SEO Audit là gì? Hướng dẫn 3 bước Audit Website từ A đến Z

10

Trước khi tiến hành SEO một website, các bạn cần tiến hành đánh giá sự thân thiện của website đó với công cụ tìm kiếm. Quá trình này được gọi là SEO audit. Vậy SEO audit là gì? Cách audit website như thế nào? Trong bài viết dưới đây SEO Plus sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc trên một cách chi tiết nhất!

Nội dung chính

SEO audit là gì?

SEO audit thực chất là quá trình kiểm tra, đánh giá thực trạng của 1 website xem đã được tối ưu hay chưa. Quá trình này sẽ giúp các bạn đánh giá được mức độ thân thiện của một website với các công cụ tìm kiếm và người dùng.

Chúng ta có thể ví dụ SEO audit như việc “khám bệnh tổng quát” cho website. Việc này sẽ giúp các bạn biết “sức khỏe” của website có tốt hay không. Nếu phát hiện ra vấn đề về sức khỏe sẽ đưa ra các “phương án” để chữa bệnh cho hiệu quả. Nếu các bạn thực hiện SEO audit website hiệu quả sẽ giúp bạn tối ưu thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm. Cải thiện các khía cạnh kỹ thuật của website, tăng lượt truy cập website tự nhiên, phân tích từ khóa…

SEO audit là gì?

SEO audit là gì?

Khi nào tiến hành SEO Audit?

Các bạn nên thực hiện SEO Audit website vào 3 thời điểm dưới đây:

Trước khi bắt đầu thực hiện dự án SEO mới

Khi các bạn bắt đầu làm bất cứ website nào thì các bạn cần tạo được một chiến lược cụ thể. Và SEO Audit chính là một trong những bước đầu tiên các bạn cần thực hiện khi bắt tay vào làm các việc khác.

seo audit

Bước vào giai đoạn đầu của các chiến dịch SEO

Các bạn nên thực hiện SEO Audit vào mỗi quý. Điều này sẽ giúp cho các bạn nắm rõ được hiệu suất SEO của các quý trước. Bạn nên xem hiệu suất SEO của thời điểm đó sau khi thực hiện audit có khác biệt gì so với 3 tháng vừa rồi không. Nếu như có sự khác biệt lớn thì phải điều chỉnh lại cho hợp lý.

Khi website có những hiện tượng bất thường

SEO audit sẽ cho bạn xác định được website của mình đang hoạt động như thế nào. Nếu như bạn thấy các dấu hiệu bất thường như lưu lượng truy cập giảm thì các bạn cần thực hiện audit website một cách kịp thời để phát hiện và khắc phục vấn đề đang tồn đọng.

Khi website có những hiện tượng bất thường

Các Tool audit website hiệu quả

Trên thực tế, để quá trình audit website hiệu quả thì các bạn chỉ cần 8 công cụ hỗ trợ SEO cốt lõi sau đây:

Các Tool audit website hiệu quả trong SEO

Hướng dẫn cách audit website chi tiết

Nếu bạn đang có nhu cầu SEO website thì nên thực hiện càng sớm càng tốt. Dưới đây là các bước chi tiết giúp các bạn thực hiện audit website:

Bước 1: Tiến hành SEO Audit website về mặt kỹ thuật

Ở bước này, các bạn cần thực hiện các hạng mục chung về kỹ thuật, chủ yếu trên phạm vi của toàn website. Các bạn cần kiểm tra các hạng mục sau đây:

Website của bạn có bị Google phạt hay không?

Đối với các website bị cấm thì quả là một điều rất bất lợi và rất khó khăn trong việc làm SEO. Bạn nên kiểm tra xem hiện đang có bao nhiêu trang con được xếp chỉ mục (index). Các bạn có thể kiểm tra bằng cách nhập tên miền vào ô tìm kiếm của Google. Sau đó thực hiện theo cú pháp như sau: Site:tenmien.com. Nếu khi nhấn kết quả và không tìm thấy trang nào thì có thể website của bạn vừa mới xây dựng xong. Hoặc đang bị phạt hoặc cấm không được hiển thị.

Website của bạn có bị Google phạt hay không?

Website đã được đăng ký Google Search Console

Google Search Console được xem là một trong những công cụ miễn phí nhưng vô cùng hữu ích để giúp các bạn có thể hiểu rõ về website của bạn. Công cụ này sẽ giúp cho các bạn có thể tham khảo rất nhiều thông tin quan trọng thông qua các tuỳ chọn website. Cụ thể các bước như sau:

  • Xem có bao nhiêu trang con (pages) đã được submit trên Google. Và bao nhiêu trang thực tế đã được lập chỉ mục và index.
  • Trang web đó đã được xếp hạng cụm từ khoá nào.
  • Những từ khoá nào sẽ có thể đem lại lượng truy cập từ Google.
  • Các vấn đề về an ninh hay lập chỉ mục của website đang gặp phải.
  • Đánh giá thêm tính khả dụng của website trên các trang di động.

Website đã được chèn mã Google Analytics chưa?

Công cụ miễn phí này sẽ giúp cho bạn có thể theo dõi được một số hành vi liên quan đến người dùng trên website. Cụ thể như:

  • Số lượng người truy cập.
  • Số phiên truy cập và thời lượng bình quân của mỗi phiên truy cập.
  • Tỷ lệ thoát trang, bỏ trang.
  • Tỷ lệ chuyển đổi của website.

Website đã được chèn mã Google Analytics chưa?

Website đã có chứng chỉ SSL và sử dụng giao thức Https chưa?

Các bạn có thể thử gõ tên miền có giao thức https, nếu bạn thấy nó hoạt động bình thường có nghĩa là trang web của bạn đã có chứng chỉ SSL. Nếu bạn thấy báo lỗi nghĩa là web chưa có.

Kiểm tra file sitemap.xml đã được tối ưu chưa?

Việc lập chỉ mục trên website rất quan trọng khi SEO website. Các bạn cần lưu ý kiểm tra sitemap của website. Bạn không nhất thiết phải đưa tất cả các trang con vào mà chỉ cần đưa các trang quan trọng nhất. Mục đích chính của file này đó chính là để hướng dẫn cho các công cụ tìm kiếm sơ đồ trang web của bạn. Nó sẽ được lập dưới dạng .xml và có cấu trúc nhất định.

File Robots.txt đã được tối ưu hoá

Robots.txt cũng là một trong những file thuộc dạng text và được đưa vào thư mục gốc của (root) trong trang web. Nếu website không có File robots.txt hoặc có nhưng chưa được tối ưu cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến mức độ thân thiện của website. Chính vì vậy mà các bạn cần kiểm tra và tối ưu hoá file này trong khi SEO audit website.

Kiểm tra website đã sử dụng Canonical Url chưa?

Thẻ Canonical sẽ giúp cho Google có thể xác định được những trang quan trọng nhất trên website của bạn. Ngoài ra, công cụ này cũng giúp hỗ trợ bạn giải quyết vấn đề do các trang có nội dung tương tự hoặc trùng lặp gây ra. Mỗi trang trên website của bạn nên được chỉ định rõ 1 Canonical Url để giúp đạt hiệu quả SEO tốt nhất.

Kiểm tra website đã sử dụng Canonical Url chưa?

Xử lý trang 404 chưa?

Trang 404 sẽ hiển thị mỗi khi trình duyệt không thể tìm thấy trang tương ứng với URL mà người dùng đang nhập. Trang này cũng cần được tối ưu hoá để có thể hướng dẫn được người dùng đến các trang khác trên website. Mục đích của việc này đó chính là giữ họ lại không họ sẽ bỏ đi.

Kiểm tra tốc độ của website

Tốc độ tải trang là một trong những yếu tố quan trọng cần xử lý khi audit website. Ở bước này, các bạn có thể dùng Google PageSpeed Insights để kiểm tra. Nếu các bạn thấy kết quả bằng số điểm chung và những giải pháp này sẽ giúp bạn gợi ý và chỉnh sửa tăng tốc độ của trang.

Kiểm tra tốc độ của website

Bước 2: SEO audit các yếu tố trên trang (On-Page)

Sau khi tối ưu hoá các vấn đề về mặt kỹ thuật thì bạn sẽ chuyển qua SEO audit và tối ưu các yếu tố trên trang. Bao gồm các bước:

Kiểm tra URL đã thân thiện chưa?

URL chính là các chuỗi ký tự trên ô địa chỉ của trình duyệt. Mỗi một trang con của website đều phải có URL riêng. Và bạn cần đảm bảo chuỗi ký tự này thân thiện với người sử dụng chứ không phải chỉ để phục vụ cho trình duyệt web hiểu.

Kiểm tra phần menu Breadcrumb

Breadcrumb là menu giúp các bạn dẫn hướng các đường link để thể hiện được sự phân cấp từ trang chủ đến trang hiện tại. Sau khi nhìn vào đó, các bạn có thể biết mình đang ở vị trí nào trong cấu trúc nội dung của website.

SEO audit các yếu tố trên trang (On-Page)

Tối ưu các thẻ Title và Description

Thẻ title và description có tác dụng vô cùng quan trọng trong quá trình SEO website. Theo đó, các bạn cần đảm bảo xem nội dung của 2 thẻ này có độc đáo không? Đội dài có trong phạm vi cho phép không? Khi chưa đọc được phần mô tả bạn có thấy đủ hấp dẫn cho người tìm thông tin hay không?

Kiểm tra các thẻ heading và định dạng văn bản trên trang

Các thẻ tiêu đề sẽ giúp cho người đọc có thể nhận diện được bố cục bài viết một cách dễ dàng hơn. Do đó, các bạn cần kiểm tra xem các thẻ tiêu đề từ H1, H2, H3, H4… đã đúng chưa. Ngoài ra, các bạn còn cần kiểm tra định dạng của thẻ như bôi đậm hoặc in nghiêng đã đúng các nội dung quan trong hay chưa.

Vị trí và tần suất của từ khóa trong phần nội dung của trang

Mỗi trang con của website cần phải tập trung miêu tả một từ khóa chính nào đó. Yếu tố này rất quan trọng trong SEO. Các bạn cần phải kiểm tra xem từ khóa đó đã xuất hiện đủ và đúng vị trí cần thiết hay chưa. Thông thường mật độ từ khóa trong SEO sẽ phải xuất hiện 4-5 lần trong 1 bài viết từ 700 – 1000 từ.

Vị trí và tần suất của từ khóa trong phần nội dung của trang

Kiểm tra hình ảnh khi SEO

Các bạn cần đảm bảo rằng bài viết đó có hình ảnh phù hợp với nội dung của trang. Chất lượng của bạn sẽ là yếu tố hàng đầu: Ảnh cần rõ nét không bị mờ, tên ảnh phải chứa từ khoá. Tất cả các ảnh đều cần nhập thẻ Alt text để mô tả nội dung ảnh phục vụ cho SEO.

Kiểm tra nội dung SEO

Nội dung trên website cần phải độc nhất không được copy. Nếu phát hiện các nội dung trùng lặp các bạn cần gỡ bỏ và tìm cách xóa chỉ mục với các trang bị trùng.

Kiểm tra nội dung SEO

Kiểm tra phần cấu trúc liên kết của nội dung

Các link Internal link giữa các trang sẽ giúp cho người dùng thuận lợi hơn trong việc tiếp nhận được nội dung cũng như công cụ tìm kiếm. Bạn hãy kiểm tra xem các liên kết SEO Onpage này đã hợp lý hay chưa bằng cách xem xét các yếu tố sau đây:

  • Từ khoá phải xuất hiện trong Anchor text của liên kết nội bộ và dùng cho cả tiêu đề của trang đích.
  • Muốn trang web dành được thứ hạng cao thì cần có số lượng Internal link lớn hơn.
  • Nên đặt từ 2 – 10 trang liên kết nội bộ trong mỗi trang con.
  • Tất cả các trang được đặt liên kết nội bộ cần phải được liên kết trực tiếp hay gián tiếp từ trang chủ. Không được để tình trạng “trang mồ côi”.

Kiểm tra phần cấu trúc liên kết của nội dung

Kiểm tra các liên kết đứt gãy

Liên kết đứt gãy sẽ mang đến trải nghiệm tồi tệ cho người dùng. Điều này sẽ không tốt cho SEO. Do đó, các bạn cần kiểm tra và loại bỏ nhanh chóng các liên kết đứt gãy đó nếu có trên website hãy sử dụng lệnh chuyển hướng 301 trong file htaccess.

Kiểm tra các tính thân thiện của website

Để kiểm tra tính thân thiện của website hơi khó. Nhưng các bạn có thể sử dụng một số gợi ý sau đây để kiểm tra:

  • Các trang 404 có thân thiện không?
  • Người dùng có tìm thấy nội dung mong muốn sau 3 lần nhấp chuột không.
  • Website có giao diện nhất quán xuyên suốt các trang con không.
  • Bạn có thấy sơ đồ trang (Sitemap) dành cho người dùng hay không?

Kiểm tra các tính thân thiện của website

Bước 3: Tiến hành SEO audit các yếu tố ngoài trang (off-page)

Một trong những bước quan trọng không kém khi audit website đó chính là dựa trên các yếu tố tác động từ ngoài trang web. Nói cách khác chính là các yếu tố SEO Offpage. Chúng tôi sẽ tóm tắt 3 yếu tố quan trọng cần kiểm tra đó là:

Kiểm tra Backlink

Việc đặt backlink từ các website khác dẫn đến trang web của bạn cũng đóng vai trò như một phiếu bầu. Nếu bạn càng đặt nhiều backlink chất lượng ở các trang uy tín thì càng có lợi cho website.

Kiểm tra Backlink

Kiểm tra tính tương tác trên mạng xã hội

Hiện nay, các công cụ truyền thông mạng xã hội mà cụ thể là các trang mạng xã hội sẽ có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho website của bạn cả về chất lượng truy cập lẫn hiệu ứng SEO. Do đó, nếu website chưa có kênh mạng xã hội tốt thì các bạn cần có phương án xây dựng và phát triển hệ thống Entity Building phù hợp.

Kiểm tra mức độ Local SEO hiện tại của website

Bạn cần sử dụng công cụ Google My Business và tối ưu sự hiện diện của công ty trên google. Nguyên nhân vì khi khách hàng thực hiện truy vấn, người ta sẽ lựa chọn các địa chỉ cung cấp dịch vụ/sản phẩm gần nơi họ sinh sống nhất. Nên các bạn cần chú ý đến SEO google Maps nhiều hơn.

Kiểm tra mức độ Local SEO hiện tại của website

Dịch vụ SEO Audit SEOPLUS bao gồm:

  • Bước 1: Thiết lập mục tiêu chiến lược
  • Bước 2: Phân tích từ khóa tổng thể website
  • Bước 3: Phân tích đối thủ cạnh tranh
  • Bước 4: Phân tích kỹ thuật web, trải nghiệm người dùng
  • Bước 5: Phân tích nội dung và các yếu tố SEO onpage
  • Bước 6: Phân tích liên kết nội bộ và backlink
  • Bước 7: Phân tích các chỉ số analytic và Webmaster tools
Dịch vụ SEO Audit

Dịch vụ SEO Audit SEOPLUS

Tạm kết:

Hy vọng thông qua bài viết trên đây sẽ giúp các bạn hiểu SEO audit website là gì? SEO Audit là một trong những quá trình đặc biệt quan trọng đối với mọi website. Nếu các bạn thực hiện được SEO Audit một cách hiệu quả sẽ giúp cho website trở nên thân thiện với người dùng và công cụ tìm kiếm hơn. Điều này sẽ hỗ trợ đắc lực cho các bạn trong quá trình SEO tổng thể website này.

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm các thông tin chi tiết về dịch vụ audit website. Hãy liên hệ ngay với số hotline của SEO PLUS để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!


Dịch vụ nổi bật tại SEOPLUS

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x