Hướng dẫn tự học SEO cho người mới bắt đầu 

10

Tự học seo không hề khó khăn như bạn nghĩ? Vậy SEO là gì? Làm thế nào để tự học được SEO? Tham khảo bài viết dưới đây, SEO PLUS sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin cơ bản về cách tự học SEO cho người mới tại nhà nhé!

Bạn đang muốn tự học seo nhưng lại không biết chi phí, thời gian và tài liệu như thế nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết các bước tự học seo cho người mới bắt đầu ngay tại nhà!

SEO là gì? 

SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization. SEO thực chất là một quá trình tối ưu trang web của bạn giúp các công cụ tìm kiếm có thể hiểu nội dung trên trang và xếp hạng trang trong kết quả của các trang tìm kiếm dựa theo từ khóa mục tiêu. 

Khi xây dựng nội dung trang web, các bạn cần xác định những từ khóa chính mà trang cần hướng đến. Và những từ khóa này sẽ được người dùng tìm kiếm nội dung do các bạn cùng cấp. Nếu trang web của bạn cung cấp được nhiều nội dung giá trị thì trang của bạn sẽ có cơ hội xếp hạng cao trong trang kết quả tìm kiếm. 

Theo thống kê cho thấy hiện nay số lượng người sử dụng internet đang ngày một tăng lên. Có đến hơn 80% dân số thường sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google để tìm kiếm những thông tin họ cần. Do đó, các công ty và doanh nghiệp không nên bỏ qua mảnh đất màu mỡ này bằng cách tự học SEO website từ ngay hôm nay. Sau khi lên TOP Google, sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ có cơ hội đến gần hơn với khách hàng trên mạng internet. 

Tự học seo

Tự học SEO mất bao lâu?

Trên thực tế, thời gian để bạn có thể học thành thạo các kỹ thuật SEO phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: khả năng của bản thân, sự chăm chỉ, ham học hỏi, ngân sách đầu tư…Với những người có ngân sách hạn chế thường lựa chọn tự học SEO qua các trang học trực tuyến miễn phí. Nhưng những trang này có hạn chế là định hướng không rõ ràng, nguồn tham khảo không đáng tin cậy, thời gian học hỏi bị chậm lại. 

Nếu bạn có ngân sách nên đầu tư một khóa học SEO chuyên nghiệp. Với định hướng rõ ràng, giáo trình bài bản, kiến thức chuyên môn cao sẽ giúp cho quá trình học của bạn được rút ngắn đáng kể. Học SEO cũng yêu cầu bạn dành nhiều thời gian để tự học nên nếu bạn càng dành nhiều thời gian nghiên cứu và trau dồi kiến thức thì sẽ nhanh thành thạo SEO hơn.

Cần chuẩn bị những gì để tự học SEO tại nhà

Tự học SEO tại nhà không khó nhưng đòi hỏi bạn phải có sự kiên trì, ham học hỏi. Dưới đây là những điều bạn cần chuẩn bị để có thể tự học SEO tại nhà: 

Những kỹ năng cần chuẩn bị khi tự học SEO tại nhà 

  • Sự tích cực để sẵn sàng tiếp nhận một khối lượng kiến thức đồ sộ. 
  • Niềm đam mê đối với SEO để có thể bắt đầu tìm hiểu những kiến thức khó nhằn. 
  • Dành thêm nhiều thời gian để đọc tài liệu, tự thực hành để rút ra kinh nghiệm. 
  • Sự tập trung để bắt tay vào nghiên cứu và tìm hiểu kỹ thuật SEO hiện đại. 
  • Sẵn sàng dành hàng giờ liền để có thể tự học trực tuyến, học trực tiếp và làm theo các hướng dẫn thực hành SEO để từ đó rút ra kinh nghiệm tự SEO. 
  • Bạn cần có sự khao khát cập nhật kiến thức không ngừng, sẵn sàng tiếp nhận cái mới để cải thiện kỹ năng SEO mỗi ngày tốt hơn. 

Chi phí học SEO

Chi phí tự học SEO là bao nhiêu 

Mặc dù tự học SEO, các bạn hoàn hoàn có thể học từ các nền tảng miễn phí trên internet. Nhưng bạn cũng nên đầu tư một khoản chi phí nhất định cho những tài nguyên quan trọng để thực hành tất cả những điều vừa học được. Cụ thể, các bạn nên dành một khoản ngân sách để mua và duy trì tên miền của một website để bắt đầu học SEO. 

Mức giá duy trì của một tên miền tối thiểu là 29.000 VNĐ trong 1 năm đầu và Hosting WordPress với mức giá dượi 69.000 VNĐ 1 tháng, Bên cạnh đó, các bạn cũng phải trả thêm tiền cho dịch vụ lưu trữ trang web của mình. 

Quy trình học seo cơ bản trong 10 ngày

Nếu bạn đang băn khoăn không biết học SEO bắt đầu từ đâu? Dưới đây SEO PLUS sẽ hướng dẫn các bạn quy trình học SEO cơ bản chỉ trong 10 ngày:

 Giai đoạn 1: SEO và các khái niệm trong SEO 

Giai đoạn này rất quan trọng nếu bạn chỉ đọc các bài viết trên mạng sẽ không giờ là đủ. Vì kiến thức SEO cơ bản chính là nền tảng và kim chỉ nam để giúp bạn không bị lạc trong vô vàng các kiến thức về SEO được viết trôi nổi trên mạng hiện nay. Dưới đây là những kiến thức cơ bản mà người học SEO cần nắm được: 

Quy trình làm seo

Giai đoạn 2: Quy trình làm SEO 

Các bạn cần nắm được quy trình làm SEO tổng thể bao gồm 6 bước cơ bản như sau: 

Bước 1: Xây dựng cấu trúc website 

  • Lên sơ đồ thông tin, sitemap cho website. Lưu ý tổ chức nội dung thông tin rõ ràng và thân thiện với người dùng cũng như công cụ tìm kiếm. 
  • Đưa ra cấu trúc URL thân thiện cho website. 
  • Nên tạo điều hướng tốt nhất cho website bằng cách điều hướng bất kỳ bài viết từ trang chủ đến trang cần đọc không quá 3 lần click. 

Bước 2: Nghiên cứu và xác định từ khóa chính cho website 

  • Các bạn sử dụng công cụ tìm kiếm, nghiên cứu và phân tích chọn từ khóa phù hợp nhất từ website. 
  • Phân tích từ khóa từ đối thủ cạnh tranh sau đó lựa chọn từ khóa chính và từ khóa phụ cho website cần SEO. 

Bước 3: Xây dựng nội dung website

  • Căn cứ vào từ khóa chính xây dựng những nội dung có giá trị cung cấp đến độc giả và làm thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của họ. 
  • Viết những nội dung có khả năng lan tỏa trên các trang mạng xã hội

Bước 4: Thực hiện các kỹ thuật Tối ưu Onpage trên trang 

  • Tối ưu từ khóa mục tiêu trên trang. 
  • Tối ưu bộ thẻ H quan trọng. 
  • Tối ưu hóa nội dung sao cho dễ đọc, dễ xem. 
  • Xây dựng các liên kết nội bộ dựa theo ngữ cảnh. 
  • Tối ưu hình ảnh SEO. 

Bước 5: Xây dựng hệ thống liên kết Internal Link và Backlink 

  • Việc xây dựng backlink sẽ được dẫn trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Linkedin, Pinterest, Youtube…
  • Phát triển các nguồn backlink tin cậy có liên quan đến nội dung của trang. 

Bước 6: Phân tích và đo lường kết quả SEO website 

  • Sử dụng các công cụ thống kê để đo lường hiệu quả của dự án SEO website. 
  • Điều chỉnh những điểm chưa tốt. Tập trung cải thiện số lượt xem trang, thời gian truy cập, tỷ lệ Bounce rate…
  • Tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm cho người dùng giúp họ tương tác dễ dàng hơn trên trang. 

Tái cấu trúc web chuẩn SEO

Giai đoạn 3: Xây dựng và tái cấu trúc website

Để xây dựng và tái cấu trúc lại website, các bạn cần thực hiện theo những bước sau đây: 

Bước 1: Phân tích và xây dựng cấu trúc website 

Một website có cấu trúc tốt sẽ có cơ hội xếp hạng cao hơn trên trang công cụ tìm kiếm và đem lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Chưa kể, website có cấu trúc chặt chẽ và hợp lý sẽ giúp cho các con bọ của trang công cụ tìm kiếm có thể lập chỉ mục cho website tốt hơn. 

Bước 2: Tổ chức lại content theo mô hình Topic Cluster 

Khi các bạn tổ chức lại content theo mô hình Topic Cluster cần triển khai các bài viết sâu và rộng hơn tập trung vào ý định tìm kiếm của người dùng. Từ đó sẽ giúp cho bạn dù cùng viết 1 chủ đề nhưng cũng được đánh giá cao hơn trên công cụ tìm kiếm. 

Bước 3: Thiết kế lại giao diện sử dụng 

Các bạn nên thiết kế lại giao diện theo hướng trải nghiệm của người dùng. Nên đặt nhu cầu trải nghiệm của khách hàng lên hàng đầu. Hãy thảo luận với đơn vị thiết kế website để tối ưu hóa cấu trúc website sao cho website dễ dàng thao tác, sử dụng và điều hướng nhất. 

Bước 4: Cải thiện các vấn đề liên quan đến website 

  • Đánh chỉ mục cho các trang index trên Google. 
  • Tăng cường tốc độ tải trang và cả hiệu năng của hệ thống. 
  • Cấu trúc lại website với các từ khóa mục tiêu, điều hướng dễ dàng. 
  • Đảm bảo trang web thân thiện với Google. 
  • Tối ưu các thẻ H, mỗi trang nên có một từ khóa chính. 
  • Thiết lập tài khoản Google Analytics, Google Console cho website của bạn. 
  • Xây dựng liên kết với những website có tầm ảnh hưởng. 
  • Tối ưu các thẻ mô tả. 

Tiêu chí xếp hạng của google

Giai đoạn 4: Thuật toán và các tiêu chí xếp hạng của Google

Tìm hiểu về các thuật toán xếp hạng của Google

Các tiêu chí xếp hạng quan trọng trên Google 

  • URL ngắn gọn, rõ ràng 
  • Từ khóa chính 
  • Thẻ meta 
  • Chất lượng nội dung của trang 
  • Tốc độ tải trang 
  • Liên kết ngoài – External link 
  • Liên kết nội bộ – Internal Link 
  • Mạng xã hội 
  • Các công cụ hỗ trợ – SEO Tools. 

Phát triển SEO content

Giai đoạn 5: Phát triển SEO content

  • Nội dung phải mới, thường xuyên được cập nhật và mang lại giá trị cho độc giả. 
  • Xây dựng cấu trúc bài viết theo dạng kim tự tháp ngược. 
  • Tham khảo kỹ thuật viết bài chuẩn SEO
  • Kết hợp giữa 2 yếu tố SEO và Content để cho ra bài viết chất lượng đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của độc giả. 
  • Trình bày content hấp dẫn hơn, chèn thêm ảnh và video cho bài viết thêm sinh động. 

Giai đoạn 6: Phân tích từ khóa

Nghiên cứu và phân tích từ khóa chính là một phần hết sức quan trọng trong quá trình tự học SEO cho người mới bắt đầu. Đây là công cụ cơ bản nhất nhưng có khả năng quyết định sự thành công của một chiến dịch SEO. Để có thể xếp hạng từ khóa cao các bạn cần thực hiện: 

Bước 1: Sử dụng công cụ phân tích từ khóa 

Bước 2: Xác định mức độ cạnh tranh và độ khó từ khóa cần SEO 

  • Xác định chủ đề và lĩnh vực cần phân tích từ khóa. 
  • Xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu. 

Bước 3: Xây dựng chiến lược lựa chọn từ khóa 

  • Xác định từ khóa mục tiêu cho trang. 
  • Ưu tiên chọn từ khóa có đuôi dài cạnh tranh hơn. 
  • Lựa chọn từ khóa có độ khó phù hợp với mức độ uy tín của trang, 
  • Thực hiện seo cả 3 mức độ từ khóa từ: dễ, trung bình và khó. 

Bước 4: Xây dựng chủ đề cho website từ từ khóa 

Các bạn có thể sử dụng những công cụ phân tích từ khóa để có thể xây dựng chủ đề cho website bằng cách: 

  • Xác định chủ đề liên quan từ khóa (topic, themes)
  • Xác định nhu cầu truy vấn của đối tượng mục tiêu
  • Xác định được từ khóa mục tiêu cần hướng đến từng trang. 
  • Nghiên cứu được từ khóa của đối thủ cạnh tranh, xác định độ khó và mức độ khó cạnh tranh của từ khóa. 

SEO onpage

Giai đoạn 7: SEO Onpage

Bước 1: Tiến hành các thẻ SEO quan trọng 

Bước 2: Tiến hành phân bổ từ khóa/vị trí đặt từ khóa 

  • Từ khóa đặt ở thẻ Title đầu trang 
  • Từ khóa xuất hiện ở thẻ Description 
  • Từ khóa xuất hiện trong thẻ H1, H2, H3. 
  • Từ khóa xuất hiện trong URL 
  • Từ khóa xuất hiện trên tên ảnh và thẻ alt. 
  • Từ khóa xuất hiện trong liên kết nội bộ theo ngữ cảnh, liên kết ra bên ngoài…

Bước 3: Phân bổ mật độ từ khóa cho phù hợp 

  • Mật độ từ khóa hợp lý trong khoảng 0,5 – 2%. 
  • Trình bày nội dung cho hấp dẫn dễ dàng tiếp cận nội dung của bạn. 

SEO offpage

Giai đoạn 8: SEO Off Page

Bước 1: Xây dựng hệ thống các liên kết nội bộ 

  • Sử dụng từ khóa trong Anchor Text 
  • Thiết lập cấu trúc điều hướng phù hợp với nội dung của trang. 
  • Xây dựng các tầng liên kết, liên kết Hub Content. 
  • Xây dựng liên kết đến các trang uy tín có chỉ số PA cao. 
  • Sử dụng số lượng liên kết hợp lý trên từng trang, từng bài viết. 

Bước 2: Xây dựng hệ thống backlink 

  • Áp dụng kỹ thuật xây dựng backlink theo tầng kim tự tháp – Link Pyramid. 
  • Đặt backlink từ các trang tin cậy như .EDU, .GOV. 
  • Xây dựng hệ thống các link Follow và Nofollow. 
  • Xây dựng hồ sơ backlink tốt cho trang. 
  • Xây dựng liên kết từ nguồn tin cậy. 
  • Tạo nội dung mà người dùng yêu thích sau đó dẫn link đến. 
  • Xây dựng mối quan hệ tốt đến các website khác cùng chủ đề để đặt liên kết chéo. 

Công cụ làm seo

Giai đoạn 9: Các công cụ SEO

Ở giai đoạn này, các bạn bắt đầu học cách sử dụng các công cụ hỗ trợ quá trình SEO website như: 

  • SEO Quake được dùng để check các yếu tố SEO Onpage. 
  • Mozbar được dùng để check Seo Onpage
  • Google Analytics dùng để thống kê lưu lượng truy cập. 
  • Google Webmaster Tool sẽ dùng để theo dõi hoạt động của website tương tác với Google. 
  • Google Adwords được dùng để phân tích từ khóa. 
  • Ahref dùng để quản lý hồ sơ các backlink. 
  • Check Mobile Friendly được sử dụng để kiểm tra độ thân thiện của website với các thiết bị di động. 

Giai đoạn 10: Theo dõi, đo lường và cải tiến

Ở giai đoạn này, các bạn cần phải nắm được những yếu tố để đo lường, theo dõi và cải tiến hoạt động SEO website: 

Các yếu tố quan trọng cần nắm trong thống kê và đo lường hiệu quả SEO 

  • Google Analytics được dùng để thống kê số lượng người truy cập. 
  • Visitor chính là số lượng khách truy cập hàng ngày, hàng tháng, hàng năm. 
  • Time onsite chính là thời gian khách ở lại trên mỗi trang. 
  • Page views chính là số phiên được xem. 
  • Search organic chính là số lượng người xem đến từ nguồn traffic tự nhiên qua Google. 
  • Bounce rate tỷ lệ thoát trang
  • Báo cáo tình hình hoạt động của backlink. 

Các yếu tố cần cải tiến trong chiến lược SEO 

  • Đảm bảo chất lượng content tốt nhất. 
  • Tối ưu việc điều hướng của các liên kết nội bộ. 
  • Điều hướng trang 404 
  • Cải thiện tốc độ tải trang. 
  • Nâng cao trải nghiệm của người dùng. 
  • Thiết kế giao diện tương thích với các thiết bị đặc biệt là smartphone. 
  • Sử dụng các Outbound link để giúp gia tăng uy tín cho trang với Google. 

Hướng dẫn tự học seo cơ bản

Các nguồn tìm tài liệu hướng dẫn học seo cơ bản

Hiện nay, các bạn có thể tự học SEO tại nhà một cách dễ dàng vì có rất nhiều tài liệu học SEO miễn phí. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số tài liệu SEO miễn phí từ các nguồn uy tín để bạn tham khảo:

  • Chuỗi các Video hướng dẫn học SEO cơ bản của Matt Diggity dành cho người mới bắt đầu trên YouTube. Thông qua các video này, các bạn có thể được dạy các kiến thức cơ bản về SEO ngay từ đầu, được thực hành nghiên cứu từ khóa, tối ưu hóa Onsite và xây dựng liên kết.
  • AHREFS cũng cung cấp khóa học về Blog cho doanh nghiệp: Các bạn có thể truy cập miễn phí vào 10 Video hướng dẫn của AHREFS về cách quản trị Blog cho doanh nghiệp. AHREFS hiện đang là một trong những công cụ SEO có trả phí tốt nhất hiện nay.
  • Bài viết hướng dẫn SEO 7 bước đơn giản cho người mới bắt đầu của AHREFS. Bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức SEO bổ ích cho những người mới bắt đầu học SEO. Họ sẽ đi giải thích SEO là gì và cách nó hoạt động như thế nào.
  •  Search Console Video Playlist Training miễn phí của Google Webmasters: Những Video Youtube rất quan trọng được sử dụng để đào tạo cho người mới bắt đầu về cách sử dụng Search Console. Thông qua đó sẽ phân tích và kỹ thuật SEO Tool giúp bạn có thể theo dõi tình trạng và hiệu suất trang Web.
  • Hướng dẫn cách sử dụng Google Analytics cho người mới bắt đầu của Google Analytics Academy: Tài liệu này do Google Analytics cung cấp. Đó là một hệ thống bao gồm Video hướng dẫn cách sử dụng công cụ miễn phí của Google Analytics hướng dẫn các bạn theo dõi hiệu suất tổng thể của các Website.

Tạm kết: 

Việc tự học SEO cho người mới bắt đầu không hề khó nhưng cần có định hướng rõ ràng để đảm bảo hiệu quả trong quá trình học. Nếu các bạn muốn học SEO chuyên nghiệp và bài bản. Hãy liên hệ ngay với SEO PLUS. Hiện nay, chúng tôi đang cung cấp rất nhiều khóa học SEO chuyên nghiệp cho những bạn có đam mê với lĩnh vực này! 

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x