoạt bộ nhớ cache của bạn cho thiết bị di động.

Tác dụng cho SEO:

  • Tăng tốc độ trang web.
  • Tăng hiệu suất trang web.

WordPress Checklists

5. Các danh mục

Thông thường, rất nhiều chuyên gia SEO khi tiếp quản trang web của khách hàng đều nhận thấy rằng họ tạo nội dung trùng lặp và tiêu đề trùng lặp rất nhiều.

VD: Họ có một danh mục gọi là “Du lịch” và một thẻ tag cũng gọi là “Du lịch”

Trong WordPress, các danh mục của bạn là các topic lớn trong các bài đăng trên blog của bạn – cho dù bạn đang viết về ẩm thực, du lịch, thời trang, bất cứ điều gì. Hãy coi các danh mục đó như mục lục của bạn. Và, trên WordPress, bạn phải phân loại bài đăng của mình, nếu không, bạn sẽ chỉ được liệt vào mục ‘uncategorized’ (chưa được phân loại), không giúp ích được gì cho bất kỳ ai.

Nếu các trang của bạn không có ích cho người tìm kiếm (ví dụ: các trang được lưu trữ), thì hãy ngừng việc index lại.

WordPress Checklists

Hãy lưu lại một số đề xuất dưới đây khi làm danh mục WordPress như:

  • Bám sát vào các chủ đề chung. Ví dụ, bạn có thể chọn năm mục chung sẽ được sản xuất nội dung mới hàng tháng chẳng hạn.
  • Giữ cho mỗi bài đăng có tối đa 1 đến 2 danh mục.
  • Hãy nhớ thêm nội dung vào các trang phân loại và lưu trữ.
  • Tất cả các danh mục phải đại diện cho một từ khóa mà người dùng sẽ tìm kiếm.

Tác dụng cho SEO:

  • Cải thiện trải nghiệm người dùng.
  • Cung cấp khả năng truy cập dễ dàng vào các trang để được index

6. Thẻ (Tag)

Đã qua rồi cái thời gắn thẻ nội dung của bạn trong WordPress có nghĩa là bạn bị ám ảnh bởi từ khóa, mơ hồ hay đang tận hưởng việc liệt kê hơn 20 từ có liên quan. Các thẻ WordPress hiện nay đã thực sự “hồi sinh” và vượt xa việc bị coi là nhồi nhét từ khóa như ngày xưa. Theo các chuyên gia SEO, có tới hơn 3% lượt người truy cập mỗi tháng được giới thiệu bởi các thẻ được liệt kê trong SERPs.

Một số đề xuất về thẻ bao gồm:

  • Giới hạn việc gắn thẻ của bạn đối với các chủ đề có liên quan mà bạn đã đề cập trong bài đăng.
  • Không phải mọi bài viết đều cần được gắn thẻ.
  • Giữ các thẻ ngắn gọn và hấp dẫn; không quá hai từ.
  • Xóa các thẻ được sử dụng quá mức và không được sử dụng hàng tháng.

Tác dụng cho SEO:

  • Cải thiện trải nghiệm người dùng.
  • Tăng mức độ tương tác.

7. Permalinks

Permalinks trên WordPress rất hữu dụng trong nhiều đầu việc, chẳng hạn như khi cấu trúc URL của bạn với từ khóa, tạo liên kết ngắn, tăng thứ hạng tìm kiếm,v.v.

Cho dù bạn chỉ thích cấu trúc URL thân thiện với SEO, đang nghĩ đến việc thay đổi URL hoặc đang tìm cách thúc đẩy thứ hạng tìm kiếm của mình, vẫn có vô số tùy chọn để bạn có thể cập nhật điều này trên WordPress.

  • Ví dụ về liên kết cố định thân thiện với SEO:
    https://seoplus.com.vn/14-dieu-moi-webmaster-can-nho-khi-lam-seo-mobile/
  • Ví dụ về liên kết cố định không thân thiện với SEO:
    https://seoplus.com.vn/?p=2043

Dưới đây là một vài gợi ý về Permalink bạn nên tham khảo:

  • Theo Google, plugin mặc định của WordPress không thân thiện với SEO, vì vậy hãy cập nhật lại cài đặt của bạn.
  • Tùy chọn tên bài đăng là một lựa chọn an toàn vì điều này làm cho URL ngắn.
  • Nếu bạn là một trang web lớn hơn, bạn nên bao gồm ngày tháng hoặc danh mục trước tùy chọn tên bài đăng.
  • Bỏ qua các ký tự “&,” “?,” “!” trong URL.
  • Sử dụng dấu gạch ngang (-) thay vì dấu gạch dưới (_).

Tác dụng cho SEO:

  • Tăng khả năng thu thập thông tin với các công cụ tìm kiếm.
  • Thứ hạng tìm kiếm tốt hơn khi các từ khóa được sử dụng.

WordPress Checklists

8. Spam Comments

Một loạt các bình luận spam trong một bài đăng blog nhưng không cung cấp bất kỳ điều gì liên quan đến topic có thể làm hỏng trang web của bạn. Và trang web của bạn sẽ không thể hoạt động tốt với những bình luận spam.

Một vài đề xuất đối với bình luận spam bạn nên cân nhắc bao gồm:

  • Không cho phép đăng bài ẩn danh.
  • Sử dụng CAPTCHA để ngăn chặn gửi thư rác tự động.
  • Sử dụng thuộc tính “nofollow”.
  • Không cho phép hyperlink.
  • Sử dụng plugin Akismet để theo dõi các bình luận spam. Bạn có thể theo dõi được rất nhiều thông tin thông qua plugin Askimet như ảnh dưới đây:

Tác dụng cho SEO: Cải thiện độ tin cậy của trang web.

WordPress Checklists

7 bước khi tối ưu hóa WordPress

Có vẻ như mọi thứ mà WordPress chạm vào (hay nói đúng hơn là tạo ra) đều rất xuất sắc. Từ theme đến plugin, WordPress biết chính xác những gì khách hàng muốn cũng như biết đưa ra cách giải quyết bất kỳ vấn đề nào về trang web mà khách hàng có thể gặp phải. Và những tính năng dưới đây của WordPress tối ưu hóa cho SEO theo mọi cách mà một người mới bắt đầu làm SEO cũng có thể dễ dàng học được:

9. Meta Titles, Meta Descriptions, v.v.

Tiêu đề Meta và Meta Descriptions xứng đáng nhận được sự chú ý nhiều hơn khi đã được chứng minh là có khả năng tăng traffic và mức độ tương tác cực kì lớn. Để hỗ trợ cho vấn đề này, bạn có thể tải xuống plugin Yoast SEO với các Meta Titles, Meta Descriptions, vị trí tổ chức tốt của XML Sitemap và thậm chí là bulk editor.

Khi thực hiện tiêu đề Meta và Meta Descriptions, hãy chú ý:

  • Tải xuống plugin Yoast SEO .
  • Tối ưu hóa cài đặt Content Type của bạn.

Tác dụng cho SEO: Tăng số lần click chuột trong SERPs.

WordPress Checklists

10. Sơ đồ trang web XML (XML Sitemaps)

Có một sơ đồ trang web là một điều cực kì cần thiết khi nói đến SEO. Sơ đồ trang web chứa tất cả các bài đăng và trang của bạn trong một danh sách mà các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng đọc được. Như đã đề cập ở trên, plugin Yoast SEO cung cấp tính năng sơ đồ trang web và bạn nên biết cách sử dụng nó.

Dưới đây là một số bước đề xuất khi thực hiện Sơ đồ trang web XMP:

  • Trong tab plugin Yoast SEO, hãy chuyển đến mục General, sau đó là Features.
  • Vuốt sang để bật sơ đồ trang XML.
  • Đi tới Google Search Console, dưới mục Crawl, sau đó là Sitemaps.
  • Nhấp vào Add Sitemap và ấn gửi là bạn đã hoàn thành

Tác dụng cho SEO: Khả năng thu thập dữ liệu nhanh hơn.

WordPress Checklists

11. Liên kết nội bộ (Internal Linking)

Thay vì liên kết ngẫu nhiên đến các bài đăng, bạn có thể sử dụng plugin Yoast SEO để liên kết đến nội dung tốt nhất có thể trên trang web của mình. Plugin này cho phép bạn tạo nên một kiến ​​trúc trang web mượt mà và gửi liên kết đến các trang thích hợp trên trang web của bạn.

Một vài đề xuất liên quan đến liên kết nội bộ bạn cần nhớ:

  • Hãy liên kết đến các trang có chiều sâu trên trang web của bạn.
  • Hãy liên kết tự nhiên nhất có thể cho người đọc.
  • Hãy sử dụng số lượng liên kết hợp lý (VD: 100 liên kết nội bộ cho blog 1.000 từ là không hợp lý).

Tác dụng cho SEO:

  • Tạo một kiến ​​trúc trang web sạch sẽ.
  • Phân phối quyền của trang trên toàn bộ trang web.

12. Thẻ alt hình ảnh (Image Alt Tags)

Điều tuyệt vời về WordPress là bạn không cần phải hiểu HTML hoặc Javascript để có thể chỉnh sửa thẻ alt hình ảnh của mình. Bạn hoàn toàn có thể tối ưu hóa hình ảnh chỉ bằng một cú nhấp chuột đơn giản mà không cần thêm plugin.

Một vài đề xuất về thẻ alt hình ảnh bao gồm:

  • Hãy đặt tên tệp hình ảnh của bạn bằng một cụm từ tự nhiên có chứa nhiều từ khóa. VD: tên thương hiệu của chính mình.
  • Viết mô tả cho thẻ alt hình ảnh phải thật gợi tả
  • Hoàn thành mô tả thuộc tính thay thế hình ảnh với tên thương hiệu của bạn.

Tác dụng cho SEO:

  • Trải nghiệm người dùng tốt hơn.
  • Cơ hội cao hơn để hiển thị trong tìm kiếm hình ảnh.

WordPress Checklists

13. Thẻ tiêu đề (Header Tags)

Khi nhắc đến thẻ tiêu đề, bạn cần tránh các thẻ quá dài không ngắt quãng vì nếu chứa đầy các thẻ H1, H2 và H3 từ đầu đến cuối có thể làm người dùng mệt mỏi. Tuy nhiên, bạn cũng không thể quá tối giản. Hãy làm các thẻ tiêu đề của bạn trở nên hấp dẫn.

Một vài đề xuất giúp thẻ tiêu đề của bạn trở nên hấp dẫn:

  • Hãy đặt tên tệp hình ảnh của bạn bằng một cụm từ tự nhiên có chứa nhiều từ khóa. VD: tên thương hiệu của chính mình.
  • Viết mô tả cho thẻ alt hình ảnh phải thật gợi tả
  • Hoàn thành mô tả thuộc tính thay thế hình ảnh với tên thương hiệu của bạn.

Tác dụng cho SEO:

  • Nội dung dễ đọc, dễ “thẩm thấu” hơn cho người đọc.
  • Tăng mức độ tương tác của người dùng.

14. Thẻ rel = “canonical”

Không ai thích bị đánh cắp nội dung của họ và chắc hẳn ai cũng luôn lo lắng về việc nội dung của mình bị đánh cắp. Để giúp chống lại điều này, các chuyên gia SEO khuyên bạn nên bật thẻ rel=“canonical” cho các trang trên trang web của mình.

Nó cho các công cụ tìm kiếm biết nơi các URL nguồn của nội dung tồn tại trên trang web của họ. Điều này giúp loại bỏ các vấn đề nội dung trùng lặp.

Các đề xuất về thẻ rel = ”canonical” bao gồm: Nếu nội dung của bạn đang được xuất bản trên một trang web khác, hãy sử dụng plugin Yoast SEO để thêm thẻ rel = ”canonical”.

Tác dụng cho SEO: Loại bỏ các vấn đề nội dung trùng lặp.

WordPress Checklists

15. Robots.txt

Robots.txt về cơ bản là một tệp cho các công cụ tìm kiếm biết những gì nên xem và những gì không nên xem trên trang web của bạn. Trên các công cụ tìm kiếm như Bing và Google, nơi các trang web chạy tràn lan, phương pháp hướng dẫn SERPs này có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc, giúp cải thiện tình trạng các nội dung chất lượng bị chặn từ công cụ tìm kiếm.

Các đề xuất về robots.txt bao gồm:

  • Không cho phép wp-admin trong tệp robots.txt của bạn.
  • Cho phép index tất cả nội dung chất lượng khác trong tệp robots.txt.
  • Thêm sơ đồ trang web của bạn vào cuối tệp robots.txt.
  • Chỉnh sửa tệp robots.txt của bạn trong Yoast SEO plugin > Tools > Editor.

Tác dụng cho SEO: Loại bỏ các vấn đề nội dung trùng lặp.

2 bước đang thực hiện để duy trì WordPress

Khi chủ sở hữu doanh nghiệp mở rộng website WordPress của mình, họ sẽ thường tập trung nâng cấp nội dung để nhắm vào khách hàng tiềm năng. Điều này giúp bạn có thể bán sản phẩm với cao hơn, nhiều hơn và đồng thời đòi hỏi cách xây dựng nội dung cũng phức tạp hơn.

Với khối lượng nội dung đồ sộ này, việc sao lưu trang dữ liệu, tối ưu hóa tiêu đề và chỉnh sửa các tiêu đề và mô tả meta, cũng như duy trì hiệu suất ổn định cho trang web WordPress cũng tiêu tốn nhiều công sức.

Dưới đây khám phá một số cách hiệu quả nhất – và dễ nhất – để củng cố trang web WordPress của bạn.

16. Liên kết hỏng

Việc liên kết bị hỏng luôn là nỗi ám ảnh sống động đối với mọi chuyên gia SEO, dù cho đó là lỗi 504, lỗi 404 hay quan trọng nhất là lỗi soft 404. Vì vậy, các chuyên gia sẽ phải nghĩ cách làm khác đi.

Ngày nay, chạy một báo cáo trên Integrity (với người dùng Mac) hoặc Xenu (với người dùng PC) có thể sẽ kéo tất cả nostalgic-inducing links mà bạn có thể cần sửa chữa.

Một vài đề xuất khi liên kết bị hỏng bạn có thể tham khảo như:

  • Tải xuống Integrity hoặc Xenu và sửa bất kỳ liên kết bên ngoài nào đang được bật lên.
  • Sử dụng tính năng Redirection của Yoast SEO để sửa lỗi 404 được liệt kê trong lỗi crawl data của Google Search Console.

Tác dụng cho SEO: Trải nghiệm người dùng tốt hơn.

WordPress Checklists

17. Sao lưu dữ liệu trang web của bạn

Sao lưu trang web tốt không nhất thiết phải là tăng cường sự hiện diện trực tuyến của mình. Nó có nghĩa là bạn đang tiết kiệm nỗ lực khi làm SEO vì khi bạn chọn sao lưu trang web của mình – hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng – tức là chắc chắn sẽ đem lại kết quả tốt

Một vài đề xuất dự phòng cho vấn đề sao lưu trang web như sau:

  • Sao lưu trang web của bạn bằng cPanel nếu bạn thành thục cách sử dụng công cụ này.
  • Nếu không bạn có thể tham khảo các plugin tương tự như Backup Buddy .

Tác dụng cho SEO: Yên tâm với dữ liệu website.

Tổng kết

Bắt kịp với tốc độ phát triển của WordPress luôn là điều khó khăn thậm chí ngay cả với những chuyên gia SEO lâu năm, những người luôn theo dõi các phần mềm và plugin mới nhất. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi các chủ doanh nghiệp nhỏ có thể vấp phải một chút khó khăn khi bắt đầu làm quen với WordPress. Vì vậy SEO PLUS đã cung cấp tất cả thông tin cần thiết cho bạn trong bài viết này, từ bộ nhớ đệm trang web cho đến cách thiết lập comment hay robots.txt!

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận