[ Bật mí ] #15 bước hướng dẫn SEO web WordPress từ A -Z
WordPress là một nền tảng tuyệt vời để thực hành SEO cho người mới bắt đầu. Nếu bạn đang sở hữu một website WordPress và đang tự mày mò cách SEO web WordPress thì bài viết sau là một tài liệu tốt dành cho bạn.
Nội dung chính
Lựa chọn Hosting chất lượng
Hosting ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng website và hiệu quả SEO. Những người lần đầu xây dựng web rất dễ mắc sai lầm khi ham rẻ, chọn hosting kém chất lượng. Điều này dẫn đến tình trạng web thường xuyên bị sập, tốc độ tải trang chậm chạp ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Không những thế, hosting kém chất lượng sẽ không đảm bảo được tính bảo mật cho website. Do đó, nền tảng đầu tiên để có một trong web chuẩn SEO là trang bị một hosting chất lượng của một đơn vị cung cấp hosting uy tín.
Đặt tên miền gắn với thương hiệu
Đặt tên miền (Domain) giống như việc đặt tên cho một đứa con. Nó nắm giữ vai trò quan trọng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Website sở hữu tên miền chuẩn SEO có cơ hội lọt top cao hơn các website có tên miền ngẫu nhiên, không chủ đích. Tuy nhiên, rất nhiều người không thực sự nghiêm túc cân nhắc việc lựa chọn tên miền như thế nào cho thật chuẩn. Dẫn đến sau một thời gian hoạt động mới tìm cách thay đổi tên miền.
Mặc dù việc thay đổi tên miền khá đơn giản. Tuy nhiên lúc này, tất cả nội dung bạn xây dựng bấy lâu sẽ đột nhiên bị thay đổi đường dẫn. Điều này gây mất điểm SEO nghiêm trọng. Đó là lý do tại sao bạn nên suy nghĩ và tìm ra một tên miền chuẩn SEO ngay từ những bước đầu làm website. Tên miền chuẩn SEO cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Tên miền cần chứa từ khóa chính, liên quan trực tiếp đến sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang kinh doanh.
- Tên miền gắn liền với tên thương hiệu.
- Tên miền được đăng ký thời hạn lâu dài (tối thiểu là trên 1 năm).
Ưu tiên sử dụng tên miền quốc gia (có đuôi là .vn). Đồng thời nên sử dụng các tên miền có tuổi để tăng độ uy tín cho website.
Chứng chỉ SSL
SSL hiển thị dưới dạng ký hiệu ổ khóa màu xanh cùng giao thức https://yourdomain.com/ ở đầu tên miền trang web. Đây là một chứng chỉ để bạn chứng minh với Google rằng website của mình an toàn với khách truy cập.
Trang web không được cài đặt chứng chỉ SSL khi truy cập sẽ hiển thị là “Không bảo mật”. Điều này khiến website bị người dùng cảnh giác, đồng thời Google cũng đánh giá thấp dẫn đến giảm điểm SEO của bạn.
Thông thường khi bạn sử dụng WordPress, những nhà cung cấp hosting chất lượng đã tích hợp sẵn SSL miễn phí. Chỉ cần một vài cú click chuột đơn giản là có thể kích hoạt được tính năng này. Trường hợp SSL chưa được tích hợp sẵn khi mua hosting, bạn có thể mua chứng chỉ SSL của một nhà cung cấp uy tín với mức giá trung bình là 9$/năm.
Kiểm tra hiển thị website trên công cụ tìm kiếm
Thông thường, WordPress mặc định cho phép thu thập nội dung trên web. Tuy nhiên để chắc chắn xem tính năng này đã được kích hoạt hay chưa, hãy kiểm tra lại nó bằng thao tác sau:
Click vào mục Settings > Reading. Tại mục Search Engine Visibility, nếu có dấu tick hãy bỏ nó đi và nhấn Save để lưu lại.
Cấu trúc URL thân thiện với SEO
URL chuẩn SEO cần đảm bảo chứa từ khóa chính và đề cập một cách ngắn gọn, rõ ràng nội dung chính được nói đến trong bài.
Ví dụ:
- Đây là URL chuẩn SEO: https://seoplus.com.vn/seo-tu-khoa/
- Và đây là URL không chuẩn SEO: https://seoplus.com.vn/p=45617548
Người dùng kỹ tính và nhạy bén sẽ không click vào các đường dẫn có định dạng không chuẩn SEO. Đồng thời, Google cũng không bao giờ xếp hạng các bài viết này ở top đầu.
Với nền tảng wordpress, khi đăng bài, hệ thống thường mặc định chọn tiêu đề bài viết làm URL. Trường hợp website của bạn chưa được kích hoạt tính năng này thì đây là cách cài đặt:
Chọn Settings > Permalinks > tick chọn PostName để hệ thống lấy tên bài viết làm đường dẫn.
Cài đặt plugin hỗ trợ SEO
Có rất nhiều plugin giúp SEO Web WordPress dễ dàng hơn. Tuy nhiên, với WordPress thì Yoast SEO là plugin đắc lực nhất so với nhiều cái tên khác.
Yoast SEO tích hợp toàn diện các yếu tố SEO Onpage quan trọng. Trong quá trình tối ưu các bài viết, plugin này sẽ đề xuất những yếu tố cần cải thiện trên trang. Từ đó SEOer sẽ biết được những gì cần làm để tối ưu cho tốt. Nếu không có nó sẽ rất khó để bạn nhận biết đâu là những công việc mình nên làm để tối ưu nội dung trên web.
Tùy chỉnh Title tag, URL & Meta Description
Title tag, URL và Meta Description là những yếu tố quan trọng trong tối ưu Onpage. Theo chế độ mặc định, WordPress sẽ lấy các phần có sẵn trong bài viết để điền vào các yếu tố này. Cụ thể:
- Tên bài viết được mặc định làm Title tag.
- Tên bài viết được mặc định hiển thị trong URL bài viết, có cấu trúc như thiết lập Permalink.
- Đoạn mở bài được chọn làm Meta Description.
Nếu để mặc định, chắc chắn bài viết sẽ không thể chuẩn SEO. Do đó, bước tiếp theo để SEO website WordPress là tùy chỉnh Title tag, URL và Description bằng Yoast SEO. Plugin này hỗ trợ khu vực chỉnh sửa các thẻ trên ở ngay phần phía cuối bài viết. Bạn chỉ cần nhập Title tag, đường dẫn và Meta Description phù hợp. Yêu cầu tối ưu chuẩn SEO như sau:
- Thẻ title là duy nhất và giới hạn trong khoảng 55-60 ký tự.
- URL cần ngắn gọn và có chứa từ khóa chính.
- Meta Description cần bao quát được nội dung của toàn bài. Diễn đạt mạch lạc, trọng tâm. Nội dung hấp dẫn, gợi được sự tò mò và cần có chứa từ khóa chính (càng gần đầu đoạn càng tốt).
Các yếu tố này là chuẩn SEO khi thang chấm điểm của WordPress hiển thị màu xanh lá.
Chia nội nhỏ nội dung qua các thẻ Heading
Điều này cần được thực hiện ngay trong quá trình sáng tạo nội dung cho website. Việc chia nhỏ nội dung giúp bố cục bài viết rõ ràng, rành mạch, người đọc dễ dàng nắm bắt được các ý chính của bài viết. Trong WordPress, phần này liên quan đến tính dễ đọc và trải nghiệm người dùng.
Chẳng ai muốn đọc một văn bản toàn chữ là chữ, vì vậy hãy tóm lược các đoạn nội dung ngắn bằng các thẻ H (thẻ Heading). Các thẻ H được phân làm 6 cấp độ từ H1 – H6. Thông thường một bài viết chuẩn SEO sẽ bao gồm các H2 và H3. Bài phân tích sâu hơn sẽ có thêm các H4. Để thang đánh giá của WordPress hiển thị màu xanh lá, bạn cần chia nhỏ nội dung thành các đoạn dưới 300 chữ.
Tích hợp bình luận
Các bình luận bên dưới mỗi bài viết cũng ảnh hưởng đến thứ hạng website. Google sẽ đánh giá cao những bài viết có nhiều bình luận. Điều đó thể hiện nội dung đó được nhiều người quan tâm và bàn tán về nó.
Tuy nhiên, việc tích hợp bình luận trên website khá nhạy cảm. Các đối thủ có thể chơi xấu bạn bằng các spam, bình luận chứa liên kết độc hại. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể cài đặt một số plugin chống spam miễn phí hoặc bật tính năng kiểm duyệt trước khi cho phép hiển thị bình luận của khách.
Tích hợp tính năng chia sẻ
Tính năng chia sẻ là cách tuyệt vời để tăng khả năng tiếp cận, thu hút traffic cho trang web từ các nền tảng mạng xã hội.
Một số plugin hỗ trợ tính năng chia sẻ trên WordPress phổ biến bạn có thể tham khảo cài đặt như: Social Snap, Easy Social Share Buttons, Social Pug.
Xây dựng liên kết nội bộ (Internal Link)
Hệ thống Internal Link là mắt xích quan trọng giữa các bài viết. Nó dẫn người đọc đi từ bài viết này đến bài viết khác trên trang. Giúp người dùng khám phá một cách logic toàn bộ nội dung hữu ích trên website.
Việc chèn liên kết nội bộ trong WordPress rất đơn giản. Bạn chỉ cần bôi đen những từ muốn chèn liên kết, sau đó chọn vào biểu tượng liên kết trên thanh công cụ và dán đường dẫn liên kết vào ô trống.
Sử dụng chính xác thuộc tính Dofollow và Nofollow
Trong nhiều trường hợp, chúng ta cần chèn một số link trỏ đến website khác vào bài viết để thêm dẫn chứng và tăng sức thuyết phục cho thông tin. Tuy nhiên, điều này sẽ đồng nghĩa với việc bạn đang chia điểm SEO cho một trang web khác. Và thật bất công khi những nội dung có giá trị ít lại nhận được một backlink tốt. Chính vì vậy, bạn cần sử dụng thuộc tính Dofollow và Nofollow để kiểm soát và ngăn chặn chia sẻ điểm SEO trên trang của bạn.
Cách thêm một thuộc tính Nofollow vào liên kết của bạn như sau:
Thêm vào HTML một đoạn mã có định dạng như sau:
<a href=”https://seoplus.com.vn/dich-vu-seo/ “> Dịch vụ SEO </a>
Trường hợp không muốn chia sẻ điểm SEO nó sẽ có dạng:
<a href=”https://seoplus.com.vn/dich-vu-seo/” rel=”nofollow”> Dịch vụ SEO </a>
Kết nối với Google Search Console
Google Search Console là phần mềm hỗ trợ các nhà quản trị web trong việc SEO cho WordPress. Khi kết nối với Google Search Console, bạn có thể nhận biết được các lỗi thu thập nội dung trên trang web, sau đó có giải pháp khắc phục kịp thời. Việc kết nối với Google Search Console rất được hỗ trợ trên nền tảng WordPress.
Tối ưu khả năng hiển thị trên thiết bị di động
Khi thói quen sử dụng điện thoại di động lên ngôi, website không còn là nền tảng chỉ dành riêng cho máy tính nữa. Vì vậy, khi SEO website WordPress không thể bỏ qua bước tối ưu giao diện trên các thiết bị di động. Bước này gọi là Responsive Design.
Vậy làm thế nào để sở hữu Responsive Design trên website?
Trước tiên, hãy dùng công cụ kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động của Google TẠI ĐÂY. Tham khảo các theme WordPress chuẩn SEO để áp dụng vào trang web của mình. Sau đó nhờ đến sự hỗ trợ của đội ngũ code web để tăng khả năng thân thiện của website trên mọi thiết bị truy cập.
Tăng tốc độ tải trang
Bạn đã bao giờ click vào một trong web và thoát ra ngay lập tức sau đó vì trang web load quá lâu chưa? Tốc độ tải trang ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm người dùng. Cũng như là yếu tố quan trọng để tăng xếp hạng trang.
Bạn có thể kiểm tra tốc độ trang của mình bằng cách nhập URL website vào Page Speed Insight của Google. Nếu kết quả quá tệ, bạn cần cải thiện tốc độ tải trang ngay bằng cách cài đặt một plugin bộ nhớ Cache hoặc plugin tăng tốc cho WordPress như W3 Total Cache, WP Super Cache, WP-Rocket… Các công cụ này tích hợp nhiều công nghệ giúp website tải nhanh hơn bình thường gấp nhiều lần.
Tuy nhiên, cách lâu dài và chính thống nhất để website luôn tải nhanh và chạy mượt mà đó là cần tối ưu chuẩn SEO tất cả các yếu tố trên trang. Trong đó một phần quan trọng là tối ưu hình ảnh. Hình ảnh nặng hơn văn bản rất nhiều. Do đó trước khi tải lên, tất cả các ảnh cần được đồng bộ kích thước và giảm dung lượng hợp lý.
- Kích thước tối ưu hình ảnh chuẩn SEO: 600x400px hoặc 800x450px.
- Dung lượng tối ưu nằm trong khoảng 70 kb – 200kb/ảnh
Một số plugin hỗ trợ nén hình ảnh tối ưu bạn có thể tham khảo là: Shortpixel, Smush Image Compression and Optimization…
Tạm kết:
Trên đây là 15 bước hướng dẫn SEO WordPress cho người mới bắt đầu. Bạn có thể sẽ choáng ngợp vì có quá nhiều kỹ thuật SEO được chia sẻ. Tuy nhiên, trên đây chỉ là những bước cơ bản nhất. Còn rất nhiều kỹ thuật SEO mở rộng khác đòi hỏi bạn phải đầu tư thời gian nghiên cứu và thực hành. Theo dõi website SEO Plus hoặc liên hệ với chúng tôi để học hỏi nhiều kiến thức SEO bổ ích!
Địa chỉ liên hệ:
- Hotline: 0868 913 668
- Email: info@gco.vn
- Địa chỉ: Tầng 8 tòa nhà Ford, 313 Trường Chinh, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm dịch vụ tại SEOPLUS: