Google Index là gì? 9 Cách index Google mới nhất cho SEOer

10

Bạn có thể tạo ra rất nhiều nội dung chất lượng, chăm chút cả về hình ảnh và câu chữ nhưng mãi vẫn không thấy có organic traffic về website. Đây là vấn đề nhiều người gặp phải và nguyên nhân đến từ việc Google chưa index bài viết. Vậy Index Google là gì và làm sao để Google index nhanh? Tất cả sẽ được SEO PLUS chia sẻ trong bài viết dưới đây!

Google Index là gì?

Index có nghĩa là chỉ mục, hiểu đơn giản lập sắp xếp và tập hợp thông tin theo một quy luật nào đó để việc tìm kiếm trở nên dễ dàng hơn.

Google Index là quá trình các con bots quét và đánh giá các nội dung trên website, căn cứ vào đó công cụ tìm kiếm sẽ xếp hạng và trả về kết quả cho người dùng. Các trang trên web của bạn càng được bot của Google “ghé thăm” thường xuyên thì khả năng có TOP càng cao.

Index google

Index google

Làm sao để kiểm tra trạng thái index Google của website?

Có 2 cách phổ biến nhất để kiểm tra xem website hay nội dung trên trang đã được Google index hay chưa.

Cách 1: Kiểm tra bằng Google Search

Để kiểm tra tình trạng lập chỉ mục của một URL nào đó, bạn vào Google Tìm kiếm và gõ theo cú pháp: site:(link cần kiểm tra)

Ví dụ: Muốn kiểm tra xem URL https://seoplus.com.vn/dich-vu-seo/ đã được index hay chưa, bạn chỉ cần search site:https://seoplus.com.vn/dich-vu-seo/

Kiểm tra bằng Google Search

Cách 2: Kiểm tra bằng Google Search Console

Công cụ Google Search Console cũng cho phép webmaster kiểm tra trạng thái index của nội dung trên trang bằng cách nhập đường link cần kiểm tra vào ô Inspect ở trên cùng.

Ngoài ra, để kiểm tra trạng thái lập chỉ mục của toàn website, bạn vào mục Index > Coverage, nếu số trang hợp lệ là 0 thì nghĩa là web của bạn đang không có một nội dung nào được index. Chắc chắn đã có một lỗi nghiêm trọng xảy ra và bạn cần điều chỉnh ngay để nội dung có thể xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm.

Kiểm tra bằng Google Search Console

Mất bao lâu để Google Index website?

Thời gian để Google vào index còn tùy thuộc vào trạng thái website. Đây phải quá trình một sớm một chiều, đặc biệt là với các web mới tạo. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ lập chỉ mục của bot có thể kể đến như: cấu trúc website, chất lượng link nội bộ, chất lượng backlink, traffic website,… Thường thì các trang mới sẽ được index trong 1 – 2 tháng, một số trường hợp sẽ lâu hơn, tùy thuộc vào chất lượng nội dung.

Mất bao lâu để Google Index website?

Website bị ảnh hưởng thế nào nếu bị chậm index Google?

Việc bị chậm index có thể gây ra nhiều hệ lụy cho công việc SEO website của bạn nói riêng và chiến dịch marketing tổng thể nói chung.

Làm chậm quá trình SEO

Mục đích của SEO là đưa kết quả lên vị trí cao trên SERPs để có thể tiếp cận với người dùng. Vì vậy nếu Google không index, tức là nội dung của bạn không thể xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm thì mọi nỗ lực SEO sẽ đều là vô ích.

Ngày nay, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm gần như là realtime, nếu Google chậm index cho nội dung của bạn đến từ 3 – 5 ngày thì hiệu quả sẽ đáng kể, điều này đặc biệt ảnh hưởng nhiều tới những website tin tức, vô hình chung cũng làm ảnh hưởng đến công việc của các SEOer vì không thể thúc đẩy kết quả công việc theo đúng timeline đề ra.

Bị đối thủ copy bài

Một website bị index chậm rất dễ có nguy cơ trở thành con mồi của những kẻ đạo văn. Dù nội dung của bạn là chính chủ nhưng vì Google đọc bài của bạn sau nên content của bạn lại vô tình biến thành bản copy.

Website bị ảnh hưởng thế nào nếu bị chậm index Google?

Thủ thuật để Google index nhanh nhất?

Loại bỏ Crawl Block trong robots.txt

Nguyên nhân Google không index một phần website của bạn có thể File robots.txt đã vô tình chặn bots vào lập chỉ mục. Để kiểm tra, bạn nhập cú pháp yourdomain.com/robots.txt vào thanh tìm kiếm. Hãy kiểm tra phần:

User-agent: Googlebot2. Disallow: /

User-agent: *2. Disallow: /

2 đoạn mã này cho biết website của bạn đang chặn bot vào lập chỉ mục, bạn chỉ cần xóa bỏ chúng đi là xong. Ngoài ra bạn cũng có thể kiểm tra bằng tính năng Inspect trong Google Search Console mà SEO PLUS đã hướng dẫn bên trên, nếu thấy thông báo “Blocked by robots.txt” thì nghĩa là robots.txt đang chặn bot vào trang.

Loại bỏ Crawl Block trong robots.txt

Loại bỏ những thẻ noindex không cần thiết

Thẻ Noindex có tác dụng thông báo cho Google trang nào trên web không cần được lập chỉ mục tìm kiếm. Để kiểm tra và xóa các thẻ này bạn có 2 cách.

Cách 1: Thẻ meta trong <head>

Những trang có thẻ meta như dưới đây sẽ không được index Google:

<meta name="robots" content ="noindex">

<meta name="googlebot" content="noindex">

Để kiểm tra xem website có những trang nào đang bị tình trạng này, bạn vào Ahrefs > Site Audit > Indexability > Noindex page.

Sau khi đã biết trang nào có thẻ noindex không mong muốn, bạn có thể vào xóa chúng đi.

Loại bỏ những thẻ noindex không cần thiết

Cách 2: X ‑ Robots-Tag

Bạn có thể kiểm tra bằng tính năng trang có chứa X ‑ Robots-Tag hay không bằng tính năng Inspect của Google Search Console. Nếu thấy phần Indexing allowed? báo trạng thái No: ‘noindex’ detected in ‘X‑Robots-Tag’ http header”, có nghĩa là trang đang bị block index.

Ngoài ra bạn cũng có thể dùng tính năng Site Audit, lọc Robots Information in HTTP header để tìm ra cách trang này.

X ‑ Robots-Tag

Cài đặt sitemap

Nội dung không có trong sitemaps vẫn có thể được index nhưng tốc độ sẽ chậm hơn. Bạn có thể kiểm tra website đã có sitemap hay chưa bằng cách sử dụng Google Search Console hoặc tìm kiếm theo cú pháp yourdomain/sitemap.xml. Ngoài ra, nếu sử dụng Ahrefs, bạn cũng có thể sử dụng tính năng Site Audit và filter Is in sitemap để kiểm tra.

Sau khi đã thêm hết các link này vào sitemap, bạn có thể sử dụng link khai báo URL trên Google cho sitemap theo cú pháp: http://www.google.com/ping?sitemap=http://yourwebsite.com/sitemap_url.xml.

Xem ngay: Cách tạo sitemap cho website

Xóa các thẻ canonical không cần thiết

Các trang chính tắc nhưng không có canonical tự tham chiếu, thẻ canonical sai hoặc nhiều trang trùng lặp nội dung nhưng không có canonical về trang chính tắc cũng có thể là nguyên nhân khiến công cụ tìm kiếm “bối rối”. Trong tình huống này, Google không hiểu được trang nào là trang tốt nhất và cần được xếp hạng.

Xóa các thẻ canonical không cần thiết

Tối ưu lại các link mồ côi

Orphan Page hay còn gọi là trang mồ côi là những trang không có link nội bộ trên website trỏ đến. Google tìm thông tin các nội dung mới bằng cách đi theo các link nội bộ, vì vậy trang nào không có internal link trỏ đến thường sẽ bị Google bỏ sót.

Để phát hiện ra các trang này, bạn dùng Ahrefs > Site Audit > Xem báo cáo Links > Tìm Orphan Page (has no incoming internal links).

Lưu ý: Cách này chỉ hiệu quả nếu:

  • Loại bỏ thuộc tính nofollow trên các link nội bộ
  • Các trang bạn mong muốn index Google đã có trong sitemap
  • Bạn sử dụng trang trong sitemap làm điểm bắt đầu để lấy thông tin khi thiết lập Site Audit của Ahrefs.

Tránh các tín hiệu “soft 404”

Đảm bảo rằng các trang của bạn không chứa bất kỳ thứ gì có thể chỉ ra trạng thái soft 404 một cách sai lệch. Điều này bao gồm mọi thứ từ việc sử dụng “không tìm thấy” hoặc “không có sẵn” trong bản sao đến số “404” trong URL.

Sau khi tìm ra các orphane page này, nếu nội dung không quan trọng bạn có thể xóa bỏ, nếu quan trọng hãy bổ sung thêm link nội bộ về chúng nhé. Ngoài ra, để trang được index nhanh hơn, hãy bổ sung link nội bộ từ các trang mạnh nhất trong web của bạn.

Tránh các tín hiệu "soft 404"

Khai báo url với Google

Để tăng tốc độ index bạn cũng có thể sử dụng các công cụ submit URL. Google Search Console là công cụ phổ biến nhất hoàn toàn miễn phí. Các submit website lên Google là nhập đường link bạn muốn index vào ô Inspect và ấn Submit là xong. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các công cụ submit URL của bên thứ ba như LarIndex hay Sinbyte.

Khai báo url với Google

Đảm bảo nội dung unique và hữu ích với người dùng

Mục đích của Google vẫn là đảm bảo trải nghiệm tìm kiếm tốt nhất cho người dùng. Vì vậy nếu nội dung của bạn đang copy, xào nấu và không đem lại những thông tin mà người dùng cần thì bạn đang đi ngược lại nguyên tắc của Google. Nếu đang rơi vào tình trạng này thì cũng không có gì lạ nếu website của bạn không được index. Bạn có thể tìm các trang bị Thin Content với Site Audit của Ahrefs hoặc sử dụng phần mềm Screaming Frog SEO tools.

Đảm bảo nội dung unique và hữu ích với người dùng

Xây dựng các liên kết ngược chất lượng

Google vẫn luôn đánh giá những website có nhiều backlink chất lượng. Hãy đảm bảo sử dụng backlink sạch từ những trang có thẩm quyền cao, có độ liên quan tới nội dung của bạn và có traffic từ dịch vụ Backlink tại SEO PLUS. Từ những backlink đó, các con bot sẽ thường xuyên ghé thăm và lập chỉ mục tìm kiếm cho website của bạn.

Xây dựng các liên kết ngược chất lượng

Các công cụ hỗ trợ Google index nhanh hơn

Dưới đây là những công cụ index tuyệt vời để index các backlink của bạn nhanh chóng. Tất cả những gì bạn phải làm để các liên kết của bạn được index theo cách lý tưởng này là sử dụng các công cụ ping phổ biến để ping các liên kết của bạn để gọi trên API trình thu thập thông tin của Google để index nhanh hơn.

Sinbyte

SEOer tại Việt Nam sử dụng Sinbyte SEO để index url (công cụ SEO này có thu phí nhưng khá rẻ, phù hợp với túi tiền của các anh em). Tỷ lệ index rơi vào khoảng 80 – 90% url được submit. Vừa nhanh, vừa rẻ đây là lợi thế nên đây là một trong những công cụ index được sử dụng phổ biến nhất.

Larindex

Là công cụ index made in Việt Nam và nằm trong hệ sinh thái các công cụ hỗ trợ SEO của LAR, bạn có thể dễ dàng quản lý các dự án index nếu mất phí mua vĩnh viễn. Larindex giúp bạn submit link với chi phí chỉ 100đ/ link và tỷ lệ index khoảng 60 – 70%.

Các công cụ hỗ trợ Google index nhanh hơn

Google News

Là trong tin tức tự động do Google cung cấp, khi đăng ký thành công google news sẽ giúp website tăng độ uy tín, cụ thể là yếu tố về EAT, tiếp cận nhiều khách hàng hơn, kiếm thêm được nguồn traffic từ Organic Search chất lượng, và đặc biệt là tốc độ index link nhanh khủng khiếp.

Ping-O-matic

Công cụ index này rất đơn giản để sử dụng. Chỉ cần nhập tên Blog và URL trang chủ blog của bạn, sau đó chỉ định Nguồn cấp dữ liệu RSS của bạn tức là URL Nguồn cấp dữ liệu của bạn. Cuối cùng bấm vào nút Gửi ping.

Googleping

Google Ping ping dịch vụ Google Blogsearch bằng tất cả các ngôn ngữ. Google Ping cũng bao gồm nhiều dịch vụ, các dịch vụ phổ biến như Twently và Weblog và các dịch vụ Nguồn cấp dữ liệu khác như Feedgy và wasalive.

Googleping index google

Pingler

Pingler có một cơ sở dữ liệu gồm nhiều thư mục và dịch vụ. Ngoài URL RSS, bạn cũng có thể chỉ định từ khóa và danh mục cho ping của mình. Pingler cũng có tùy chọn gửi ping tự động cho blog của bạn kịp thời (chẳng hạn như 3 ngày một lần), nhưng để sử dụng công cụ index này, bạn phải mua một tài khoản trả phí. Pingler cũng có sẵn dưới dạng plugin trình duyệt cho tất cả các trình duyệt web chính.

Ping.in

Đây là một dịch vụ ping sẽ thông báo hoặc ping các dịch vụ Weblog giống như các công cụ tìm kiếm mà bạn đã cập nhật blog của mình. Điều này cho phép trang web lập chỉ mục blog của bạn nhanh hơn để cung cấp nội dung cho nhiều đối tượng hơn.

Pingfarm

Đây là một dịch vụ thông báo cho các công cụ tìm kiếm rằng blog hoặc trang web của bạn đã được cập nhật. Cách sử dụng rất đơn giản, hãy dán các URL của bạn vào vùng văn bản bên dưới hoặc tải lên tệp dựa trên văn bản (1 URL mỗi dòng).

Pingfarm

Totalping

Là người dùng, bạn sẽ nhận được hỗ trợ đầy đủ trong quá trình thiết lập, hỗ trợ kỹ thuật 24/7 và quan trọng nhất là nó rất an toàn và đáng tin cậy.

Pingthatblog

Pingthatblog có thể chọn dịch vụ theo ngôn ngữ. Nếu bạn chọn nhiều dịch vụ ping, có thể mất một ít thời gian để ping từng dịch vụ đó. Theo trang web, sẽ mất từ ​​5 đến 10 phút nếu bạn chọn tất cả chúng! Bạn cũng có thể đánh dấu vào hộp kiểm có nội dung ‘chọn các dịch vụ không hoạt động’, để biết có bao nhiêu dịch vụ hiện đang ngừng hoạt động.

Blogbuzzer

BlogBuzzer là một công cụ index cho phép bạn ping blog của mình đến tất cả các thư mục blog chính và công cụ tìm kiếm miễn phí. Ngoài việc ping blog của bạn miễn phí với BlogBuzzer, bạn có thể đăng ký thành viên cao cấp ($ 19 một năm), bao gồm tự động ping blog của bạn hàng ngày, cũng như gửi đến các trang web truyền thông xã hội bao gồm: Twitter, Delicious, StumbleUpon, Google, Yahoo và Bing.

Blogbuzzer

Smallseotools

Đây là công cụ ping trang web trực tuyến, cung cấp các công cụ tìm kiếm về các cập nhật blog của bạn. Với danh mục ping trang web dễ sử dụng, bạn chỉ cần nhấp vào “Ping Now”.

Twingly

Twingly sẽ ping URL blog của bạn đến các dịch vụ khác nhau sau khi bài đăng được xuất bản. Đây là một công cụ tìm kiếm blog mới mà họ tuyên bố là “không có thư rác” vì nó chỉ index những trang web và blog được liên kết từ các trang web chất lượng cao khác.

Feedshark

Feedshark là một công cụ index tốt khác giúp gửi ping một cách dễ dàng. Nó có tất cả các dịch vụ phổ biến như Technorati, Alexa và Icerocket. Công cụ này cũng kiểm tra độ tin cậy của từng dịch vụ sau mỗi 24 giờ để bạn nhận được 100% ping thành công.

Ngoài ra, nếu bạn thích gửi nhanh thì Feedshark có chế độ Turbo này để gửi ping rất nhanh.

Mypagerank

Đây là một trong những công cụ ping tốt nhất; mang lại kết quả tuyệt vời khi lập chỉ mục các blog nhanh chóng trên các công cụ tìm kiếm.

Mypagerank

Tổng kết:

Trên đây là những kiến thức cơ bản về khái niệm index Google cũng như cách index Google mới nhất cho các nhà quản trị web tham khảo. Nếu bạn đang gặp vấn đề trong việc index nội dung trên web cũng như làm SEO tổng thể nói chung, hãy liên hệ ngay với SEO PLUS qua hotline 0868 913 668 để được tư vấn chi tiết.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận