Algorithm là gì? Algorithm nào quan trọng nhất trong SEO 2022
Algorithm là một thuật ngữ có vai trò vô cùng quan trọng trong SEO. Thế nhưng phần lớn SEOer chưa nắm rõ Algorithm là gì? Và sức mạnh của các Algorithm ra sao? Hãy dành 3 phút đọc bài viết sau để tìm hiểu về các thuật toán Algorithm nhé!
Nội dung chính
Algorithm là gì?
Algorithm dịch ra tiếng Việt là thuật toán. Như vậy, trong lĩnh vực SEO, Algorithm là thuật ngữ chung dùng để chỉ các các thuật toán SEO. Đây là các công cụ mà Google tạo ra nhằm giải quyết các vấn đề trong SEO như:
- Kiểm duyệt chất lượng nội dung đăng tải trên các website.
- Phát hiện các dấu hiệu spam và xử phạt hành vi liên quan đến Black hat SEO.
- Đề xuất và phân phối nội dung hữu ích đến với đúng đối tượng người dùng có nhu cầu.
- Hỗ trợ tối ưu trang web trên thiết bị di động…
Nếu ví SEO là một cuộc đua khốc liệt thì Algorithm chính là thể lệ của cuộc đua. Website chạm Top nhanh nhất nhưng vi phạm thể lệ thì sẽ nhanh chóng bị Google đánh tụt hạng. Chỉ có những trang web lên Top bằng chất lượng, tuân thủ các thuật toán tìm kiếm của google thì mới có thể trụ Top một cách lâu dài, bền vững. Như vậy, Algorithm quyết định trực tiếp đến thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm.
Các Algorithm liên tục được Google update và cải tiến nhằm tối ưu trải nghiệm người dùng và tạo sân chơi lành mạnh cho các trang web trên các công cụ tìm kiếm trên internet. Do vậy, người làm SEO cần liên tục nắm bắt những thay đổi mới nhất trong thuật toán Google để tránh những vi phạm đáng tiếc.
Các thuật toán Algorithm trong SEO
Bây giờ thì bạn đã biết Algorithm là gì? Nếu bạn đang có ý định phớt lờ các thuật toán Algorithm trong SEO. Thậm chí cố tình qua mặt các thuật toán này nhằm thao túng thứ hạng Google thì tôi khuyên bạn nên từ bỏ ý định đó ngay lập tức. Sai lầm này thường mắc phải ở những SEOer mới vào nghề bởi các “tân binh” này chưa lường hết được Google có tất cả bao nhiêu thuật toán và các thuật toán này liên kết với nhau chặt chẽ như thế nào.
Sau đây, mời bạn khám phá một số thuật toán Algorithm quan trọng được Google tận dụng triệt để trong việc kiểm duyệt website:
Google Panda Algorithm (thuật toán gấu trúc)
Chức năng, nhiệm vụ: Đánh giá chất lượng nội dung trang web. Từ đó hỗ trợ cho công cụ tìm kiếm trả về các kết quả chính xác, phù hợp nhất với truy vấn người dùng. Đưa ra quyết định thưởng và phạt thích đáng cho các trang web. Trong đó, trang web được đánh giá có nền tảng nội dung chất lượng sẽ được ưu tiên hiển thị, trang web chứa nội dung rác sẽ được xem xét loại bỏ hoặc giảm sự hiện diện trên công cụ tìm kiếm.
Một số nguyên nhân khiến trang web bị thuật toán Panda xử phạt:
- Nội dung mỏng và kém chất lượng.
- Trùng lặp nội dung, copy nội dung từ trang web khác, vi phạm bản quyền nội dung.
- Nội dung nhồi nhét từ khóa quá nhiều.
- Trang web chứa quá nhiều nội dung quảng cáo.
- Trang web chứa nhiều backlink kém chất lượng.
- Nội dung mang đến trải nghiệm kém cho người dùng, dẫn tới tỷ lệ thoát trang cao.
Nếu lưu lượng truy cập trên trang bỗng nhiên tụt dốc không phanh thì khả năng cao đó là hình phạt từ “thuật toán gấu trúc”.
Hummingbird Algorithm (thuật toán chim ruồi)
Chức năng, nhiệm vụ: Phân tích ngữ nghĩa và mức độ liên quan của từ khóa và các truy vấn của người dùng. Từ đó giúp Google đưa ra kết quả tìm kiếm tốt hơn, nhanh hơn và chính xác hơn.
Nếu như thuật toán Panda tập trung phân tích nội dung bài viết thì thuận toán Hummingbird tập trung phân tích ý nghĩa keyword và những cụm từ khóa liên quan. Nhờ những con “chim ruồi” này, Google sẽ hiểu được ý định truy vấn của người tìm kiếm và phân phối các kết quả phù hợp tới họ.
Thuật toán chim ruồi được ví như bộ não của Google vì nó ảnh hưởng đến tính chính xác của cơ sở tri thức Google. Tuy nhiên, các hình phạt đến từ Hummingbird Algorithm không gây tụt traffic mạnh mẽ như hình phạt của Google Panda.
Google Fred Algorithm
Chức năng, nhiệm vụ: Google Fred Algorithm nhắm vào các chiến thuật SEO mũ đen và các trang web có mục đích quảng cáo, kiếm tiền quá nhiều. Đồng thời, nó cũng nhắm đến các trang có giá trị thấp, không hữu ích cho người dùng.
Một số nguyên nhân khiến trang web lọt vào tầm ngắm của thuật toán Fred là:
- Lạm dụng quảng cáo gây khó chịu cho người dùng.
- Website đặt quảng cáo không an toàn, chứa các liên kết đến những trang ngoài không uy tín.
- Trang web sử dụng các thủ thuật SEO mũ đen như xào nội dung bằng robot của công cụ tìm kiếm, spam backlink…
- Trang web có nội dung mỏng, lập ra chỉ để chạy quảng cáo kiếm tiền.
Như vậy, để tránh bị Google Fed cho điểm trừ, các SEOer cần tạo số lượng quảng cáo hợp lý trên trang. Đồng thời chú trọng xây dựng nội dung hữu ích cho người dùng.
Google RankBrain Algorithm
RankBrain có ý nghĩa rất lớn với Content Marketing. Do đó, đây được xem là yếu tố xếp hạng quan trọng thứ 3 trong SEO. Algorithm này được xây dựng trên trí tuệ nhân tạo Machine Learning, có khả năng phát hiện và xử phạt những trang web bị lỗi về content như nội dung kém chất lượng, thiếu nội dung, tính liên quan thấp, thiếu ý, trang web mang lại trải nghiệm người dùng kém.
Google RankBrain đánh giá chất lượng Content dựa vào sự tương tác của người dùng với các yếu tố như:
- Tỷ lệ click hữu cơ (Organic CTR)
- Thời gian tìm kiếm của Google dành cho website (Dwell Time)
- Tỷ lệ thoát trang của người dùng (Bounce rate)
- Tỷ lệ người dùng back lại trang kết quả tìm kiếm (Pogo-sticking)
Để đáp ứng các tiêu chuẩn mà Google RankBrain, các content marketer cần luôn chú trọng xây dựng nội dung mới mẻ, phù hợp với xu hướng và cung cấp nguồn thông tin hữu ích cho khách hàng khi truy cập website.
Google Penguin Algorithm (Thuật toán chim cánh cụt)
Google Penguin là thuật toán chống spam. Trong đó đặc biệt nhắm tới việc kiểm tra chất lượng backlink. Algorithm này thẳng tay trừng phạt các website có chứa liên kết spam, spam backlink và nhồi nhét từ khóa để thao túng thứ hạng trên Google search.
Một số nguyên nhân khiến trang web của bạn sẽ bị thuật toán chim cánh cụt phạt:
- Anchor text chứa liên kết spam.
- Trang web có quá nhiều backlink từ bên thứ 3.
- Sử dụng nhiều liên kết spam, link không tự nhiên trong bình luận, trên các trang mạng xã hội…
- Sử dụng tool tạo backlink ảo cho website.
Hình phạt của Google Penguin Algorithm vô cùng nặng nề. Trang web có thể bị đánh tụt hạng một cách bất ngờ. Đó là lý do tại sao việc xây dựng một hồ sơ backlink chất lượng là vô cùng quan trọng.
Google Pigeon Algorithm (Thuật toán chim bồ câu)
Pigeon là thuật toán hỗ trợ đắc lực cho SEO Google Maps. Algorithm này như những chú chim bồ câu định vị đường đi chực chuẩn, cung cấp thông tin địa phương một cách tối ưu cho người dùng. Dựa vào vị trí người dùng và khoảng cách gần nhất, Google Pigeon sẽ đưa ra các đề xuất hiển thị kết kết quả tìm kiếm chính xác và liên quan nhất căn cứ theo yếu tố địa lý liên quan đến người dùng.
Mẹo giúp trang web tăng thứ hạng với Google Pigeon:
- Địa phương hóa website của bạn bằng cách chèn địa phương vào tên miền hoặc các nội dung khác trong website.
- Chèn thông tin về địa chỉ trong Content Marketing.
- Đăng ký google Business. Đồng bộ thông tin từ địa chỉ, số điện thoại, email,…
- Báo cáo các trang web vi phạm bản quyền cho Google.
Google Mobile Algorithm
90% người dùng truy cập Internet trên thiết bị di động. Đó là lý do Google tạo ra thuật toán Google Mobile nhằm kiểm tra mức độ tối ưu trang web trên giao diện mobile. Trang web nào có giao diện mobile kém, mang đến trải nghiệm kém cho người dùng di động sẽ ngay lập tức bị Algorithm này phát giác và bị đẩy xuống phía dưới trang tìm kiếm.
Google Pirate Algorithm
Một thuật toán đặc biệt giúp Google theo dõi và xử lý các trang web bị khiếu nại, cụ thể là các trang web bị báo cáo là copy nội dung, ăn cắp bản quyền nội dung.
Google Pirate sẽ trừng phạt trang web vi phạm rất nặng nề bằng cách tước thứ hạng hiển thị, thậm chí xóa sổ toàn bộ trang web trên không gian mạng. Do vậy, nếu bạn phát hiện bất kỳ website nào xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hãy đăng ký DMCA để yêu cầu gỡ xuống.
Tạm kết
Như vậy là bạn đã biết Algorithm là gì? Và có những Algorithm tiêu biểu nào trong SEO rồi đúng không? Có thể thấy rằng, bằng việc không ngừng đưa ra các thuật toán mới, Google ngầm khẳng định sự khắt khe của mình trong việc kiểm định nội dung các trang web đăng tải trên nền tảng của mình. Gã khổng lồ không chấp nhận bất kỳ hành vi nào vi phạm đến chính sách của mình và sẽ thẳng tay trừng trị những ai vi phạm. Vì vậy, hãy luôn tuân thủ chính sách Google để xây dựng nền tảng SEO bền vững cho trang web của mình!
Giải pháp để tăng chuyển đổi và phù hợp với các thuật toán Google: