SEOer là gì? Công việc mỗi ngày của SEOer chuyên nghiệp
Hiện nay, khi Digital Marketing ngày càng phát triển, nghề SEO cũng thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Vậy SEO trong marketing là gì và công việc của các SEOer là gì? SEO PLUS sẽ đem đến cho các bạn cái nhìn tổng quan nhất về nghề SEO cũng như việc học làm SEO như thế nào nhé!
Nội dung chính
SEOer là gì?
SEO – Search Engine Optimization nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là tập hợp những phương pháp tối ưu để website của bạn có được thứ hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm. SEOer chính là những người làm công việc này với mục đích giúp trang web nâng cao mức độ hiển thị khi người dùng tìm kiếm những từ khóa liên quan.
Cùng với sự nổi lên của Marketing online, nghề SEO hiện nay cũng rất phát triển tại Việt Nam. Lợi ích lớn nhất của việc làm SEO là giúp tăng traffic website, nâng cao khả năng lọt top tìm kiếm từ đó gia tăng hiệu quả bán hàng. Và để có thể đạt được điều này thì SEOer cần làm những công việc gì?
Công việc hàng ngày của SEOer
1. Nghiên cứu về lĩnh vực, ngành nghề, thị trường chuẩn bị làm SEO
Xây dựng kiến thức nền tảng luôn rất quan trọng trong mỗi công việc, vì vậy mà luôn cần phải trang bị đầy đủ kiến thức để đưa ra các bước đi đúng đắn nhất. Trước khi làm SEO, bạn cần hiểu về ngành nghề mình hướng tới để xác định nội dung mình định viết. Từ đây mới có thể nhận biết được tâm lý, nhu cầu của khách hàng để tiến hành chiến dịch SEO thành công.
2. Phân tích chi tiết những đối thủ cạnh tranh hàng đầu
Sản phẩm, dịch vụ có càng nhiều doanh nghiệp kinh doanh thì mức độ cạnh tranh càng cao. Do đó, trong một chiến dịch SEO thì việc phân tích đối thủ là rất cần thiết. Biết được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ là gì, ước tính vị trí của mình trên thị trường sẽ giúp SEOer đưa ra các chiến thuật đúng đắn, sáng suốt nhất. Những việc cần làm khi phân tích đối thủ cạnh tranh là: phân tích trang web, từ khóa, nội dung, backlink,…
3. Lập kế hoạch SEO và xây dựng bộ từ khóa
Sau khi đã thực hiện xong hai bước trên thì bước tiếp theo bạn cần vạch ra một chiến lược hoàn chỉnh. Một kế hoạch chi tiết sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm khi triển khai dự án. Từ những thông tin về đối thủ đã được phân tích ở trên và tình trạng của mình hiện tại, bạn có thể tận dụng điểm yếu của đối thủ và phát huy điểm mạnh của mình để phát triển dự án SEO hiệu quả hơn.
Với kiến thức về hoạt động tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, hiểu nhu cầu khách hàng, bạn sẽ chọn ra một danh sách từ khóa quan trọng và phổ biến rồi phân nhóm chúng hợp lý để tiến hành giai đoạn tiếp theo.
4. Tối ưu cấu trúc trang web chuẩn SEO
Thiết kế web chuẩn SEO về mặt giao diện là thứ đầu tiên mà khách hàng nhìn vào khi truy cập, ảnh hưởng đến cách tương tác, quyết định phần lớn khách hàng có muốn ở lại trang web của bạn hay không. Website cần được thiết kế tối ưu hóa sao cho vừa đáp ứng thẩm mỹ thu hút người dùng vừa thân thiện với các công cụ tìm kiếm để dễ dàng leo top.
5. Sáng tạo nội dung chất lượng, hấp dẫn
Nội dung thu hút, đem lại thông tin giá trị cho người đọc là yếu tố then chốt giúp website được đánh giá cao, thu về lượng traffic khủng. Tạo ra content SEO chất lượng là bước mang tính nền móng trước khi SEOer sử dụng các yếu tố khác để đẩy top. Bộ máy của Google ngày càng thông minh nên ngoài các yếu tố viết bài chuẩn SEO thì nội dung không nên chèn quá nhiều từ khóa và phải viết thật tự nhiên, dễ hiểu cho người đọc.
Cần trả lời những câu hỏi sau trong quá trình viết nội dung:
- Một ngày cần viết bao nhiêu bài?
- Viết về nội dung gì?
- Thời gian đăng bài là khi nào?
- Làm như thế nào để lên top?
6. Tạo dựng hệ thống backlink
Xây dựng backlink chất lượng là công việc tối ưu bên ngoài website hay còn gọi là SEO Offpage nhằm mục đích giúp website đạt thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm. Việc xây dựng backlink sẽ cần một kế hoạch cụ thể và tỉ mỉ để tránh bị Google đánh dấu là spam. Một số nguồn backlink mà bạn có thể khai thác như: Backlink báo, Edu/Gov, Mạng xã hội, Forum, Blog comment,…
7. Theo dõi, kiểm tra sự phát triển của website để khắc phục nếu cần
SEOer cần kiểm tra hàng ngày thứ hạng của từ khóa để có kế hoạch điều chỉnh chính xác nhất. Các công cụ tìm kiếm từ khóa hữu ích có thể sử dụng như: Google Analytics, Search Console, Ahrefs, Semrush, Majestic, Moz,…
Học SEO có khó không? Học như thế nào?
SEO có rất nhiều kiến thức và công cụ nên khi mới bắt đầu, bạn có thể cảm thấy khó khăn khi một lúc phải tiếp cận với quá nhiều thông tin. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu từng bước về những kiến thức về SEO và tạo dựng một lộ trình học vững chắc để có kết quả tốt nhất.
Lộ trình học để trở thành một SEOer:
- Hiểu khái niệm SEO và SEM và vai trò của SEO
- Các thuật ngữ SEO cần biết
- Cách viết bài chuẩn SEO
- Tìm hiểu về các quy trình SEO
- Nghiên cứu từ khóa và cách xây dựng bộ từ khóa
- Tìm hiểu các công cụ hỗ trợ SEO và cách đo lường hiệu suất của SEO.
Học SEO ở đâu?
Tự học qua internet
Cách học này có ưu điểm là bạn có thể chủ động thời gian học, nguồn tài liệu khổng lồ, không tốn kém chi phí. Bạn có thể vào các hội nhóm về SEO trên mạng xã hội để học hỏi từ những người có kinh nghiệm. Tuy nhiên với phương pháp tự học cũng có nhược điểm là bạn sẽ khó khăn trong việc chọn lựa nguồn thông tin đúng, chuẩn xác.
Tham gia các khóa học online
Tham gia khóa học online, bạn sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức chuyên sâu từ những chuyên gia, có thể chủ động thời gian và tiết kiệm. Tuy nhiên, bạn nên chọn những khóa học từ nguồn uy tín để có được hiệu quả tốt nhất.
Học qua trung tâm
Tham gia học tại trung tâm SEO offline sẽ giúp cho bạn có được hệ thống kiến thức vững chắc, được thực hành, việc học SEO cũng có được hiệu quả hơn. Nhưng chất lượng của các trung tâm cũng rất khó kiểm chứng.
Làm thực tập sinh
Đây là cách nhanh nhất và tốt nhất để bạn vừa có thể học những thuật ngữ SEO, kiến thức SEO từ cơ bản đến nâng cao, vừa được thực hành tích lũy kinh nghiệm.
Tạm kết:
Với những thông tin chi tiết mà SEO PLUS đã chia sẻ, chắc hẳn bạn đã hình dung được công việc của một SEOer như thế nào. Là một đơn vị gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực Digital Marketing, SEO PLUS không chỉ đem đến những kiến thức SEO bổ ích mà còn cả dịch vụ SEO chất lượng cho doanh nghiệp bạn. Khách hàng có thể liên hệ với SEO PLUS qua tổng đài (024)7 309 8885 để được tư vấn về quy trình SEO và nhận báo giá SEO ngay!
Có thể bạn quan tâm: